Trang chủChính trịNgoại giaoLách thành công lệnh trừng phạt của EU, Nga mất nhiều tiền...

Lách thành công lệnh trừng phạt của EU, Nga mất nhiều tiền hơn, nền kinh tế lành mạnh cũng không hẳn tin tốt

Lượng hàng nhập khẩu từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý II/2024 nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy, Moscow đang lách lệnh trừng phạt từ phương Tây thành công.

(Nguồn: Vestnikkavkaz)
Lượng hàng nhập khẩu từ Moscow vào EU đã giảm mạnh ngay khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. (Nguồn: Vestnikkavkaz)

Dữ liệu do Eurostat – cơ quan thống kê chính thức của EU – công bố ngày 28/8 cho thấy, lượng hàng nhập khẩu của khối này từ Nga đã giảm 16% trong quý II/2024 so với quý I/2024.

Vào tháng 6, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của EU từ Nga giảm xuống còn 2,47 tỷ Euro – mức thấp nhất hàng tháng kể từ khi Eurostat bắt đầu thu thập dữ liệu vào tháng 1/2002.

Trước đó, tháng 4 và 5 chứng kiến ​​mức nhập khẩu hàng tháng thấp thứ hai và thứ ba, lần lượt ở mức 2,66 tỷ Euro và 2,89 tỷ Euro.

Xuất khẩu cũng ghi nhận mức giảm mạnh tương tự, giảm xuống còn 2,43 tỷ Euro vào tháng 6 – mức thấp nhất kể từ tháng 1/2003.

Xu hướng lách lệnh trừng phạt vẫn tồn tại

Lượng hàng nhập khẩu từ Moscow vào khối 27 thành viên đã giảm mạnh ngay khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Xuất khẩu cũng giảm với tốc độ ổn định.

Philipp Lausberg, nhà phân tích tại Trung tâm Chính sách châu Âu (EPC) nói với hãng Euractiv rằng, một lý do có thể dẫn đến sự ổn định thương mại là 14 vòng trừng phạt của Brussels đối với Moscow. Những gói trừng phạt này đã chú trọng hơn vào việc cấm mua các mặt hàng cụ thể như dầu và than.

Nhà phân tích nhấn mạnh: “Hai gói trừng phạt gần đây nhất tập trung nhiều hơn vào việc thực thi và ngăn chặn việc lách luật. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, hoạt động thương mại giữa Nga và khối 27 thành viên giảm là có lý do”.

Dù vậy, các chuyên gia nhận thấy, xu hướng lách trừng phạt vẫn tiếp diễn.

Dữ liệu của Eurostat được đưa ra trong bối cảnh lo ngại dai dẳng về việc lách lệnh trừng phạt, khi hoạt động thương mại giữa các nước châu Âu và các nước châu Á, Kavkaz và Trung Đông tăng mạnh kể từ tháng 2/2022.

Ông Alexander Kolyandr, thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPS) lưu ý rằng, từ năm 2021 đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Uzbekistan tăng gần gấp đôi từ (2,30 tỷ Euro lên 4,35 tỷ Euro), doanh số bán hàng hóa sang Armenia tăng gần gấp ba (từ 757 triệu Euro lên 2,16 tỷ Euro) và kim ngạch xuất khẩu sang Kyrgyzstan tăng hơn mười lần (263 triệu Euro lên 2,73 tỷ Euro).

Ông Kolyandr nhận định: “Điện Kremlin đã chứng minh được khả năng lách lệnh trừng phạt bằng cách giao dịch với các nước thứ ba. Các nước không thuộc Liên Xô cũ như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể là những con đường lách lệnh trừng phạt quan trọng”.

Trong khi đó, ông Lausberg nhận thấy, mặc dù việc lách các lệnh trừng phạt vẫn là một vấn đề lớn nhưng nếu Nga phải bán hàng thông qua một quốc gia thứ ba thì quốc gia này sẽ kiếm được một khoản tiền mà Nga mất.

“Không chỉ thế, khi mua những sản phẩm công nghệ cao và đồ điện tử, Moscow sẽ phải trả nhiều tiền hơn trước đây”, ông Lausberg khẳng định.

Đến khi nào kinh tế Nga trở lại mức trước xung đột với Ukraine?
Nga có mức tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn, dù đó không hẳn là tin tốt cho quốc gia phía Đông này. (Nguồn: AP)

Nền kinh tế Nga quá nóng?

