Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhLàm rõ nguyên nhân, trách nhiệm về việc dự án trọng điểm...

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm về việc dự án trọng điểm chậm tiến độ


Thảo luận tại hội trường chiều nay, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cơ bản nhất trí với báo cáo của Đoàn giám sát và các ý kiến đại biểu về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”. Đại biểu cho rằng đây là Nghị quyết rất đúng đắn của Quốc hội đặt ra trong yêu cầu nhằm phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch Covid-19 với rất nhiều nội dung đi đúng trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những vấn đề mà xã hội và nền kinh tế đang cần.

đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên)
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên)

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành cũng đồng tình với các đại biểu cho rằng cần có những quy định về cơ chế đặc thù, chính sách đặc thù để giải quyết những vấn đề đặc thù trong tình huống đặc biệt.

Về các dự án đường cao tốc, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị cần phải có các nghiên cứu, báo cáo bổ sung như kiến nghị của Đoàn giám sát. Đồng thời cần làm rõ những nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cũng bày tỏ nhất trí với đánh giá của Đoàn giám sát chuyên đề và nhấn mạnh: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện giảm lãi suất tới 4 lần, giãn nợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đây là sự cố gắng của ngành ngân hàng cần được ghi nhận.

Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ) cho biết, đây là giải pháp rất quan trọng để giảm giá thành, hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phục hồi phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hiện từ đầu chương trình đến hết năm 2023 mới đạt được khoảng 3,05% quy mô chính sách. Có thể thấy chính sách này hầu như không đi vào cuộc sống, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra.

đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ)
Đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ)

Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến chính sách này không đi vào cuộc sống như Đoàn giám sát đã nêu, thực tiễn cho thấy, nguyên tắc thực hiện chính sách theo Nghị định 31 của Chính phủ chưa phù hợp, chưa rõ ràng. Hướng dẫn của các cơ quan chức năng cũng chưa đầy đủ, rõ ràng, nên nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khó khăn, cần được hỗ trợ nhưng điều kiện được hỗ trợ lãi suất 2% rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp có tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra, kiểm toán như Đoàn giám sát đã nêu, nên khi được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mặc dù đủ điều kiện cũng không đề nghị được hỗ trợ lãi suất. Do đó đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm khi đưa ra chính sách tương tự trong giai đoạn tiếp theo.

Đối với chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã 5 lần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao danh mục mức vốn, với mức tối đa theo nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, việc giao vốn của chương trình còn chậm, kết quả giải ngân vốn các dự án mới đạt 61% (đến hết tháng 1/2024) so với tổng vốn ngân sách trung ương được bố trí.

Theo đại biểu, việc chậm giải ngân vốn dẫn đến các dự án quan trọng chậm đưa vào sử dụng làm chậm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội. Bên cạnh nguyên nhân Đoàn giám sát nêu, nguyên nhân chính là ngay từ khâu lựa chọn dự án đưa vào chương trình đã không đảm bảo yêu cầu đặt ra là giải ngân trong 2 năm 2022 và 2023; hầu hết dự án đưa vào chương trình là dự án khởi công mới nên mất thêm thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư, dẫn đến giao vốn chậm và triển khai dự án chậm so với yêu cầu.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Đại biểu đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân để xảy ra tình trạng này. Để tránh lãng phí và bảo đảm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, đại biểu đề nghị bổ sung vào dự thảo nghị quyết hai nội dung: Thứ nhất, đối với trường hợp dự án đến nay chưa khởi công hoặc chưa giải ngân cần tạm dừng triển khai. Thứ hai, trường hợp có dự án phải giải ngân sang năm 2025, số vốn chuyển sang giải ngân trong 2025 cần được trừ tương ứng vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2026-2030 để đảm bảo công bằng giữa các địa phương.

Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) thì đề nghị sớm tìm ra giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư, sản xuất kinh doanh. Theo đại biểu, chính sách tài khóa hầu hết là các dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đã tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí của Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, với tính chất là dự án nhóm B thường được triển khai thực hiện trong 4 năm nhưng dự án, chương trình mang tính cấp bách bắt buộc triển khai trong 2 năm (2022, 2023) và không thuộc trường hợp được phép chỉ định thầu theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 43, mà vẫn phải tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu qua mạng. Các bước khác cũng theo quy trình thực hiện dự án thông thường nên quá trình tổ chức, triển khai gặp nhiều khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án.

Theo đại biểu Dương Văn Phước, chính sách đầu từ công và đầu tư phát triển chỉ giải ngân được 65,3% kế hoạch, tiến độ giải ngân nhiều dự án không đạt yêu cầu. Ngoài những nguyên nhân khách quan còn có trách nhiệm của một số Bộ, ngành Trung ương cũng như một số địa phương đã thiếu sự quyết liệt. Đại biểu đề nghị Quốc hội cần xem xét ban hành các cơ chế chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế, xã hội cũng như các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Chính phủ cần điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn cho thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường bất động sản.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/lam-ro-nguyen-nhan-trach-nhiem-ve-viec-du-an-trong-diem-cham-tien-do-152010.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại học Huế kiến nghị T.Ư sớm tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia. ...

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Ngày 10/8, làm việc với TP. Hồ Chí Minh về kết quả kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung thảo luận để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh, thực hiện mục tiêu Chính phủ đề...

Hoàn thành GPMB dự án cao tốc Vạn Ninh

Ngày 12/7, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì...

Quốc hội đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn việc thực hiện Nghị quyết 43

Theo đó, về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, có giải pháp giải quyết các kiến nghị, khó...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá

Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở...

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 chiều 9/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời những vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến vấn đề giải ngân đầu tư công. Thứ trưởng Trần Quốc Phương trao đổi về các giải pháp thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc ...

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có gây tác động lớn đến kinh tế Việt Nam?

Việt Nam có thể sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng Mỹ muốn mua nhưng quá đắt để sản xuất tại Mỹ và ông Trump sẽ thích nếu họ không mua hàng từ Trung Quốc, theo VinaCapital. Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Cùng chuyên mục

Khám phá hành trình đổi đời cho chai nhựa tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian trải nghiệm của Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân tại Ngày hội Việt Nam Xanh gây ấn tượng khi giới thiệu công nghệ tái chế tiên tiến Bottle-to-Bottle, cho phép tái chế chai nhựa lên đến 50 lần, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. ...

Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240

Đây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểmĐây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát bất động sản tăng giá bất thường

UBND tỉnh Hòa Bình ban hành công văn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Nội dung công văn nêu rõ, những năm gần đây, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Hiện tượng mua đi bán lại “thổi giá, đẩy giá” có dấu hiệu hoạt động gây “sốt ảo” trên thị...

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Đoạn tuyến cao tốc Thái Bình - Nam Định nằm trong tuyến cao tốc Hải Phòng - Ninh Bình dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện...

Mới nhất

Sôi nổi Giải đua ghe ngo mini chùa Khmer tỉnh Hậu Giang

Ngày 10/11, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang diễn ra Giải đua ghe ngo mini chùa Khmer tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của 19 đội ghe từ các chùa Khmer địa bàn tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/soi-noi-giai-dua-ghe-ngo-mini-chua-khmer-tinh-hau-giang-post992399.vnp

Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra chiều nay (10/11), tại Hà Nội.

Chính thức khai mạc giải Marathon Cà Mau – Cup Petrovietnam 2024

Chính thức khai mạc giải Marathon Cà Mau – Cup Petrovietnam 2024 | 10/11/2024 ...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng Lê Văn Trung, thay mặt lãnh đạo thành phố, đã dự, chung vui, chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà. ...

Thái Bình cấp huyện, thành phố được định mức 7 ô tô công

Thái Bình vừa phê duyệt định mức ô tô phục vụ công tác chung. Theo đó, tất cả 8 đơn vị cấp huyện được định mức 7 ô tô. ...

Mới nhất