រឿងបុគ្គល "ចិញ្ចឹម" ព្រលឹងខ្លុយ

Việt NamViệt Nam01/02/2025


YênBái - Năm nay mùa xuân đến sớm hơn với vùng cao Trạm Tấu, hoa Tớ dày khoe sắc từ đỉnh Tà Xùa đến các bản làng dưới chân đồi thông. Sáng sớm mùa đông, tiết trời ở vùng cao càng giá lạnh hơn, sương mù phủ khắp núi rừng, người Mông ở các bản làng nô nức xuống chợ trung tâm mua sắm hàng hóa chuẩn bị đón năm mới. Còn nghệ nhân Giàng A Su và anh Hờ A Thào thì gác lại mọi công việc gia đình, chuẩn bị khèn và trang phục lên đỉnh Tà Chử truyền dạy cho các học trò những điệu khèn Mông.

Nghệ nhân Giàng A Su (bên phải) và anh Hờ A Thào chuẩn bị đạo cụ biểu diễn trước lễ hội xuân.
Nghệ nhân Giàng A Su (bên phải) và anh Hờ A Thào chuẩn bị đạo cụ biểu diễn trước lễ hội xuân.

>> Di sản độc đáo của người Mông Yên Bái
>> Lễ công bố Quyết định 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Mông Yên Bái; Khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày

Dù đã 81 tuổi, nhưng tuần nào nghệ nhân Giàng A Su cũng tự đi xe máy từ thị trấn Trạm Tấu, vượt dốc xuyên qua những cánh rừng thông - (tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên khoảng chừng 7km) đến Nhà văn hóa thôn Tà Chử, xã Bản Công để truyền dạy khèn cho những người yêu thích nghệ thuật khèn Mông. 

Được trải nghiệm cùng ông trong tiết trời mưa phùn, giá lạnh như cắt vào da thịt, tôi càng trân trọng và khâm phục lòng nhiệt huyết, bền bỉ của ông muốn giữ gìn bản sắc văn hóa cho thế hệ mai sau. Vừa dựng chiếc xe máy vào sân Nhà văn hóa thôn Tà Chử, ông Su vừa cất tiếng hỏi:

- Hôm nay có mấy người đến học? 

- Có anh Hờ A Giao, Hờ A Páo ở xã Xà Hồ và Hờ A Của ở xã Bản Công bác ạ! Anh Thào đáp lời. Nhấp chén trà nóng, ông Su nhìn về phía anh Giao và anh Páo bảo: 

- Hôm nay trời mưa nhưng mình và Thào mà không lên dạy thì học trò lại buồn đấy, vì các anh ấy đi từ Xà Hồ lên đến đây cũng phải hơn 15km.

- Các anh lên đây học khèn của thầy Su và thầy Thào đã lâu chưa ạ? Tôi hỏi.

- Mình lên đây học được hơn một tháng rồi, tranh thủ học thêm mấy ngày nữa là nghỉ ăn tết, rồi lại phải gieo cấy lúa vụ xuân bận không đi học được.
- Hai anh học khèn để về truyền dạy cho con cháu à?

- Không, mình yêu thích khèn Mông từ nhỏ rồi, nhưng không biết múa, biết thổi, mà chỉ được nghe, xem các nghệ nhân và các đội văn nghệ ở các xã biểu diễn  thôi. Bây giờ mình có tuổi rồi, muốn học để hiểu biết thêm về khèn Mông của dân tộc mình, chứ làm thầy dạy khó lắm, mình không làm được. Anh Hờ A Giao chia sẻ.

Năm nay anh Giao đã 60 tuổi còn anh Páo cũng đã 58 tuổi, nhà ở xã Xà Hồ  đi lên đỉnh Tà Chử khá xa, nhưng tuần nào các anh cũng dành thời gian đến thôn Tà Chử để học khèn thầy Su và thầy Thào cả tuần mới về. Mải trò chuyện với anh Giao, ông Su và anh Thào đã thay trang phục dân tộc Mông xong từ khi nào. Bộ trang phục với những nét hoa văn đặc biệt, rồi cùng cất tiếng khèn thổi dìu dặt, tha thiết, lúc trầm, lúc bổng âm vang cả núi rừng Tà Chử. 

Nghệ nhân Giàng A Su chia sẻ: "Tiếng khèn gắn liền với đời sống, văn hóa của người Mông. Khi còn nhỏ người dân tộc Mông đã được nghe tiếng khèn, lớn lên được học múa, thổi 12 bài khèn, xem biểu diễn múa khèn mỗi dịp lễ, tết, ngày hội, cả khi có người mất vẫn được nghe thầy thổi 12 bài khèn quan trọng nhất của người Mông...”. 

Ông sinh năm 1943 tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu. Tiếng khèn gắn bó với cuộc đời ông Su từ lúc theo bố mẹ lên nương lao động sản xuất. 12 tuổi, ông được bố truyền dạy múa khèn, thổi khèn. Sau 3 năm vừa học phổ thông vừa học khèn, ông Su đã học xong 12 bài quan trọng nhất của nghệ thuật khèn Mông. Từ đó đến nay, ông đã cùng với đội khèn của xã Bản Mù và các xã trong huyện tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tổ chức tại các xã trong và ngoài huyện; tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi khèn Mông... và đoạt được nhiều giải thưởng cao. 

