Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, "đầu tàu"...

Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, “đầu tàu” châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc


Nền kinh tế Đức đang trong tình trạng suy thoái, sẽ càng rủi ro hơn khi tỷ lệ các doanh nghiệp có kế hoạch rời khỏi đất nước tăng dần. Bài toán tách rời và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc của “đầu tàu” châu Âu càng trở nên vô cùng khó khăn.

Nền kinh tế chính thức gặp rủi ro, Đức tính phụ thuộc vào Trung Quốc còn hơn? (Nguồn: Shutterstock/esfera)
Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, ‘đầu tàu’ châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc. (Nguồn: Shutterstock/esfera)

Từ nhiều năm nay, Đức luôn được xem là đầu tàu kinh tế của châu Âu và đã nhiều lần vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục, thậm chí “gánh team”, làm bệ đỡ cho một số nền kinh tế yếu ớt của liên minh châu Âu trong những giai đoạn suy thoái.

Bởi vậy, khi nền kinh tế số một châu Âu và cũng là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới chính thức lâm vào tình trạng suy thoái khi tăng trưởng âm hai quý liên tiếp (quý 4/2022 và quý 1/2023), đã khiến cộng đồng doanh nghiệp vô cùng lo lắng.

Một cuộc di dời sắp bắt đầu?

Một nghiên cứu của Liên đoàn Doanh nghiệp Đức (BDI) cho thấy, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển việc làm và sản xuất ra nước ngoài, trong khi nhiều doanh nghiệp khác đang cân nhắc thực hiện các biện pháp cụ thể, khi những lo ngại về nền kinh tế Đức tiếp tục gia tăng.

Trong tập các doanh nghiệp nằm trong nghiên cứu của BDI, 16% công ty cỡ trung bình đã bắt đầu các bước di dời từng bộ phận kinh doanh của họ. Nghiên cứu cũng cho thấy 30% khác đang cân nhắc làm theo.

Chủ tịch BDI Siegfried Russwurm cho biết, gần 2/3 số công ty mà họ phỏng vấn coi giá năng lượng và tài nguyên là một trong những thách thức cấp bách nhất. “Giá điện cho các doanh nghiệp phải giảm một cách đáng tin cậy và lâu dài xuống mức cạnh tranh, nếu không, quá trình chuyển đổi [xanh] của các doanh nghiệp sẽ thất bại” ông nói.

Những lo ngại tương tự đã xuất hiện sau khi Mỹ công bố Đạo luật giảm lạm phát (IRA) trị giá 500 tỷ USD, cung cấp các khoản trợ cấp hào phóng cho ngành công nghiệp xanh. Để đối phó với IRA và giá năng lượng tăng cao, gã khổng lồ ô tô điện Tesla đã loại bỏ một số kế hoạch đầy tham vọng của mình, trong đó có dự án xây dựng nhà máy sản xuất pin lớn nhất gần Berlin và tuyên bố sẽ tập trung vào thị trường Mỹ.

Những lo ngại về nền kinh tế Đức và khả năng cạnh tranh của nước này trên phạm vi toàn cầu gần đây cũng nổi lên khi Ủy ban châu Âu dự đoán vào tháng trước rằng, nước này sẽ nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất của khu vực đồng Euro vào năm 2023, với chi phí năng lượng cao và giá carbon của EU nhiều lần được viện dẫn là nguyên nhân làm suy yếu môi trường kinh doanh.

Thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Bất chấp những lời kêu gọi đa dạng hóa quan hệ kinh tế, sự phụ thuộc của Đức vào nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vẫn tiếp tục gia tăng.

Một nghiên cứu của Viện Kinh tế Đức (IW) cho thấy, trong nhiều tháng qua, dù chính phủ Đức đã kêu gọi các thành phần kinh tế nước này tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào một quốc gia. Nhưng kết quả nghiên cứu của IW cho thấy điều ngược lại.

Đức ngày càng nhập khẩu nhiều hơn các loại hàng hóa, sản phẩm từ Trung Quốc và do đó ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Trong năm 2022, trong số các nhóm hàng hóa sản xuất tại Đức, linh kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng khối lượng nhập khẩu. Có tới hơn 70% tổng số nhóm hàng Đức tiếp tục tăng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chẳng hạn, 87% tổng số máy tính xách tay nhập khẩu vào Đức trong năm 2022 đến từ quốc gia châu Á này (năm 2021 là 84%). Kim loại magie, được sử dụng trong robot và in 3D, nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng từ 59% năm 2021 lên 81% năm 2022; một số sản phẩm sắt cũng tăng từ 74% lên 85%.

