Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích môi trường, mà còn tạo ra các cơ hội kinh tế mới. (Nguồn:idatax.in)
Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích môi trường, mà còn tạo ra các cơ hội kinh tế mới. (Nguồn:idatax.in)

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) hiểu khái quát nhất là mô hình kinh tế hoạt động theo vòng tròn. Theo đó, phế phẩm của hoạt động này là nguyên liệu của hoạt động mới, tạo thành vòng lặp khép kín. Nhờ đó, giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất, giúp việc sử dụng tài nguyên là nguyên liệu đầu vào và lượng phế thải ở mức tối thiểu, mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải giảm đáng kể.

Khủng hoảng rác thải toàn cầu?

Một nghiên cứu về KTTH do Ban thư ký Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đưa ra kết luận – phát sinh chất thải là vấn đề toàn cầu, đang ngày càng tồi tệ hơn. Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo, lượng chất thải rắn toàn thế giới hàng năm sẽ tăng 69% từ 2 tỷ tấn vào năm 2016 lên 3,4 tỷ tấn vào năm 2050.

Các nền kinh tế có thu nhập cao đóng góp 1/3 lượng chất thải toàn cầu, mặc dù chỉ chiếm 16% dân số thế giới. Còn các nền kinh tế có thu nhập thấp tạo ra ngày càng nhiều chất thải, tính trên đầu người – một vấn đề đặc biệt trầm trọng do các hệ thống quản lý chất thải kém hiệu quả và thiếu nhận thức.

Chất thải do quản lý kém là nguồn ô nhiễm đại dương, thải ra khí nhà kính, gây ô nhiễm cảnh quan, gây hại cho sức khỏe và nền kinh tế… Trong đó, quản lý rác thải nhựa khó khăn hơn vì nhựa không chỉ không phân hủy sinh học, mà vẫn đang được sản xuất với khối lượng khổng lồ.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn rác nhựa/năm, trong đó 79% nằm vất vưởng ở các bãi rác hoặc ngoài môi trường tự nhiên, 12% bị đốt và chỉ có 9% được tái chế. Mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Ô nhiễm nhựa trở thành một trong những vấn đề môi trường nhức nhối nhất thế giới, đe dọa môi trường sống và sinh kế của chính con người.

Khu vực APEC không phải “trường hợp đặc biệt” có thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng rác thải. Các nhà lãnh đạo khu vực đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ mối quan ngại, nhấn mạnh, giải pháp không nằm trong phạm vi ranh giới một quốc gia hay nền kinh tế nào, mà đòi hỏi phải có hành động tập thể và ngay lập tức, từ tất cả chúng ta.

Theo đó, nền KTTH được đề xuất như một giải pháp khả thi, thay thế nền kinh tế tuyến tính quen thuộc – vốn thải bỏ vật liệu sau một lần sử dụng, bằng cách khuyến khích sử dụng tài nguyên bền vững và hiệu quả, với lượng chất thải gần như bằng không và tái tạo các hệ thống tự nhiên.

Tại sự kiện mới nhất về KTTH do Ban thư ký APEC phối hợp tổ chức (24/10) – Hội thảo quốc tế về “Phát triển KTTH trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”, các chuyên gia một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang KTTH là thiết yếu đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới.

Để rác không phải là rác

Từ kinh nghiệm của một số nền kinh tế APEC như Philippines, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy, việc áp dụng KTTH không chỉ mang lại lợi ích môi trường, mà còn tạo ra các cơ hội kinh tế mới, cải thiện sức khỏe cộng đồng và tăng cường sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

Do đó, KTTH với trọng tâm là việc tái sử dụng, tái chế và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, mang lại cơ hội không chỉ để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong các ngành công nghiệp. Mô hình này giúp giảm thiểu áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và tạo ra giá trị kinh tế bền vững, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Philippines có nhiều bước tiến quan trọng thúc đẩy KTTH, đặc biệt là thông qua các chính sách và sáng kiến về quản lý chất thải và năng lượng tái tạo. Đạo luật Quản lý chất thải rắn được ban hành nhằm tăng cường hiệu quả quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn, tái chế và xử lý một cách bền vững. Đạo luật yêu cầu tất cả các thành phố và đô thị phải có kế hoạch quản lý chất thải rắn, bao gồm việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy. Điều này góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của cả doanh nghiệp và người dân vào quá trình tái chế.

Tương tự, một trong những dự án nổi bật của Malaysia là “Nhà máy Xanh” – nơi các doanh nghiệp được khuyến khích tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu, cải thiện thiết kế sản phẩm kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu lượng chất thải. Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp tham gia vào dự án này, cung cấp các khoản vay ưu đãi và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo giúp họ áp dụng các quy trình sản xuất bền vững.

Từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc thành lập hơn 5.095 nhà máy xanh, 371 công viên công nghiệp xanh và 605 doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng xanh, với gần 35.000 sản phẩm xanh. Một trong những sáng kiến quan trọng là phát triển và áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng vật liệu, đặc biệt trong ngành công nghiệp pin. Bắc Kinh giới thiệu một hệ thống chính sách tái chế pin toàn diện, theo dõi và quản lý từ giai đoạn sản xuất đến tái sử dụng và xử lý cuối cùng, thiết lập một hệ thống tái chế pin hiệu quả, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường sự bền vững của ngành công nghiệp.

Nỗ lực điển hình của Thái Lan trong phát triển kinh tuần hoàn là thiết lập các nhà máy xanh và công viên công nghiệp xanh. Từ 1995-2024, Thái Lan xây dựng hơn 6.000 nhà máy xanh cấp tỉnh và thành phố, cùng với gần 300 công viên công nghiệp xanh. Chính phủ Thái Lan thiết lập hơn 35.000 sản phẩm xanh, chú trọng đến việc phát triển chuỗi cung ứng xanh và thiết kế sinh thái, giúp giảm thiểu tác động môi trường và tạo ra giá trị kinh tế bền vững.

Những kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, việc xây dựng nền KTTH yêu cầu một khung chính sách toàn diện và cam kết mạnh mẽ từ cả khu vực công và tư. Các chính sách hỗ trợ, cùng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan và việc phát triển các công nghệ tiên tiến là yếu tố then chốt để đạt được thành công.

Thực tế cho thấy, KTTH ngày càng khẳng định là hướng đi chiến lược trong mỗi nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề cấp bách.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-tuan-hoan-con-duong-phat-trien-ben-vung-292860.html

Cùng chủ đề

Khám phá chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn của TH true MILK

Trong chương trình 'Khám phá nhà máy Xanh' lần này, khán giả sẽ được tìm hiểu những sáng kiến về kinh tế xanh, chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” và phát triển bền vững tại trang trại, nhà máy TH. Trang trại TH hiện đang giữ kỷ lục thế giới "Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô...

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn đàn về vai trò phụ nữ với phát triển kinh tế tuần hoàn

(CLO) Ngày 6/11, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” để thảo luận và tìm giải pháp...

Chủ đầu tư lên tiếng về nghi vấn dùng rác, trạc thải đắp nền đường Vành đai 4

Trước phản ánh về quá trình thi công đường Vành đai 4 đoạn địa phận xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội đã sử dụng trạc thải, rác thải đắp nền đường, chủ đầu tư dự án đã lên tiếng. ...

Doanh nghiệp dệt may với cuộc đua “xanh hoá

Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản xuất. Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản...

Bình Dương bàn giải pháp phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương vừa tổ chức hội thảo bàn giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Tin vui cho game thủ, công ty Nhật Bản đột phá chiến lược phát hành trò chơi ra thị trường

Thời gian tới là giai đoạn đầy hứa hẹn với viễn cảnh về một quý tăng trưởng mạnh mẽ khác của Sony Interactive Entertainment (SIE), công ty chuyên trò chơi điện tử và giải trí kỹ thuật số đa quốc gia, là công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn Sony Nhật Bản, đặt trụ sở tại San Mateo, California, Mỹ.

‘Chè Việt – Di sản và tương lai”: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam.

Nghệ sĩ Việt trẻ tiếp nguồn năng lượng mới cho văn hoá truyền thống

Những người sinh ra và lớn lên ở những giai đoạn khác nhau, sẽ có cách sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Sản lượng giảm, bà con găm hàng đầu cơ, doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mới nhất

Nguồn cung khan hiếm, giá căn hộ trung bình 66 triệu đồng/m2

Theo CBRE, giá bán sơ cấp chung cư tại TP.HCM trung bình đạt 66 triệu đồng/m2 diện tích thông thủy, tăng 4% theo quý và tăng gần 8% theo năm. TP.HCM: Nguồn cung khan hiếm, giá căn hộ trung bình 66 triệu đồng/m2Theo CBRE, giá bán sơ cấp chung cư tại TP.HCM trung bình đạt 66 triệu đồng/m2 diện tích...

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp...

Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền”

Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các quỹ đầu tư hiện chỉ ưu tiên tìm kiếm các doanh nghiệp có dòng tiền bền vững, có lợi nhuận và mô hình kinh doanh tốt. Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các quỹ đầu tư hiện chỉ ưu tiên tìm kiếm các doanh nghiệp có dòng tiền bền vững, có...

Về Bến Tre nhận học bổng Tiếp sức đến trường, tới sớm… 3 tiếng

900 triệu đồng học bổng Tiếp sức đến trường sẽ được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm trao cho tân sinh viên nghèo hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre sáng nay 10-11, tại hội trường lớn UBND tỉnh Bến...

Giao xe máy cho trẻ: Quyết định cân não

Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón? * Cô Hà Thị Kim Sa (chủ...

Mới nhất