Khi lớn lên, trưởng thành đi công tác, ông Su vẫn luôn luôn gắn bó với cây khèn. Chiếc khèn độc đáo, đa thanh, tượng trưng cho âm thanh của núi rừng, gắn với hình ảnh chàng trai dân tộc Mông khỏe mạnh, tài hoa đi theo ông suốt cả cuộc đời. Những năm còn đi công tác (năm 2002-2003), ông đã dành 2 năm nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mông, trong đó có nghệ thuật khèn Mông. 

Năm 2004, ông hoàn thành việc nghiên cứu và được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Trong quá trình công tác, mỗi khi rảnh rỗi ông lại từ huyện về xã Bản Mù để truyền dạy thổi khèn, múa khèn cho con cháu và những người dân yêu thích khèn Mông. Khi nghỉ hưu, ông lại cùng với anh Hờ A Thào - người đàn ông thổi khèn và múa khèn giỏi ở thôn Tà Chử, xã Bản Công tham gia các đoàn của huyện đi biểu diễn khèn Mông tại nhiều lễ hội ở khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh. 

Vừa đi biểu diễn, ông Su và anh Thào vừa nhiệt tình truyền dạy khèn Mông cho nhiều thế hệ, với mong muốn bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đến năm 2017, do nhu cầu học khèn của học sinh trong huyện tăng, không thể di chuyển để dạy hết được, anh Thào đã mượn Nhà văn hóa thôn Tà Chử cùng nghệ nhân Giàng A Su mở các lớp dạy khèn cho học sinh trong huyện. 


Lớp học khèn Mông thu hút rất đông các em học sinh trong kỳ nghỉ hè năm 2024.  

Anh Hờ A Thào chia sẻ: "Lúc còn nhỏ mình được mẹ gùi lên nương trồng lúa, trồng ngô, những lúc nghỉ giải lao, bố lại mang cây khèn ra vừa múa vừa thổi cho mình xem, mình rất yêu thích tiếng khèn của bố. Đến năm 11 tuổi, khi biết cầm cái cuốc, cái xẻng giúp bố mẹ làm nương, bố mới bắt đầu dạy khèn cho mình. Trước đây, bố mình và những người đàn ông biết thổi khèn, múa khèn trong xã chỉ dạy khèn cho con trai, nhưng bây giờ mình dạy cho cả con trai, con gái và các con mình đều biết múa, biết thổi khèn khá thành thạo rồi...”. 

Lớp học khèn của anh Hờ A Thào và nghệ nhân Giàng A Su dành cho các cháu từ 12 tuổi trở lên và cả người lớn tuổi yêu thích nghệ thuật khèn Mông. Trước đây, thời gian dạy cho một học trò biết múa, biết thổi khèn phải mất 3 năm liên tục, có người phải học tới 4 năm mới được thành thạo. 

Từ năm 2017, anh Thào và ông Su đã soạn giáo án bằng chữ HMông 12 bài quan trọng về khèn Mông kết hợp với thực hành múa khèn tại sân Nhà văn hóa thôn. Được biết, từ năm 2017 đến nay, anh Thào và ông Su đã mở được 5 lớp học khèn Mông miễn phí cho trên 50 học sinh trong huyện. Trước đó, khi chưa mở lớp, nghệ nhận Giàng A Su đã truyền dạy cho hơn 20 người trong xã Bản Mù và các xã khác biết múa và thổi khèn thành thạo; anh Thào cũng dạy cho các con mình và hàng chục người trong huyện biết múa và thổi thành thạo các bài khèn Mông. 

Với những đóng góp của mình trong việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa dân tộc Mông, năm 2015, ông Giàng A Su đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Yên Bái”; còn anh Hờ A Thào được Phòng Văn hóa và Thông tin huyện làm hồ sơ trình cấp trên và UBND tỉnh xét công nhận "Nghệ nhân dân gian”. 

Bà Dương Phương Thảo - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trạm Tấu cho biết: "Nghệ nhân Giàng A Su là người tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Ông không chỉ truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò biết múa, thổi khèn, chọn cây trúc làm khèn, mà ông còn tự tìm tòi, nghiên cứu để giúp huyện phục dựng thành công Lễ hội Gầu tào và cung cấp những tư liệu quý để Lễ hội Gầu tào, Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật Vẽ sáp ong của người Mông huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023. Đây là động lực để nghệ nhân Giàng A Su và anh Hờ A Thào tiếp tục truyền dạy nghệ thuật khèn của dân tộc mình cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau...”.

Minh Hằng



Nguồn: http://baoyenbai.com.vn/16/345366/Chuyen-nguoi-nuoi-duong-hon-khen.aspx

Kommentar (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

រូប

Tet In Dreams: ស្នាមញញឹមនៅក្នុង 'ភូមិសំណល់'
ទីក្រុងហូជីមិញពីខាងលើ
រូបភាពដ៏ស្រស់ស្អាតនៃវាល chrysanthemum ក្នុងរដូវប្រមូលផល
យុវជន​បាន​តម្រង់​ជួរ​គ្នា​ពី​ម៉ោង ៦ និង ៣០ នាទី​ព្រឹក ហើយ​រង់ចាំ ៧ ម៉ោង​ដើម្បី​ថតរូប​នៅ​ហាង​កាហ្វេ​បុរាណ។

No videos available