Vấn đề do tác giả nghiên cứu này – chuyên gia Jürgen Matthes, chỉ ra, không phải tất cả các sản phẩm mà thị phần Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn đều là hàng thiết yếu và khó thay thế, chẳng hạn, các loại chăn điện, đệm điện (thị phần Trung Quốc chiếm 84%). Thực tế, các sản phẩm này hoàn toàn có thể được chuyển sang những nhà cung cấp khác trong thời gian ngắn.

Tất nhiên, nhiều loại sản phẩm khác, chẳng hạn như một số vật liệu hóa học và linh kiện điện tử, Đức thực sự đã phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Magie và một số loại đất hiếm là ví dụ điển hình.

Hiệp hội công nghiệp Đức (BDI) đã nhiều lần chỉ ra sự phụ thuộc lớn này. Một phân tích gần đây của BDI cho thấy, khối lượng nhập khẩu một số nguyên liệu thô từ Trung Quốc như đất hiếm, được sử dụng để sản xuất pin điện, đã chiếm tới hơn 90% tổng lượng nhập khẩu của Đức về các nguyên liệu này.

Mặc dù chúng không hiếm như tên gọi, nhưng việc khai thác rất tốn kém và gây hại lớn cho môi trường. Do đó trong ngắn hạn, việc thay thế nguồn cung từ Trung Quốc bằng nguồn cung từ các nước khác rất khó khăn. Nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng khác cũng trong tình trạng tương tự.

Chuyên gia Matthes nhận định, việc đa dạng hóa nguồn cung và loại bỏ rủi ro phụ thuộc vào Trung Quốc gần như không diễn ra trên quy mô lớn.

Bất lợi thuộc về Berlin?

Ngược lại, sự phụ thuộc vào Bắc Kinh ngày càng lớn hơn đối với nhiều loại sản phẩm, hàng hóa. Trung Quốc càng “thống trị thế giới” đối với loại hàng hóa nào thì càng khó tìm được nhà cung cấp thay thế.

Một nghiên cứu mới đây của Viện Kinh tế thế giới Kiel (IfW) của Đức cũng cho thấy, kết quả tương tự. Theo đó, sự thống trị toàn cầu của Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đặc biệt về các sản phẩm điện tử, kết hợp với sự phụ thuộc của Đức về các sản phẩm này, mang tới rủi ro lớn cho nền kinh tế đầu tàu châu Âu.

Trong thương mại nói chung, tình hình cũng tương tự, các mối quan hệ ngày càng chuyển dịch theo chiều hướng bất lợi cho Đức. Năm 2022, Trung Quốc lần thứ bảy liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Đức.

Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê liên bang, tỷ trọng hàng hóa mà Đức nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 12,8% trong tổng lượng hàng hóa nhập khẩu của Đức. Con số này rất đáng chú ý, cho thấy sự phụ thuộc của nền kinh tế đầu tàu châu Âu vào nguồn cung hàng hóa từ Trung Quốc rất lớn.

Trong những năm gần đây, lượng hàng hóa Đức nhập khẩu từ Trung Quốc luôn có xu hướng tăng lên qua từng năm. Nhưng lĩnh vực xuất khẩu thì ngược lại, lượng hàng hóa Đức xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng giảm.

Năm 2022, Trung Quốc chỉ xếp thứ tư trong danh sách các thị trường bán hàng lớn nhất của Đức. Ba vị trí dẫn đầu lần lượt là Mỹ, Pháp và Hà Lan. Các chuyên gia nghiên cứu cảnh báo, quan hệ thương mại Đức-Trung Quốc ngày càng trở nên bất bình đẳng theo hướng bất lợi cho Berlin. Nếu năm 2010, thâm hụt thương mại của Đức so với Trung Quốc là 23,5 tỷ Euro (25,7 tỷ USD), thì năm 2022, con số này đã lên tới 84,1 tỷ Euro.