Trong khi đó, hai nhà phân tích Kolyandr và Lausberg lưu ý rằng, EU và Nga dường như đã bắt đầu theo đuổi các quỹ đạo kinh tế khác nhau. Nga có mức tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn, dù đó không hẳn là tin tốt cho quốc gia phía Đông này.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng nhanh gấp ba lần so với nền kinh tế EU trong năm nay (Moscow sẽ tăng khoảng 3,2% và EU ở mức 1,1%).

Ngành sản xuất của đất nước cũng có sự bùng nổ đáng kể kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, trong khi ngành công nghiệp của châu Âu vẫn chìm trong tình trạng trì trệ hoặc suy thoái.

Tuy nhiên, ông Lausberg lưu ý rằng, hiệu suất kinh tế mạnh mẽ của Nga là kết quả của sự phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2022, một phần không nhỏ là nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ về chi tiêu quân sự. Nhưng khoản chi tiêu này, theo nhà phân tích Lausberg, sẽ không đại diện cho “một khoản đầu tư dài hạn”.

Ông cũng chỉ ra rằng, Nga vẫn đang phải vật lộn với các vấn đề kinh tế như tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng và giá nhập khẩu hàng công nghệ cao tăng cao.

Nhà phân tích Kolyandr nhận thấy, nền kinh tế Nga tiếp tục cho thấy dấu hiệu “quá nóng” (một quá trình mà nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu tăng cao, tạo ra áp lực lạm phát mạnh mẽ).

“Hầu như mọi số liệu kinh tế đều chứng thực xu hướng này, như tỷ lệ thất nghiệp ở Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục 2,6% trong tháng 4, trong khi tiền lương thực tế tăng 13% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái do thiếu lao động. Mức lương thực tế này tăng nhanh hơn gấp hai lần so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước”, ông Kolyandr nói.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lach-thanh-cong-lenh-trung-phat-cua-eu-nga-mat-nhieu-tien-hon-nen-kinh-te-lanh-manh-cung-khong-han-tin-tot-284409.html

Cùng chủ đề

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Gazprom của Nga “gạch tên” châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12/2024 trong bản kế hoạch nội bộ cho năm 2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Giá vàng “lao đao” dưới áp lực của Fed, đồng USD tăng vọt, Bitcoin nhập cuộc đua tài sản dự trữ?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá vàng trong nước "bốc hơi" mạnh, đầu cơ lỗ nặng. Vàng và Bitcoin sẽ là những công cụ đa dạng hóa chính để quản lý rủi ro trong năm 2025 đầy biến động và phân mảnh, khi tài sản dự trữ cũng được tái cấu trúc.

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Cùng chuyên mục

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Giá vàng “lao đao” dưới áp lực của Fed, đồng USD tăng vọt, Bitcoin nhập cuộc đua tài sản dự trữ?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá vàng trong nước "bốc hơi" mạnh, đầu cơ lỗ nặng. Vàng và Bitcoin sẽ là những công cụ đa dạng hóa chính để quản lý rủi ro trong năm 2025 đầy biến động và phân mảnh, khi tài sản dự trữ cũng được tái cấu trúc.

Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Những lô hàng xuất khẩu nông sản cuối năm tại Đắk Lắk vẫn đang tiếp tục góp phần tạo nên niềm vui cho mùa Xuân mới. Kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk năm 2024 tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 1,675 tỷ USD, bằng 104,7% kế hoạch năm, tăng 10,47% so với năm trước.

Một dự luật của ông Trump không được Hạ viện Mỹ “gật đầu”, chính phủ Mỹ lại “lung lay”

Một dự luật chi tiêu của đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ đã không được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 19/12 (giờ địa phương). Điều này khiến chính phủ Mỹ đối mặt khả năng đóng cửa một phần.

Được “trời phú” cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện

Sở hữu trữ lượng khí đốt khổng lồ nhưng Iran đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đến mức phải đóng cửa các nhà máy công nghiệp. Vì sao nghịch lý này lại xảy ra?

Mới nhất

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. ...

Phát minh mới giúp giải quyết nỗ lo vi nhựa trong môi trường

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển thanh công một loại nhựa phân hủy sinh học không chứa vi nhựa, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ bền, đồng thời đảm bảo yếu...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ...

Mới nhất