Trang chủKinh tếNông nghiệpLâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng...

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội


Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, chị Lộc Tường Vy (ngoài cùng bên trái), dân tộc Tày ở thôn Nà Lầu, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình có điều kiện phát triển cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, chị Lộc Tường Vy (ngoài cùng bên trái), dân tộc Tày ở thôn Nà Lầu, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình có điều kiện phát triển cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Chị Lộc Tường Vy, sinh năm 1999, dân tộc Tày ở thôn Nà Lầu, xã Thượng Lâm (huyện Lâm Bình). Chị sinh ra trong gia đình thuộc diện hộ nghèo của Xã. Bố mất sớm từ lúc lên 8 tuổi, hoàn cảnh trước khi vay vốn là sinh viên học Công tác thanh niên tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Nhận thấy quê hương có những sản phẩm đặc trưng, như: Thịt lợn sấy khô, thịt lợn chua, rượu ngô men lá, rượu đao, đồ thổ cẩm, chè Khau Mút đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, chị ấp ủ muốn quảng bá, giới thiệu sản phẩm của quê hương ra các thị trường. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, chị trở về quê hương để lập nghiệp, nhưng chưa có nguồn vốn nên chị gặp rất nhiều khó khăn khi khởi nghiệp. Nhờ được sự quan tâm chính quyền địa phương và tổ tiết kiệm và vay vốn, tháng 6/2023, chị được bình xét cho vay vốn 240 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH), đề đầu tư cửa hàng để giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Lâm Bình, như: Thịt lợn sấy khô, thịt lợn chua, rượu ngô men lá, rượu đao, đồ thổ cẩm, chè Khau Mút. Đến nay, cửa hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của chị thu hút được rất nhiều khách hàng đến tham quan và mua các sản phẩm. Nhờ đó, thu nhập mỗi tháng của cửa hàng giao động từ 15 triệu đến 25 triệu đồng.

Giao dịch giữa người dân với cán bộ tín dụng tại Điểm giao dịch xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang)
Giao dịch giữa người dân với cán bộ tín dụng tại Điểm giao dịch xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang)

Ông Nguyễn Quỳnh Hưng, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lâm Bình cho biết, để giúp bà con vùng đồng bào DTTS có thêm nguồn vốn ưu đãi, để phát triển kinh tế, mở rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trong những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Huyện đã tạo điều kiện cho 7.825 hộ đồng bào DTTS vay vốn, với tổng dư nợ 460 tỷ 042 triệu đồng. Từ năm 2019 đến nay, vốn chính sách đã góp phần giúp hơn 4 nghìn hộ thoát nghèo, tạo việc làm mới cho trên 6 nghìn lao động, hỗ trợ 60 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng được 963 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách DTTS. Phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Chủ tịch HĐND huyện Lâm Bình, ông Đặng Văn Sình cho biết: Hiện nay, Huyện có 06 xã thuộc khu vực III, 03 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I; với 75/100 thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thông qua các chương trình, dự án, từ năm 2019 đến hết năm 2023, Huyện đã sử dụng hiệu quả tổng số vốn trên 420 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là trên 200 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư, sửa chữa trên 150 công trình; vốn sự nghiệp trên 220 tỷ đồng, hỗ trợ đất ở cho 17 hộ gia đình, đất sản xuất cho 36 hộ gia đình; hỗ trợ 897 hộ chuyển đổi nghề, đầu tư 2.433 công trình nước sạch phân tán, hỗ trợ con giống cho 1.762 hộ gia đình… 

Mô hình trồng cây ăn quả của anh Ma Công Thơ, thôn Kim Ngọc, xã Minh Quang (Lâm Bình), do vay vốn từ nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng CSXH
Mô hình trồng cây ăn quả của anh Ma Công Thơ, thôn Kim Ngọc, xã Minh Quang (Lâm Bình), do vay vốn từ nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng CSXH

Các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền vùng đồng bào DTTS được quan tâm đẩy mạnh, gìn giữ gắn với phát triển du lịch. Từ việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa.

Từ sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, với việc thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, cùng với sự nỗ lực của các cá nhân người DTTS tiêu biểu trên mọi lĩnh vực đã góp phần thay đổi diện mạo nhiều thôn bản, xóm làng trên địa bàn huyện vùng cao Lâm Bình. 

Lâm Bình (Tuyên Quang): Giảm nghèo từ phát huy hiệu quả tín dụng chính sách





Nguồn: https://baodantoc.vn/lam-binh-tuyen-quang-tin-dung-chinh-sach-tao-luc-cho-dong-bao-dtts-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-1728555835935.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Đến nay, diện mạo nông thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Păh đã có nhiều thay đổi tích cực. Toàn huyện hiện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các tuyến đường liên xã, liên thôn, làng đường nội đồng được đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,5 triệu đồng/người/năm 2023. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn...

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ… mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Masan cam kết, tạo ra môi trường đa dạng để thấm nhuần văn hóa hòa nhập và mang lại cơ hội bình đẳng cho...