So với các quốc gia khác ở châu Âu, nền kinh tế Đức cũng phụ thuộc lớn vào Trung Quốc về đầu tư. Trong nhiều năm, các doanh nghiệp Đức đã đầu tư một lượng vốn lớn vào thị trường này. Các nhà đầu tư Đức luôn nằm trong số năm nhà đầu tư lớn nhất châu Âu tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Một số doanh nghiệp Đức đã thực hiện phần lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ tại quốc gia châu Á trong nhiều năm. Ví dụ, doanh thu của công ty bán dẫn Infineon tại thị trường Trung Quốc chiếm tới hơn một phần ba tổng doanh thu của doanh nghiệp này. Các nhà sản xuất ô tô Đức như VW, Mercedes và BMW cũng phụ thuộc nhiều vào doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Đức hiện không ngừng mong muốn đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Một phân tích của IW đã chỉ ra rằng, bất chấp căng thẳng địa chính trị, trong năm 2022, các công ty Đức đã đầu tư trực tiếp nhiều hơn bao giờ hết vào Trung Quốc, với tổng số vốn lên tới 11,5 tỷ Euro.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù có sự phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, đối với Đức, các nước Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất, kể cả khi Bắc Kinh đang là đối tác thương mại lớn nhất.

Theo một nghiên cứu chung của Hiệp hội Công nghiệp Đức (BDI), Quỹ Bertelsmann, Viện nghiên cứu về Trung Quốc Merics và IW, các nước EU đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách các quốc gia có số lượng nhân viên, doanh số bán hàng và tỷ lệ các công ty con của Đức hoạt động lớn nhất. Vị trí thứ hai là Mỹ, trong khi Trung Quốc đứng vị trí thứ ba.

Nghiên cứu trên cho thấy có hơn 40.000 doanh nghiệp Đức hoạt động ở nước ngoài, sử dụng gần 8 triệu lao động và tạo ra doanh thu hàng năm gần 3.100 tỷ Euro, trong đó tỷ lệ hoạt động ở Trung Quốc chỉ “tương đối vừa phải”. Đích đến của phần lớn các khoản đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Đức cũng không phải là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà chủ yếu là các nước EU và Mỹ.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp của Đức vào Trung Quốc lấy từ chính khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp Đức tạo ra ở Trung Quốc, có xu hướng tăng lên. Từ năm 2018 đến năm 2021, tất cả các khoản đầu tư trực tiếp của Đức vào Trung Quốc đều đến từ các khoản lợi nhuận này.

Các chuyên gia cho rằng, với mong muốn tiếp tục hợp tác như mục tiêu cuộc tham vấn liên chính phủ Đức-Trung Quốc đã khẳng định, thời gian tới nền kinh tế hai nước sẽ tiếp tục gắn bó chặt chẽ hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Kinh tế Đức “vén mây mù”, bước qua suy thoái, khó khăn đang “càn quét” ngành chiếm tới 20% GDP

Mới đây, Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết, kinh tế Đức đã tăng trưởng nhẹ 0,2% trong quý III/2024. Thông tin trên khiến các chuyên gia ngạc nhiên do kết quả đảo chiều so với dự báo nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tình hình thêm “căng”, Bắc Kinh phản ứng mạnh, “bắn tin” đến WTO

Ngày 30/10, Trung Quốc đã phản ứng mạnh sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kết quả cuối cùng của cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của nước này.

EU chính thức “xuống tay” với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Lào Cai chi 48,5 tỷ đồng

Nghị quyếtquy định không thu học phí năm học 2024-2025 đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được thông qua vào sáng 9/11.

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Giá cà phê robusta thế giới mất hơn 100 USD phiên cuối tuần, trong nước đã tăng trở lại, nguồn cung nhiều hơn dự...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 10,76 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023-9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt tổng cộng 137,27 triệu bao, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương; hàng Việt Nam ở đâu trong bức tranh tổng thể toàn thế giới 2025?

Theo khảo sát, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ tại một số địa phương khu vực miền Nam và Nam Miền Trung; khu vực miền Bắc đi ngang trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Định vị sản lượng thịt heo Việt Nam trong bức tranh tổng thể thịt heo thế giới 2025.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Mới nhất

Điểm đến đẹp lạ ở Thái Bình, khung cảnh tựa như trời Âu, hút khách check-in

Gây ấn tượng với phong cách Gothic kết hợp lối kiến trúc Hy Lạp, nhà thờ Bác Trạch ở Thái Bình được đánh giá là một trong những nhà thờ lớn và đẹp nhất miền Bắc, hút khách ghé thăm. Nằm cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 25km, nhà thờ Bác Trạch (thuộc địa phận xã Vân Trường, huyện...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng đổi mới, phát triển

Tây Ninh đã và đang chứng minh mình là một địa phương phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác huy động và quản lý nguồn lực xã hội hóa, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và đổi mới toàn diện. Trong năm 2023 và đầu năm 2024, Tây Ninh ghi dấu...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí...

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. ...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa”...

Mới nhất