Với quan điểm hạ tầng thông tin và truyền thông là một chỉnh thể thống nhất, hình thành trên cơ sở liên kết giữa mạng bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và hệ thống bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tạo lập môi trường an toàn tin cậy cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Toàn cảnh Hội nghị công bố quy hoạch hạ tầng Thông tin và Truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng cho chuyển đổi số quốc gia, mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế – xã hội, gắn kết sự phát triển trên không gian so với không gian phát triển vật lý truyền thống, tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và truyền thông được ưu tiên phát triển theo định hướng Make in Viet Nam, sử dụng sản phẩm, giải pháp do người Việt Nam làm chủ nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia. Phát triển nền tảng số như một hạ tầng mới nhằm triển khai nhanh, toàn dân, toàn diện các hoạt động thiết yếu của xã hội trên mới trường số đáp ứng việc tạo lập, truyền tải, lưu trữ, xử lý, chia sẻ dữ liệu số an toàn, tin cậy, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, góp phần tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh.
Về dữ liệu là tài nguyên, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra vùng động lực mới và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ưu tiên nguồn lực phát triển điện toán đám mây, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm dữ liệu khu vực. Đối với phát triển mạng bưu chính đồng bộ, hiện đại, gắn kết giữa thế giới thực và thế giới số, trở thành một trong những hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số. Theo đo mạng băng rộng cố định đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN) về chất lượng dịch vụ với mục tiêu phổ cập được tới tất cả các thôn, bản, bảo đảm 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu với 90% người sử dụng có thể truy nhập Internet cố định, tốc độ trung bình 200 Mb/s; 90%.
Ảnh minh họa |
Các tổ chức kinh tế – xã hội như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện, công sở tại khu vực thành thị có thể truy nhập Internet với tốc độ trung bình 01 Gb/s, đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN) về chất lượng dịch vụ, với mục tiêu tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu 40 Mb/s cho mạng 4G và 100 Mb/s cho mạng 5G; 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh, 100% các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo có thể truy nhập Internet với tốc độ tối thiểu 1Gb/s, 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã được kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Với việc hình thành các trung tâm dữ liệu quy mô lớn, theo tiêu chuẩn xanh, bám sát quy hoạch vùng năng lượng; bảo đảm các trung tâm dữ liệu được kết nối đồng bộ, dữ liệu liên thông và có khả năng dự phòng lẫn nhau, thúc đẩy phát triển công nghiệp dữ liệu lớn, nâng cao hiệu suất và khai thác hiệu quả các trung tâm dữ liệu hiện có hướng đến đến năm 2025 hình thành và triển khai các trung tâm dữ liệu quốc gia là hạ tầng phục vụ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung khác theo quy định của pháp luật, Trung tâm dữ liệu quốc gia do nhà nước chủ trì tổ chức công tác xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành. Mục tiêu, quy mô, loại hình, vai trò, phạm vi, định hướng khai thác sử dụng của mỗi trung tâm dữ liệu quốc gia thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án, dự án trung tâm dữ liệu quốc gia, tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả đầu tư, không chồng chéo, lãng phí.
Ưu tiên triển khai sớm các trung tâm dữ liệu quốc gia có vai trò phục vụ cung cấp hạ tầng dùng chung cho cơ quan nhà nước; tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác, chia sẻ, phân tích và điều phối dữ liệu để trở thành hạ tầng tham gia cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chính phủ, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Với việc an toàn thông tin mạng, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết, gắn kết, song hành với hoạt động chuyển đổi số trong toàn bộ quá trình thiết kế, thử nghiệm, đánh giá, vận hành, khai thác, phát triển các hệ thống kỹ thuật, giải pháp, nền tảng bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển ổn định, bền vững, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia. Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng Việt Nam văn minh, lành mạnh. Xây dựng được hệ thống Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.
Hình thành được thị trường về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, có sự cạnh tranh và ảnh hưởng trên toàn khu vực và thế giới. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tận dụng các công nghệ nguồn mở để tự chủ công nghệ và phát triển, làm chủ thị trường an toàn thông tin mạng, an ninh mạng Việt Nam, đóng góp vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội để hình thành công nghiệp công nghệ số, tạo ra các cụm khu công nghệ thông tin tập trung tại một số vùng bảo đảm sự liên kết trong nghiên cứu, làm chủ công nghệ với sản xuất các sản phẩm công nghệ số đáp ứng được yêu cầu cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Thanh Tú