Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế thế giới vẫn đang rất ‘kiên cường’

Kinh tế thế giới vẫn đang rất ‘kiên cường’

Bất chấp những dự đoán ảm đạm, nền kinh tế toàn cầu vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng kể, với tăng trưởng ổn định và lạm phát chậm lại.

IMF kỳ vọng GDP toàn cầu năm 2024 và 2025 lần lượt là 3,2% và 3,3%. (Nguồn: Business Standard)
IMF kỳ vọng GDP toàn cầu năm 2024 và 2025 lần lượt là 3,2% và 3,3%. (Nguồn: Business Standard)

Tuy nhiên, đây là một hành trình đầy biến động, bắt đầu với sự gián đoạn chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực do xung đột Nga-Ukraine gây ra, lạm phát tăng đột biến, tiếp theo là chính sách tiền tệ thắt chặt đồng loạt trên toàn cầu và tăng trưởng kinh tế thế giới chạm đáy vào cuối năm 2022.

Đối mặt với “gió ngược”

Báo cáo Cập nhật triển vọng kinh tế thế giới mới nhất (7/2024), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giữ nguyên kỳ vọng GDP toàn cầu năm 2024 và 2025 ổn định – lần lượt là 3,2% và 3,3%, nhưng sự khác biệt về động lực tăng trưởng giữa các nền kinh tế đã thu hẹp đáng kể.

Các chuyên gia IMF nhận định, kinh tế thế giới năm 2024 đã cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên. Kể từ đầu năm 2024, kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với nhiều cú sốc như căng thẳng địa chính trị leo thang, lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt…

Tuy nhiên, các nền kinh tế đã đứng vững, cho thấy sự thích ứng tốt trong bối cảnh các “cơn gió ngược” dồn dập ập tới. Theo đó, năm 2024 đánh dấu hoạt động kinh tế khởi sắc trên toàn cầu, “hoạt động thương mại thế giới đã tăng lên vào đầu năm, được thúc đẩy bởi xuất khẩu mạnh mẽ từ châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ”, theo nhận định của IMF.

Trung Quốc và Ấn Độ là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động này.

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới điều chỉnh lên 5% do tiêu dùng tư nhân phục hồi và xuất khẩu mạnh, dù nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi suy thoái trong lĩnh vực bất động sản.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ dự kiến đạt 7%, do triển vọng tiêu dùng tốt hơn và hiệu quả hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất.

Khu vực đồng Euro (Eurozone) cho thấy những dấu hiệu phục hồi, trong đó, diễn biến khả quan là tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục được giữ ở mức thấp kỷ lục. Nền kinh tế khu vực đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến là 0,3% trong quý đầu tiên của năm 2024.

Tuy nhiên, trong khi nhiều nước chứng kiến mức tăng trưởng tốt hơn mong đợi trong sáu tháng đầu năm, các chuyên gia IMF đã lưu ý trường hợp hai nền kinh tế hàng đầu là Mỹ và Nhật Bản.

Cụ thể, dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ vào năm 2024 đã bị hạ xuống còn 2,6%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng Tư.

Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến tăng trưởng ít hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, đạt 0,7% trong năm nay. Theo IMF, nguyên nhân chủ yếu là do gián đoạn nguồn cung tạm thời và đầu tư tư nhân yếu.

Tương lai không màu hồng

Nhìn chung, về tổng thể, rủi ro đối với triển vọng kinh tế năm 2024 vẫn tương đối cân bằng, tuy nhiên, một số rủi ro ngắn hạn đã xuất hiện trở lại. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố tháng 6/2024, các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) đặc biệt nhấn mạnh ba rủi ro, liên quan lạm phát, lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị.

Theo đó, khả năng leo thang xung đột ở Trung Đông, căng thẳng Nga-Ukraine là nguy cơ lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới, gây sức ép lên các thị trường, đẩy giá dầu và chi phí vận chuyển lên cao hơn. Trong đó, Vùng Vịnh là nguồn cung dầu mỏ quan trọng nhất thế giới, chiếm khoảng 48% trữ lượng và 33% sản lượng dầu của toàn cầu. Nếu sự gián đoạn nghiêm trọng về nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông xảy ra sẽ tác động tiêu cực trực tiếp đến nhiều nền kinh tế.

Theo các chuyên gia WB, xung đột leo thang cũng có thể tác động tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng, làm gia tăng lo ngại rủi ro, ảnh hưởng đến nhu cầu và giám tiếp cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, liên quan vấn đề lãi suất cao, xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ như được dự báo vào cuối năm 2023 gần như đã lắng xuống trong thời gian gần đây, khi các ngân hàng trung ương lớn đối mặt với thực tế là lạm phát dai dẳng hơn dự kiến.

Chuyên gia kinh tế Ayhan Kose của WB nhận định, lạm phát lõi vẫn tương đối cao và có thể tiếp tục duy trì như vậy. Điều này sẽ khiến các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn trì hoãn cắt giảm lãi suất. Các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục bị thắt chặt. Ngay cả với những ngân hàng trung ương lớn đã hạ lãi suất như ECB, dư địa để tiếp tục cắt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm cũng không nhiều.

