하이테크 꽃 재배와 제기된 문제들

Việt NamViệt Nam05/02/2025


Hơn 20 năm nay, nghề trồng hoa đã phát triển khá mạnh tại Thái Nguyên. Trong đó, một số làng hoa ở Túc Duyên, Huống Thượng (TP. Thái Nguyên); Hùng Sơn (Đại Từ)… đã xây dựng được thương hiệu cả trong và ngoài tỉnh. Trồng hoa đã mang lại nguồn thu lên đến 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng/ha, thậm chí là cao hơn cho nông dân Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 như hiện nay, người dân Thái Nguyên vẫn chưa bắt kịp xu hướng trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa tươi.

Dịp Tết Nguyên đán 2025, hàng chục hộ dân ở Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng hoa Lily trong mà lưới. Tuy nhiên, thiết bị đầu tư cho trồng hoa công nghệ cao ở đây vẫn chưa được đồng bộ.
Dịp Tết Nguyên đán 2025, hàng chục hộ dân ở Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng hoa Lily trong mà lưới. Tuy nhiên, thiết bị đầu tư cho trồng hoa công nghệ cao ở đây vẫn chưa được đồng bộ.

Vẫn chỉ là mô hình

Để người dân bắt nhịp với trồng hoa công nghệ cao, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã triển khai một số mô hình trồng thử nghiệm để nhân rộng và lan tỏa. Đơn cử như mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao tại xã Tân Kim (Phú Bình) do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai năm 2020. Mô hình sử dụng các giống hoa Lily, TableDance, Amarossi có nguồn gốc Hà Lan.

Thực hiện trên 600m2, mô hình được đánh giá là thành công khi đã ứng dụng trồng hoa trong nhà màng PE, có hệ thống tưới phun mưa, đường điện, giếng khoan, mương dẫn nước, máy phát điện, máy phun thuốc, bộ cảm biến nhiệt độ ẩm độ, quạt thông gió… Qua đó, điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển để hoa thu hoạch đúng dịp Tết Nguyên đán. Mô hình đã cung cấp hoa trong dịp Tết Tân Sửu 2021 khá thuận lợi, thu lãi trên 220 triệu đồng (tương đương 3,2 đồng/ha).

Được đánh giá cao là vậy nhưng sau khi mô hình kết thúc, không còn sự hỗ trợ như 50% giống hoa, 70% vật tư phân bón, 30% kinh phí lắp đặt hệ thống bơm tưới tự động… thì người dân ở đây cũng ngừng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao.

Người dân Túc Tiến, Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) cắt hoa lay ơn về bảo quản trong nhà lạnh để hoa được tươi lâu hơn.
Người dân Túc Tiến, Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) cắt hoa lay ơn về bảo quản trong nhà lạnh để hoa được tươi lâu hơn.

Tại làng hoa Túc Tiến, phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên), nay là tổ dân phố số 14, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa có phần khả quan hơn so với vùng trồng hoa ở Tân Kim nhưng cũng chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người chơi hoa. Tại đây, từ hơn 10 năm trước, bà con đã trồng hoa Lily, Lay ơn trong nhà lưới. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư giàn phun tưới và cả nhà lạnh để bảo quản hoa.

Bà Nguyễn Thị Thủy, một hộ trồng hoa lâu năm ở Túc Tiến: Do tiềm lực kinh tế có hạn, chúng tôi mới chỉ có điều kiện đầu tư nhà lưới, hệ thống tưới hoa và nhà lạnh chứ chưa có điều kiện mua những loại thiết bị đòi hỏi chi phí cao hơn. Bởi vậy, quá trình trồng hoa vẫn trông cậy rất nhiều vào thời tiết mà chưa thể chủ động hoàn toàn được thời vụ thu hoạch…

Từ thực tế tại các vùng trồng hoa trong tỉnh cho thấy, Thái Nguyên chưa phát triển các vùng sản xuất hoa công nghệ cao. Việc phát triển phần lớn vẫn đang chỉ dừng lại ở mô hình, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, thị phần hoa chất lượng cao ở Thái Nguyên vẫn gọi tên Hà Nội, Đà Lạt - Lâm Đồng… Như vậy, người trồng hoa đang bỏ ngỏ thị trường kinh doanh hoa tươi chất lượng cao ngay trên sân nhà, trong khi nhu cầu chơi loại hoa này của người dân trên địa bàn không hề nhỏ.

Hướng đi nào phù hợp?

Rõ ràng, việc đầu tư công nghệ cao như nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tự động, điều chỉnh ngoại cảnh… vào sản xuất hoa sẽ giúp người dân không phải phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, chủ động được kế hoạch sản xuất, khắc phục được tính thời vụ, có thể cung cấp hoa quanh năm. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa ở Thái Nguyên còn hạn chế là do kinh phí đầu tư quá lớn. Bà con chưa có đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư đồng bộ dây chuyền thiết bị tiên tiến, liên hoàn, từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và còn khá mơ hồ về thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Khiêm, làng trồng hoa Túc Tiến: Có những năm, hoa Lily nở đúng dịp, sai hoa, bông to, giá bán buôn lên tới 50 đến 60 nghìn đồng/cành ngay tại vườn. Nhưng cũng có năm, giá bán tại chợ chỉ được 15 đến 20 nghìn đồng/cành, không đủ thu hồi vốn. Tình trạng này khiến chúng tôi rất lo lắng về thị trường tiêu thụ hoa…

Từng là địa phương thực hiện hiệu quả mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa Lily, đến nay, ở Tân Kim (Phú Bình) vẫn chưa có các hộ dân ứng dụng cộng nghệ cao vào trồng hoa một cách đồng bộ.
Từng là địa phương thực hiện hiệu quả mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa Lily, đến nay, ở Tân Kim (Phú Bình) vẫn chưa có các hộ dân ứng dụng cộng nghệ cao vào trồng hoa một cách đồng bộ.

Trên thực tế, khi cung nhiều hơn cầu thì tình trạng hoa tươi chất lượng cao mất giá là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi hoa nở ồ ạt, không đúng thời vụ, giá bán càng “xuống dốc” không phanh. Vì lẽ đó, ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho rằng: Để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa đạt kết quả cao thì bà con cần phải phát triển theo vùng sản xuất tập trung, có sự gắn kết giữa nông hộ và doanh nghiệp; giữa nghiên cứu và sản xuất từ khâu đầu tư hạ tầng, quy trình trồng, chăm bón đến tiêu thụ.

Ứng dụng công nghệ cao vào trồng hoa - xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp thời 4.0. Do đó cùng với sự nỗ lực của người dân, ngành chức năng cũng nên làm tốt công tác quy hoạch, tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ. Trong đó đặc biệt lưu tâm hỗ trợ về tập huấn kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa trong nhà màng, nhà lưới; kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị…



Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202502/trong-hoa-cong-nghe-cao-va-nhung-van-de-dat-ra-3620b8a/

Comment (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

No videos available