Trang chủKịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh

Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh

Đang có khá nhiều kịch bản được giới chuyên gia kinh tế đưa ra cho năm 2025, với nhiều giả thiết khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là kịch bản nào cũng trông vào động lực tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp.

Kinh tế 2025: Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh

Đang có khá nhiều kịch bản được giới chuyên gia kinh tế đưa ra cho năm 2025, với nhiều giả thiết khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là kịch bản nào cũng trông vào động lực tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp.





Năm 2024, tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân chỉ khoảng 7%, chưa bằng một nửa so với trước Covid-19 (17%).  Ảnh: Đ.T

Động lực nào cho tăng trưởng

Trong kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 của nhóm chuyên gia nghiên cứu tại BIDV, Việt Nam có thể đạt mức 7,5% ở kịch bản trung bình và 8% ở kịch bản tốt nhất. Mục tiêu tăng trưởng hai con số sẽ bắt đầu từ năm 2026.

Thông tin trên được TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV chia sẻ tại Hội thảo Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và Triển vọng 2025 được tổ chức cuối tuần trước. Tuy nhiên, ông cũng nói, việc Việt Nam muốn tăng trưởng đột phá vào thời điểm này là một thách thức.

Các dự báo cho thấy, kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, khi kết thúc năm 2024, mức tăng trưởng là 3,2%, giảm nhẹ so với mức 3,3% của năm 2023, giai đoạn 2011-2019 là 3,5%.

Trong khi đó, rủi ro địa chính trị còn cao, những rủi ro chính sách thương mại toàn cầu bắt đầu tăng vọt với các dự báo tăng thuế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức cầm quyền. “Đặc biệt, bảo hộ thương mại được dự báo tăng 3 lần so với năm 2019. Điều tra bán phá giá sẽ là công cụ khá phổ biến trong năm nay”, TS. Lực cảnh báo.

Bối cảnh quốc tế trên chắc chắn sẽ làm khó các mục tiêu tăng cao hơn nữa tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu, đầu tư trong năm 2025. Thậm chí, ngay cả khi nỗ lực tiếp tục thúc đẩy đầu tư công, thì cũng chỉ góp thêm được một vài điểm phần trăm vào tăng trưởng.

“Đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 37-40% GDP, trong đó khu vực tư nhân chiếm 56%. Tiêu dùng cuối cùng, bao gồm cả tiêu dùng của người dân và Chính phủ, đang chiếm khoảng 62,5% GDP. Quan điểm của tôi là động lực tăng trưởng năm nay sẽ dựa vào nội lực”, TS. Lực phân tích.

Mối lo doanh nghiệp có quá nhiều thách thức

Xác định tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân trong nước, nhưng TS. Lực rất băn khoăn khi có quá nhiều thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt. Đó là rủi ro pháp lý liên quan đến đất đai chậm xử lý, định giá đất còn nhiều vướng mắc; chi phí đầu vào cao, cụ thể là tiền lương tăng đáng kể, chi phí logistics tăng khoảng 30%, trong khi đơn hàng phục hồi không đồng đều…

“Đặc biệt, kế hoạch tinh gọn tổ chức bộ máy đang được Chính phủ triển khai rất nhanh có thể ảnh hưởng nhất định đến tiến độ thực hiện quy trình, thủ tục”, ông Lực chia sẻ.

Vấn đề là, thực trạng trên đang làm khó mong muốn cải thiện nhanh tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân.

Năm 2024, dù tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân có cải thiện so với mức tăng 2,7% của năm 2023, nhưng chỉ quanh mức 7%, chưa bằng một nửa so với trước Covid-19 (17%).

Không chỉ ở góc độ đầu tư, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) còn nhìn thấy sự chậm lại của tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp. Giai đoạn trước đại dịch, tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập mới trên số doanh nghiệp rút lui thường là 3 lần, nhưng năm 2023, tỷ lệ này là 1,26 và năm 2024, theo số liệu cập nhật, giảm xuống còn 1,18 lần.

Bà Thảo phân tích, điểm nghẽn lớn nhất là thể chế, từ văn bản đến thực thi. Thậm chí, việc sửa đổi, tháo gỡ các điểm nghẽn cũng tạo nên thách thức lớn cho hoạt động của doanh nghiệp khi thiếu sự tổng thể, vẫn là ngành nào sửa ngành đó.

“Doanh nghiệp thường hoạt động đa ngành, nên dù có hưởng lợi nhờ sự thông thoáng của một ngành, thì sẽ gặp khó khi vướng mắc vẫn còn ở các ngành khác. Ở địa phương, chia sẻ của nhiều doanh nghiệp cũng cho thấy sự chậm lại trong cải cách, không thấy nhiều sáng kiến cải cách như giai đoạn trước”, bà Thảo thẳng thắn chia sẻ những khảo sát về môi trường kinh doanh của CIEM.

