Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Đức "bị bỏ lại phía sau", đầu tàu tăng trưởng...

Kinh tế Đức “bị bỏ lại phía sau”, đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Tâm lý thất vọng phản ánh sự bi quan ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế đầu tàu châu Âu và làm nổi bật những lo ngại rộng hơn đối với cả Khu vực đồng Euro.

Bị bỏ lại phía sau, kinh tế Đức đang kéo lùi cả khu vực đồng Euro, tâm lý bi quan bao trùm
Nền kinh tế Đức đã suy giảm 0,1% trong quý 2, sau mức tăng trưởng chỉ 0,2% trong 4 tháng đầu năm, theo Cơ quan thống kê Liên bang Đức Destatis. (Nguồn: Collage The Gaze)

Kinh tế Đức – đầu tàu tăng trưởng châu Âu tiếp tục phải đối mặt với một loạt thách thức kinh tế, làm lung lay đà phục hồi vốn đã yếu ớt của nước này trong năm 2024.

Chỉ số cảm tính kinh tế của Trung tâm kinh tế châu Âu (ZEW) – một chỉ số quan trọng đánh giá kỳ vọng của các chuyên gia tài chính, đã “rơi tự do” từ 41,8 điểm vào tháng 7 xuống chỉ còn 19,2 điểm vào tháng 8. Như vậy, kinh tế Đức và tâm lý kinh tế của cả Khu vực đồng Euro (Eurozone) đã “lao dốc không phanh” vào tháng 8, do sự suy thoái của thương mại toàn cầu, biến động của thị trường chứng khoán và căng thẳng ở Trung Đông.

Kỳ vọng về kinh tế Đức và Eurozone tệ hơn?

Vấn đề ở đây là sự suy giảm tâm lý quá bất ngờ này, không chỉ thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường là chỉ xuống 32 điểm, mà đã đánh dấu sự suy giảm hàng tháng mạnh nhất, kể từ tháng 7/2022.

Tương tự như vậy, tâm lý kinh tế của Eurozone cũng xấu đi trông thấy, với chỉ số tương ứng giảm từ 43,7 xuống chỉ 17,9 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 2 và thấp hơn nhiều so với mức dự kiến ​​là 35,4 điểm. Mức giảm 25,8 điểm thể hiện sự suy giảm hàng tháng nghiêm trọng nhất về tinh thần kinh tế của khối kể từ tháng 4/2020.

Đánh giá về tình hình kinh tế hiện tại của Đức cũng trở nên tồi tệ hơn, với chỉ số liên quan giảm 8,4 điểm xuống mức âm – 77,3 điểm. Tuy nhiên, chỉ số tình hình kinh tế Eurozone cho thấy sự cải thiện nhẹ, tăng 3,7 điểm lên mức – 32,4 điểm.

Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu đã phải đối mặt với một loạt thách thức, làm lung lay đà phục hồi vốn đã yếu ớt của nước này vào năm 2024. Sự chậm lại trong thương mại toàn cầu, trầm trọng hơn do nhu cầu suy yếu ở các thị trường chính như Trung Quốc, đã gây sức ép nặng nề lên nền kinh tế xuất khẩu của Đức.

“Triển vọng kinh tế Đức đang sụp đổ. Trong cuộc khảo sát hiện tại, chúng tôi thấy kỳ vọng kinh tế đã giảm mạnh nhất trong hai năm qua”, Gs. TS. Achim Wambach, Chủ tịch ZEW cho biết về kết quả khảo sát. Ông Wambach nhấn mạnh, sự bất ổn đang diễn ra, do chính sách tiền tệ mơ hồ, dữ liệu kinh doanh đáng thất vọng và ở bên ngoài, căng thẳng leo thang ở Trung Đông cũng góp phần làm tâm lý bất ổn.

“Gần đây nhất, sự bất ổn còn thể hiện qua sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán quốc tế”, ông nói thêm. Cuộc khảo sát của ZEW chỉ ra rằng, tâm lý xấu đi có thể thấy ngay trên các chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng, tinh thần của các chuyên gia trong DAX và STOXX 50 giảm lần lượt 6,5 và 4,6 điểm.

Các nhà phân tích thị trường tài chính cũng chuyển sang bi quan về đồng USD, dự đoán rằng, sự suy yếu của nền kinh tế và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sẽ tiếp tục gây áp lực lên đồng bạc xanh. Chỉ số tâm lý về sức mạnh của đồng USD so với đồng Euro đã giảm 24,2 điểm so với tháng trước xuống mức -7,9 điểm.

Xét theo ngành, tâm lý đã giảm ở hầu hết các ngành chủ chốt. Sự sụt giảm đáng kể nhất được ghi nhận ở các ngành nhạy cảm về kinh tế như bán lẻ và hàng tiêu dùng, giảm 24,2 điểm, phản ánh mối lo ngại về nhu cầu tiêu dùng suy yếu trong bối cảnh lạm phát cao và lãi suất tăng. Các ngành khác cũng sụt giảm mạnh bao gồm điện tử, giảm 18,1 điểm, hóa chất và dược phẩm, giảm 17,2 điểm.

Đầu tàu “ốm yếu”

Đây là lần thứ hai trong 1/4 thế kỷ trở lại đây, Đức bị gọi là “kẻ ốm yếu của châu Âu”. Theo đó, hiện Đức vẫn là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhưng lại là một trong những nền kinh tế đuối sức nhất khu vực.