Ngoài ra, một thách thức lớn khác là căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng, ngoài “cặp đôi” Mỹ – Trung, đã nổi lên các vấn đề giữa Trung Quốc – Liên minh châu Âu (EU)… Washington hồi tháng 5/2024 đã tuyên bố tăng thuế đối với 18 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Tiếp đó, đến lượt EU tuyên bố áp dụng các mức thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Các động thái này nhiều khả năng sẽ kéo theo các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc.

Các nhà phân tích của IMF nhận định, sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, đặc biệt là giữa bộ ba Mỹ, Trung Quốc và EU có thể là những trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi của kinh tế thế giới, gây tổn hại lớn cho kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp xấu nhất, xung đột thương mại có thể khiến kinh tế thế giới thiệt hại tới 7% GDP.

Trong khi đó, các chuyên gia WB cảnh báo, căng thẳng thương mại leo thang cũng có thể làm tăng rủi ro lạm phát trong ngắn hạn, vì đẩy chi phí hàng hóa nhập khẩu lên cao. Lạm phát cao hơn có thể làm tăng khả năng lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, làm gia tăng rủi ro tài chính.

Cuối cùng, giới phân tích cũng lo ngại, chao đảo chính sách tiềm tàng bắt nguồn từ các cuộc bầu cử trong năm nay có thể lan truyền tác động tiêu cực sang phần còn lại của thế giới, kéo theo các rủi ro bào mòn tài khóa và nguy cơ nợ nần, dẫn đến xu hướng hình thành chủ nghĩa bảo hộ.

Với quan điểm thận trọng, Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill cho rằng, mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu dường như đang dần ổn định sau hàng loạt tác động của đại dịch Covid-19, xung đột quân sự, lạm phát và các chính sách thắt chặt tiền tệ… song cần lường trước mọi biến cố trên hành trình đầy biến động này, bởi mức tăng trưởng hiện nay vẫn thấp hơn so với trước năm 2020.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-the-gioi-van-dang-rat-kien-cuong-283470.html

Cùng chủ đề

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm không ngừng sáng tạo và phấn đấu, Hateco đã khẳng định vị thế trên các lĩnh vực: bất động sản,...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Sau bầu cử Mỹ, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào?

Kinhtedothi - Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã tác động mạnh đến thị trường tài chính quốc tế. Giá vàng thế giới đã mất gần 100 USD/ounce kể từ sau thông tin ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ, trong khi đó sức khỏe đồng USD hồi phục mạnh. Thị trường tài chính biến động mạnh Thị trường vàng quốc tế đã bị bán tháo mạnh. Phiên 7/11, giá vàng rớt xuống 2.657 USD/ounce, vàng...

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/11.

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo NotiMass Guerrero của Mexico ngày 9/11 đăng bài viết với tiêu đề "Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Bài đọc nhiều

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Giá vàng lao dốc vào thời điểm “mua tin đồn bán sự thật”, chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần...

Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng trong nước “rớt thảm” theo thị trường thế giới, người mua từ đầu tuần có thể mất tới 7 triệu đồng/lượng chỉ sau một tuần. Giá vàng thế giới trải qua đợt suy thoái nặng nhất sau nhiều tháng "thăng hoa" kỷ lục. Dự báo giá vàng tuần này không khả quan?

Cùng chuyên mục

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến tới cổng chính trải thảm đỏ trước Dinh La Moneda, nơi Tổng thống Gabriel Boric Font đang chờ đón. Hai...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội với Argentina

Tham dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội. Bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) đến thăm và làm việc tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc Đoàn có thời gian làm việc thật hiệu quả tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Chia sẻ tại buổi tiếp, Phó...

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Mới nhất

Giá chung cư Hà Nội liên tục ‘tăng nóng’: Có bất thường?

Nhận định về giá chung cư Hà Nội thời gian gần đây, ông Lê Đình Chung, Tổng Giám đốc SGO Homes cho biết, xét về nhu cầu của người tiêu dùng, xu hướng tăng giá bất động sản là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc giá tăng mạnh trong một thời gian rất ngắn là điều...

‘Bỏ túi’ trọn bộ kinh nghiệm khi du lịch rừng

Tìm hiểu điểm đếnĐế có chuyến du lịch rừng đúng nghĩa, bạn nên chọn một khu rừng nguyên sinh vì đảm bảo được vẻ đẹp hoang sơ và hệ động thực vật đa dạng. Nên tìm hiểu trước về vị trí, độ an toàn và điều kiện thời tiết của nơi được chọn. Nhằm đề phòng rủi ro...

Đồng loạt tăng mạnh trên thị trường thế giới

Cập nhật giá cà phê hôm nay 12/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica 12/11/2024. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 12/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà...

Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, ông Trump khẳng định coi trọng hợp tác kinh tế với Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã trao đổi đánh giá về quan hệ song phương, cũng như phương hướng tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại trong cuộc điện đàm tối 11-11. Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tối 11-11 -...

Mới nhất