Gỡ thể chế thế nào

Trong các kịch bản tăng trưởng, nếu không thúc đẩy sự gia tăng của khu vực doanh nghiệp tư nhân, thì các mục tiêu sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí, bài toán tăng trưởng trên 8% và cao hơn sẽ rất thách thức.

“Sau 35 năm phát triển kinh tế tư nhân, tính từ Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, chúng ta vẫn cứ làm khó doanh nghiệp”, ông Nguyễn Duy Ninh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm chia sẻ và nhắc đến việc hàng loạt cơ chế, chính sách “làm khó” doanh nghiệp cứ tồn tại, còn quy định hỗ trợ lại chỉ có trên… văn bản.

Chẳng hạn, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho khu vực này từ năm 2017 vẫn chưa được áp dụng. Các quỹ bảo lãnh tín dụng ôm núi tiền, nhưng không thể cho vay…

Thậm chí, TS. Lực đề nghị ban hành nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân, thay thế cho Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì nhiều nội dung không được triển khai quyết liệt.

Trong Hội thảo, nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đề xuất 6 nhóm chính sách để đạt được kịch bản tăng trưởng cao nhất. “Các khuyến nghị đều hướng tới thúc đẩy môi trường kinh doanh. Suy cho cùng, doanh nghiệp là động lực tăng trưởng chính, cần thúc đẩy kinh doanh sáng tạo và bền vững cho họ”, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR khuyến nghị.

Các nhóm chính sách theo khuyến nghị của VEPR

Một là, ổn định kinh tế vĩ mô với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, tránh tư duy nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong tăng trưởng.

Hai là, cải cách và tinh gọn bộ máy nhà nước hướng tới hệ thống thể chế và quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực thi để giảm rủi ro kinh doanh và chi phí tuân thủ.

Ba là, thúc đẩy động lực phát triển bền vững, dựa trên các mô hình tăng trưởng mới và gắn với xu hướng thương mại – đầu tư toàn cầu để có được tăng trưởng cao.

Bốn là, với những rủi ro ngắn hạn, cần đảm bảo dư địa chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô để hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Năm là, trong trung hạn, giải quyết các điểm còn hạn chế – dưới mức trung bình – là cơ sở hạ tầng, trình độ và kỹ năng cho lược lương lao động và khoa học công nghệ.

Sáu là, trong dài hạn, xây dựng chiến lược và thực hiện các chính sách phát triên có mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời đảm bảo việc giải ngân đầu tư công một cách hiệu quả.





Nguồn: https://baodautu.vn/kinh-te-2025-kich-ban-tang-truong-nao-cung-can-doanh-nghiep-manh-d238963.html

Cùng chủ đề

Năm 2024 tăng trưởng hơn 7%, quy mô GDP nền kinh tế khoảng 476 tỉ USD

Tốc độ tăng GDP năm 2024 đạt 7,09%, nâng quy mô GDP nền kinh tế lên mức 11.512 ngàn tỉ đồng, tương đương khoảng 476 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD/người, tăng 377 USD so với năm 2023. GDP bình...

Hải Dương đầu tư khu công nghiệp tạo “đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng, Hải Dương chú trọng hoàn thiện cơ bản hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, tạo đòn bẩy thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Hải Dương đầu tư khu công nghiệp tạo “đòn bẩy” tăng trưởng kinh tếVới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng Đồng...

Chuyên gia nói về động lực giúp Việt Nam tăng trưởng 8% năm 2025

TPO - Các chuyên gia đánh giá, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% như Thủ tướng đặt ra trong năm nay là khá cao. Để đạt được mục tiêu cần có những chính sách đột phá hỗ trợ các doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số và lan tỏa dòng vốn đầu tư công thực sự hiệu quả. TPO - Các chuyên gia đánh giá, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%...

Năm 2025, Quảng Nam phấn đấu tăng trưởng 9,5

Kinhtedothi-Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cho rằng mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025 đặt ra nhiều nhiệm vụ thách thức, đòi hỏi tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đột phá chiến lược và đa dạng nguồn vốn đầu tư. Làm rõ nhiều vấn đề tồn đọng Ngày 3/1/2025, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình...

Chọn các dự án quan trọng, cấp bách cho ĐBSCL

TPO - Chiều 3/1, Phó Thủ tướng Lê Thành Long - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ 5 của Hội đồng điều phối. TPO - Chiều 3/1, Phó Thủ tướng Lê Thành Long - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ 5 của Hội đồng điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó

UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức 2 đợt đấu thấu trái phiếu chính quyền địa phương năm 2023 với khối lượng 500 tỷ đồng nhưng không có nhà đầu tư nào trúng thầu. Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khóUBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức 2 đợt đấu thấu trái phiếu chính quyền địa phương năm 2023 với khối lượng 500 tỷ đồng nhưng không có nhà đầu tư...