Ngành sản xuất Đức phụ thuộc lớn vào thương mại toàn cầu. Kinh tế Đức có mức độ phụ thuộc vào xuất khẩu lớn hơn so với các quốc gia phát triển khác, hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, đặc biệt ngành sản xuất mũi nhọn (ô tô) của nước này đã trở nên phụ thuộc quá mức vào thị trường Trung Quốc và chậm thích nghi với sự gia tăng của nhu cầu ô tô điện.

Trong thời gian ngắn, đầu tàu châu Âu liên tiếp gặp gió ngược, thương mại toàn cầu suy yếu, tăng trưởng của Trung Quốc gặp khó khăn, đồng thời mất đi nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga do xung đột Nga-Ukraine.

Phân tích tình hình, chuyên gia Tim Wollmershauser, Trưởng bộ phận dự báo của Viện Ifo – một tổ chức nghiên cứu hàng đầu của Đức, nhận định: “Với tư cách một địa chỉ kinh doanh, Đức đã giảm sức cạnh tranh trong những năm gần đây. Ngoài giá năng lượng tăng cao, một số yếu tố khác đã dẫn tới tình trạng này, bao gồm gánh nặng thuế cao không thay đổi, chi phí hành chính gia tăng, tiến trình số hoá chậm chạp và tình trạng thiếu lao động có kỹ năng cao ngày càng trầm trọng…

Trong khi đó, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hoá công nghiệp Đức được cho là sẽ suy yếu vĩnh viễn vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dịch chuyển theo hướng tăng cường vai trò của các ngành sản xuất trong nước. Còn hệ quả của việc phụ thuộc quá mức vào khí đốt Nga đã trở nên rõ ràng trong 2 năm qua, làm lộ “gót Asin” của mô hình tăng trưởng Đức.

Các thành viên chủ chốt của EU đang theo dõi chặt chẽ mọi thứ diễn ra ở Berlin. Hiện tại, triển vọng không hề hứa hẹn. Công ty tư vấn BCA Research tin rằng, tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Đức có thể kéo Khu vực đồng Euro đi xuống hoặc có tác động lan truyền đến các nền kinh tế khác, chẳng hạn như Pháp hoặc Italy.

Động lực tăng trưởng toàn cầu cầu trong 12 tháng qua dường như bỏ qua châu Âu. Khu vực này đang phải vật lộn với hậu quả của giá năng lượng cao, lãi suất cao để kiểm soát lạm phát và niềm tin tiêu dùng yếu kém.

Trong một số liệu công bố mới nhất, kinh tế Eurozone đang tiến triển chậm chạp nhưng dần ổn định. Tuy nhiên, điều này không đúng với Đức. Trong đó, so sánh 4 nền kinh tế lớn nhất Eurozone cũng đã cho thấy sự khác biệt rõ ràng. Nền kinh tế ở Tây Ban Nha tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ, với GDP tăng 0,8%, nền kinh tế Pháp tăng trưởng 0,3% và Italy 0,2%. Ngược lại, nền kinh tế Đức suy giảm, với GDP -0,1%.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-duc-bi-bo-lai-phia-sau-dau-tau-tang-truong-chau-au-dang-keo-lui-282678.html

Cùng chủ đề

“Họa vô đơn chí” có thể đẩy chính phủ “đèn giao thông” của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và khí hậu Đức Robert Habeck cảnh báo, chính phủ liên minh hiện nay có thể sụp đổ vào “thời điểm tồi tệ nhất”.

Trung Quốc tung gói kích thích khủng kéo tiêu dùng, nước Đức chưa thể “thở phào”

Trong nhiều năm, các đơn đặt hàng từ Trung Quốc đã giúp tạo ra hàng nghìn việc làm được trả lương cao ở Đức. Nhưng khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, nhu cầu đối với hàng hóa Đức đã thấp hơn và khiến nhiều doanh nghiệp của đầu tàu châu Âu gặp khó.

EU chính thức “khai hỏa”, Đức nói không nên kích động chiến tranh thương mại, Trung Quốc lập tức phản ứng

Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner viết: "Ủy ban châu Âu không nên kích động cuộc chiến thương mại dù kết quả bỏ phiếu cho thấy sự ủng hộ. Chúng ta cần một giải pháp thông qua đàm phán".

Thương mại với Nga và Trung Quốc ảm đạm, mô hình tăng trưởng bị phá vỡ, Đức làm gì để gỡ mác ‘kẻ ốm...

Không nên đánh giá thấp khả năng điều chỉnh và phục hồi của nền kinh tế số 1 châu Âu khi họ phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn...

Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao mua thực phẩm, nông dân vẫn “lao đao”

Tin xấu cho nông dân Thụy Sỹ lại trở thành tin tốt cho người tiêu dùng, những người đang phải trả giá thực phẩm cao nhất châu Âu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Khoảng 5.000 đại biểu sẽ tham dự Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Mới nhất

Khai hội Việt Nam xanh, bắt đầu hai ngày tràn ngập hoạt động thú vị

Dù đến 8h30 Ngày hội Việt Nam Xanh mới chính thức khai hội, song từ sáng sớm, rất nhiều người dân TP.HCM đã đến sớm, tìm hiểu các không gian xanh khi các gian hàng vừa mới mở cửa. ...

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương,...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và...

cát nạo vét sông Cỏ Cò dùng để đắp đập ngăn mặn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn thống nhất chủ trương sử dụng cát nạo vét từ Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện năm 2025. UBND thị xã Điện Bàn và Ban Quản lý...

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Mới nhất