Đồng Nai và Bình Dương.
Đầu tháng 7-2023, tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ, Sở GT-VT TP.HCM đã trình bày phương án kéo dài tuyến đường sắt đô thị TP.HCM số 1 (tuyến metro số 1) vềViệc kéo dài tuyến metro số 1 về Đồng Nai, Bình Dương là cần thiết để tăng cường kết nối vùng. Ảnh: CTV |
Việc thực hiện kéo dài tuyến metro số 1 cũng là mong muốn của các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
* Cần thiết kéo dài tuyến metro số 1
Theo Sở GT-VT TP.HCM, liên quan đến chủ trương nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 về các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, TP.HCM và các tỉnh đã thống nhất về sự cần thiết đầu tư, phương án tuyến.
Đối với Đồng Nai, vào tháng 3-2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 615/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển GT-VT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh đưa vào quy hoạch xây dựng đường sắt đô thị, tuyến kết nối TP.Biên Hòa với TP.HCM. Hiện nay, TP.HCM đang xây dựng tuyến metro số 1 từ Bến Thành đến Suối Tiên, vì vậy nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 thêm khoảng 13,5km từ ga Suối Tiên đến ngã ba Chợ Sặt.
Trên cơ sở đó, Sở GT-VT TP.HCM đã nghiên cứu phương án tuyến để kéo dài tuyến metro số 1 về các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Sở GT-VT TP.HCM kiến nghị các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương rà soát quy hoạch tuyến, vị trí các ga, depot, trong đó có việc cần thiết điều chỉnh các quy hoạch liên quan; dự kiến các khu vực phát triển TOD (Transit-Oriented Development – phát triển đô thị theo định hướng quy hoạch giao thông công cộng sức chở lớn tần suất cao). Đồng thời, các tỉnh cũng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các tuyến nhánh đường sắt đô thị trên mỗi địa bàn.
|
Cụ thể, về phương án tuyến đoạn 1 (đoạn chung) sẽ từ ga bến xe Suối Tiên (đã xây dựng, thuộc tuyến metro số 1 TP.HCM), tuyến tiếp tục đi trên cao bên phải quốc lộ 1 rồi vượt sang trái để về ga Bình Thắng (ký hiệu S0) trước nút giao Tân Vạn trên địa bàn P.Bình Thắng (TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương), đoạn này khoảng 1,8km.
Từ đây, 2 tuyến nhánh độc lập sẽ chạy về địa bàn các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Đoạn 2 sẽ gồm 2 nhánh, trong đó nhánh 1 hướng về Đồng Nai với chiều dài khoảng 18,3km, đi trên cao. Nhánh 2, hướng về Bình Dương với chiều dài gần 30km, đi trên cao. Đoạn còn lại về cuối tuyến, chiều dài khoảng 13,3km sẽ bám theo quy hoạch của tỉnh Bình Dương.
Về phương án tuyến, đoạn tuyến từ ga bến xe Suối Tiên đến ga Bình Thắng (S0) đã nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, Sở GT-VT TP.HCM sẽ xem xét, tham mưu UBND TP.HCM các phương án phối hợp, hỗ trợ và tham gia góp vốn đầu tư cần thiết. Đoạn này nhất thiết cần được đầu tư để tiếp tục triển khai các đoạn, nhánh tiếp sau.
Theo Giám đốc Sở GT-VT Lê Quang Bình, hiện nay tỉnh chưa hình thành các tuyến đường sắt đô thị. Do đó, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị kết nối với TP.HCM, Bình Dương sẽ giúp giảm tải rất lớn cho hệ thống giao thông đường bộ.
* Đầu tư trước một phần nhánh 1
Trong phương án do Sở GT-VT TP.HCM đưa ra, tuyến đường sắt kéo dài về tỉnh Đồng Nai có sự thay đổi so với đề xuất trước đó của UBND tỉnh.
Theo đó, tuyến kéo dài trên địa bàn tỉnh sẽ đến khu vực xã Hố Nai 3 (H.Trảng Bom) thay vì đến khu vực ngã ba Chợ Sặt (TP.Biên Hòa) như đề xuất trước đây.
Cụ thể, đối với tuyến đi qua địa bàn tỉnh sẽ có 3 đoạn gồm: đoạn từ ga S0 đến ngã ba Vũng Tàu; đoạn từ ngã ba Vũng Tàu đến Chợ Sặt và đoạn từ ngã ba Chợ Sặt về khu vực xã Hố Nai 3.
Trong đó, đoạn từ ga S0 đến ngã ba Vũng Tàu có chiều dài khoảng 3,8km và có sự thay đổi so với quy hoạch điều chỉnh phát triển GT-VT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013 theo Quyết định số 568/QĐ-TTg.
Việc kéo dài tuyến metro số 1 về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương là cần thiết để tăng cường kết nối vùng. Ảnh: C.T.V |
Trong khi đó, đoạn tuyến từ ngã ba Vũng Tàu đến Chợ Sặt có chiều dài khoảng 8,9km sẽ có hướng tuyến theo quy hoạch số 568.
Đối với đoạn bổ sung so với quy hoạch số 615 của UBND tỉnh, từ ngã ba Chợ Sặt về khu vực xã Hố Nai 3 có chiều dài khoảng 5,6km để kết nối về depot (khoảng 10ha) cho tuyến metro nhánh 1.
Về kịch bản đầu tư, theo kết quả nghiên cứu, đề xuất của Công ty CP Tư vấn thiết kế GT-VT phía Nam (TEDI South), về lưu lượng, nhu cầu vận chuyển khách, trong giai đoạn trước mắt, có thể nghiên cứu đầu tư trước đoạn tuyến từ ga bến xe Suối Tiên – ga Bình Thắng (S0) và một phần nhánh 1. Trong đó có thể tính toán sử dụng chung depot Long Bình của tuyến metro số 1 trong thời gian depot này chưa khai thác hết công suất. Đối với đoạn từ ga S0 về Khu liên hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ Bình Dương, trước mắt có thể tổ chức vận chuyển khách bằng các tuyến BRT (xe buýt nhanh) theo kế hoạch. Khi nhu cầu giao thông vận chuyển khách đạt mức cao hơn thì sẽ đầu tư xây dựng tiếp nhánh 2.
Theo đánh giá của Sở GT-VT TP.HCM, các đoạn tuyến từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga Bình Thắng (S0) và các nhánh đi về Đồng Nai, Bình Dương đều đi trên cao nên công nghệ xây dựng không quá phức tạp so với xây dựng ngầm. Đồng thời, còn giúp nâng cao cảnh quan đô thị nếu được thiết kế tốt.
Phạm Tùng
.