Kon Tum: Đồng bào DTTS phấn khởi trước ngày hội lớn

Ông A Thái (dân tộc Rơ Măm) – Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự Đại hội, tôi rất phấn khởi đại diện cho các dân tộc rất ít người. Tôi kỳ vọng Đại hội sẽ đề ra những mục tiêu cụ thể để tiếp tục đầu tư, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần...

Hà Nội là “Điểm đến thành phố ẩm thực tốt nhất châu Á năm 2024

Nghệ nhân ẩm thực Hà thành Nguyễn Ánh Tuyết cũng từng nhận định rằng, các món Hà Nội đặc trưng của một xứ sở nhiệt đới với nông, lâm sản trù phú. Món ăn Hà Nội có vị thanh, nhẹ nhưng luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.Trước đó, Hà Nội cũng góp mặt trong nhiều cuộc bình chọn, giải thưởng vinh danh ẩm thực như: 15 thành phố có nền ẩm thực...

Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng, bà Hồ Thị Cẩm Đào đề nghị Ban Chỉ đạo cần tập trung chỉ đạo triển khai, phấn đấu để thực hiện tốt nhất kế hoạch đào tạo. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học để đạt hiệu quả cao hơn, nhằm giúp học viên dễ nắm bắt, nâng cao sự...

Bài đọc nhiều

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Đắk Lắk đang gỡ vướng tại hàng trăm ngàn ha đất nông lâm trường

Tại cuộc họp ngày 8/10, Ban chỉ đạo quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã thảo luận về những thách thức trong việc áp dụng Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn.Với 51 tổ chức nông, lâm...

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng cho biết, việc giải quyết kiến nghị, đề xuất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân theo nguyên tắc chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ quy định pháp luật cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, thương nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ ổn định giá cả thị trường, tuân thủ pháp luật trong việc đảm bảo chất...

TP Hồ Chí Minh tuyên dương “Nông dân tiêu biểu” lần thứ 17 năm 2024

Ngày 9/10, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024). Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch hội Nông dân TP Hồ Chí Minh đã phát biểu ôn lại truyền thống Hội Nông dân Việt Nam gắn với từng thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam. Những đóng góp của tổ chức Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh...

“Quán quân” trồng hồng ở Hàn Quốc đã bán loại quả ngon này sang thị trường Việt Nam, giá thế nào?

Thầy giáo dạy toán trở thành "quán quân" trồng hồng ở Hàn Quốc Tỉnh Gyeongsangnamdo (Hàn Quốc) là nơi nổi tiếng khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví là "thủ phủ" trái hồng Hàn Quốc với những vườn trồng hồng nhiều năm tuổi, thậm chí có...

Cùng chuyên mục

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ… mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Masan cam kết, tạo ra môi trường đa dạng để thấm nhuần văn hóa hòa nhập và mang lại cơ hội bình đẳng cho...

Thả 6 con động vật này vô vườn ớt chuông, dân một thôn ở Lâm Đồng liền thấy điều bất ngờ

HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng được thành lập năm 2020, với những thành viên là người nông dân thôn Trung Tâm, xã Phi Liêng. Ngay từ ban đầu, HTX đã định hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng những...

Một hồ nước nhân tạo đẹp như phim ở Đắk Nông, cứ gọi là hồ Tây, dân câu cá to bự nơi hồ núi...

Gương soi giữa lòng đô thịHồ Tây Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) chính thức được đầu tư xây dựng từ năm 1982. Do nằm ở phía Tây huyện Đắk Mil nên người dân địa phương đã lấy đó để gọi tên hồ Tây.Từ năm 2023, hồ...

Người dân Đà Nẵng giao nộp diều hâu, tê tê Java, chim cát bụng trắng, toàn con động vật hoang dã cho kiểm lâm

Ngày 10/10, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng Đà Nẵng cho biết, đã bàn giao 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm cho Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng theo dõi sức khỏe.Theo đó, ba cá thể động vật...

Giống lúa mới chất lượng cao-chìa khóa tốt mở cánh cửa ra chợ toàn cầu cho gạo Việt Nam

TS. Hoàng Xuân Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cho biết như vậy tại tọa đàm "Phát triển sản phẩm chế biến từ lúa gạo nâng cao giá...

Mới nhất

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Đến nay, diện mạo nông thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Păh đã có nhiều thay đổi tích cực. Toàn huyện hiện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các tuyến đường liên xã, liên thôn, làng đường nội đồng được đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp. Thu nhập bình...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Nhằm kiến tạo tương lai phát triển tự cường và bền vững, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, Thủ...

Quốc lộ 51 qua Đồng Nai, Bà Rịa

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa chữa đột xuất Quốc lộ 51 Tổng kinh phí cần thiết để tiến hành sửa chữa đột xuất các vị trí xung yếu đoạn Km1+800 – Km43+190, Quốc lộ 51 để đảm bảo an toàn giao thông là 51,6 tỷ đồng. ...

Long An phấn đấu đảm bảo nhu cầu về nhà ở xã hội

Giải quyết nhà ở xã hội, nhất là nhà ở dành cho công nhân được tỉnh Long An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu cao về nhà ở Theo Ban Quản lý khu kinh...

Mới nhất