Thay đổi chính sách vì một hệ thống y tế công bằng hơn

Các chính sách y tế mới được triển khai trong năm 2024 đã tác động tích cực đến quyền lợi của người dân. Những thay đổi trong các lĩnh vực bảo hiểm y tế, dược phẩm, công nghệ y tế đang tạo ra những cải thiện đáng kể về chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế. Các chính sách y tế mới được triển khai trong năm 2024 đã tác động tích cực đến quyền lợi của người...

Bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đaiPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết...

Mất hút trái phiếu doanh nghiệp sản xuất

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng mạnh năm 2024, nhưng chủ yếu tăng ở nhóm ngân hàng, trong khi trái phiếu doanh nghiệp sản xuất mất hút. Trái phiếu phi ngân hàng được kỳ vọng tăng tốc trở lại trong năm 2025. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng mạnh năm 2024, nhưng chủ yếu tăng ở nhóm ngân hàng, trong khi trái phiếu doanh nghiệp sản xuất mất hút. Trái phiếu phi ngân hàng được kỳ...

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn

Tiếp tục tạo đột phá trong thu hút đầu tư, Hải Dương trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, có tiềm lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và nhiều dự án thân thiện với môi trường. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớnTiếp tục tạo đột phá trong thu hút đầu tư, Hải Dương trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu...

Bài đọc nhiều

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Thủ phủ bưởi Diễn tất bật thu hoạch phục vụ Tết

Người dân đất trồng bưởi Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) thơm ngon nổi tiếng đang tất bật thu hoạch để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 3/1, tại thủ phủ bưởi Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội), các nhà vườn đang tất bật thu hoạch bưởi để kịp cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2025....

Tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá theo lộ trình thị trường

Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tiến cho biết: Năm 2025 sẽ thực hiện kiểm tra 4 chuyên đề gồm mặt hàng nông, lâm, thủy sản; tư liệu sản xuất; công nghiệp tiêu dùng và lĩnh vực thẩm định giá trong năm 2025. ...

Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể

Hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kểHơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Thông tin cập nhật của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và...

Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp

(ĐCSVN) - Chiều 28/12, dự Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn thực hiện cơ cấu lại theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Giá heo hơi hôm nay 7/1/2025: Đồng loạt đứng giá

Giá heo hơi hôm nay 7/1/2025 ghi nhận sự đứng giá trên toàn sau nhiều ngày liên tục giá tăng trở lại tại một số tỉnh thành khu vực miền Nam. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (7/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự ổn định tại các tỉnh thành. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/1/2025: Đồng loạt tăng kỳ hạn ngắn, áp sát mức trần

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/1/2025, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng) ngày một sôi động với gần 20 nhà băng niêm yết từ 4%/năm, thậm chí áp sát lãi suất trần 4,75%/năm. Nhìn vào diễn biến lãi suất tiền gửi hai tuần gần đây có thể thấy sự biến đổi mạnh mẽ đối với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng.  Không giống như lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên...

Bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đaiPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết...

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025, trong nước ổn định mức cao

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 7/1. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 7/1/2025 như sau, với chuỗi nhiều phiên tăng giá, thị trường trong nước đã ổn định, tuy nhiên giá vẫn neo ở mức cao, trong đó tại...

Yếu tố nào có thể tạo áp lực lạm phát trong năm 2025?

DNVN - Áp lực lạm phát trong năm 2025 có thể đến từ nhiều yếu tố. Trong đó có sự khắc nghiệt của chính sách thuế từ chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, chi phí nhập khẩu nguyên nhiên liệu và việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các dịch...

Mới nhất

Sức mua chậm, nhà vườn tăng bán online

Còn hơn ba tuần nữa là Tết âm lịch, nhu cầu về hoa Tết còn im ắng, kể cả khách mua sỉ, nên nhiều nhà vườn đã chủ động livestream để bán hàng và cho biết sẽ đầu tư mạnh cho kênh bán hàng này trong thời...

Chiêm ngưỡng di sản vườn cổ độc đáo của Bắc Kinh tại Hoàng thành Thăng Long

Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa TP Hà Nội và TP Bắc Kinh (Trung Quốc), sáng 11/9 Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức triển lãm “Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh’’. Đây là triển lãm tiếp theo...

Hoàng thành Thăng Long hợp tác với Đô thị cổ Provins trong bảo tồn di sản

Sáng 1/10, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Đô thị cổ Provins thực hiện Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác để cùng nhau thực hiện các chương trình, dự án hợp tác văn hóa với quy mô rộng lớn hơn.  Phát biểu tại lễ ký kết, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di...

Thay đổi chính sách vì một hệ thống y tế công bằng hơn

Các chính sách y tế mới được triển khai trong năm 2024 đã tác động tích cực đến quyền lợi của người dân. Những thay đổi trong các lĩnh vực bảo hiểm y tế, dược phẩm, công nghệ y tế đang tạo ra những cải thiện đáng kể về chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế. Các chính...

Mới nhất