Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông nên cứu trợ kiểu "mạnh ai nấy làm"

Không nên cứu trợ kiểu “mạnh ai nấy làm”

Để cứu trợ sau bão lũ hiệu quả, điều quan trọng là đi “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích.

Cứu trợ sau bão lũ: Cần trao đúng 'cái cần câu'
Tác giả bài viết, cư sĩ Lưu Đình Long (trái) trong một chuyến cứu trợ bà con. (Ảnh: NVCC)

Cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh thành phía Bắc vừa qua được đánh giá cơn bão mạnh nhất 30 năm qua. Người đứng đầu Chính phủ khi trực tiếp xuống những nơi bị ảnh hưởng nặng nhứt của bão lũ, đặc biệt là tại Làng Nủ (Lào Cai) đã bật khóc vì độ thảm khốc, nỗi đau quá lớn của đồng bào.

Báo cáo tại “Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng” tổ chức sáng 15/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng.

Trong số đó, khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gẫy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310.000 cây xanh đô thị gẫy đổ.

Đến nay, đã có 353 người chết, mất tích, khoảng 1.900 người bị thương và tác động sang chấn tâm lý nặng nề cho nhiều người dân tại khu vực thiên tai, nhất là trẻ em, người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương.

Nên “thăm khám” địa bàn

Trong bão lũ kinh hoàng lần này, sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, các cấp từ Trung ương đến địa phương, cùng tinh thần san sẻ của người dân đã phần nào xoa dịu, khắc phục bước đầu những thiệt hại. Vấn đề cần nhất trong lúc này, ngoài lương thực thực phẩm cứu đói tại chỗ với tinh thần không để bất cứ người dân nào đói, rét thì việc sửa chữa, phục hồi các công trình công cộng, dân sinh, trường học bị hư hại phải làm càng sớm càng tốt.

Càng về cuối năm, bão lũ càng phức tạp hơn nên cũng cần các phương án phòng chống hữu hiệu, tránh thiệt hại ở mức thấp nhất có thể. Sau khi lo cứu đói, chống rét cho dân, dựa vào các nguồn lực hỗ trợ, đóng góp của nhà nước, nhân dân, chung tay của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp… tùy theo mức độ thiệt hại của từng vùng, từng địa phương mà có hỗ trợ kịp thời, cụ thể, để người dân từng bước vực dậy.

Thực tế hiện nay, các đoàn cứu trợ ở ta đa phần hoạt động theo hướng tự nguyện. Đã là tự nguyện nên tất cả đều tùy tâm. Do vậy, đôi khi các đoàn từ thiện chưa nắm địa bàn, chưa nắm đúng, đủ nhu cầu thực tế của người dân các địa phương trong vùng bão lũ nên chưa có sự điều tiết từ số lượng đến thể loại hàng cứu trợ phù hợp.

Điều này dẫn tới việc, có thể có nơi nhận nhiều, nơi nhận ít; có những thứ người dân cần thực sự để xây dựng lại cuộc sống không được trao nhưng dư dả các nhu yếu phẩm khiến hư, mốc, hoặc sử dụng không hết phải bỏ. Cứu đói, cứu rét rất cần trong lúc nguy cấp, nhưng sau đó cần phải được tìm hiểu kỹ, để “đáp ứng” các nhu cầu thực tế của người dân. Theo tôi, đó mới là cách để thực hiện cứu trợ, từ thiện hiệu quả.

Cách cho và của cho trong thời nay không còn là câu chuyện thái độ đến với người nghèo khó, bị ảnh hưởng tai ương, dịch bệnh mà là làm như thế nào cho khoa học. Rất đau lòng khi có những nơi có quá nhiều đoàn cứu trợ đem mì ăn liền, bánh chưng, bánh tét tới, không dùng hết phải bỏ vì hư, thiu, quá hạn.

Thêm nữa, việc không thông thạo địa hình, giữa bão lũ còn ngổn ngang, các đoàn cứu trợ đôi khi thiếu các kỹ năng, làm không đúng chức năng dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Đây cũng là điều mà các đoàn cứu trợ cần lưu ý để có thể làm việc thiện dài hơi, lợi người lợi mình.

Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động cứu trợ, đó chính là “hiểu và thương”. Thương người đang khó, khổ, gặp thiên tai, mất mát là tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Nhưng thương phải hiểu, đối tượng cần gì để mang tới chứ không phải đem tới cái mình có hoặc cái mình nghĩ rằng họ cần.

Cứu trợ sau bão lũ: Cần trao đúng 'cái cần câu'
Xe chở đồ ủng hộ của bà con xã Quảng Hải, Quảng Xương, Thanh Hóa đến với người dân vùng lũ lụt ở Lào Cai, hôm 13/9. (Nguồn: VNE)

Làm gì cũng cần phải có “la bàn” chỉ đường thì mới không lạc. Thực tế, trong hoàn cảnh này, vai trò dẫn đường chính là địa phương nơi xảy ra thiên tai. Các đoàn từ thiện có thể thông qua chính quyền địa phương, phối kết chặt chẽ với họ để có thể chia sẻ hữu hiệu các nguồn lực mình có, huy động được.

Nhiều năm trước, khi tham gia tình nguyện ở CLB Ngàn Hạc Giấy, anh Bùi Nghĩa Thuật, chủ nhiệm bấy giờ đã rất kinh nghiệm khi làm các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ đã chia sẻ các bước để có thể trao đúng “cái cần câu” mà người dân địa phương ấy cần, trong đó quan trọng nhất là việc đi tiền trạm.

Đó chính là đi “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được họ cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích mới giúp hiệu quả. Chúng ta không thể đem bò giống ra vùng biển bảo người ta chăn nuôi và cũng không thể đem thuyền thúng lên núi kêu họ ra khơi, bảo giúp họ thoát nghèo, dù giá trị món quà lớn tới đâu.

Tránh làm theo phong trào

Cứu người trong thiên tai như cứu hỏa, nhưng không phải là chuyện chuyên môn của tất cả người dân. Tôi cũng như nhiều người xúc động khi thấy những chiếc xe lớn dìu xe bé hay người đi bộ tránh cơn gió to. Đó cũng là sự chia sẻ trong tình huống đặc biệt.

Nhưng sau bão lũ, các hoạt động chuyên nghiệp của Nhà nước thuộc các ngành như công an, quân đội, y bác sĩ, hội chữ thập đỏ, mặt trận Tổ quốc… sẽ giúp người dân nhanh chóng giải quyết các vấn đề căn cốt. Khi đó, người dân có thể hòa cùng, chung sức cho những nơi công cộng sớm được tái thiết bằng cách góp công góp sức.

Để cứu trợ hiệu quả, cần “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được họ cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích mới giúp hiệu quả. Chúng ta không thể đem bò giống ra vùng biển bảo người ta chăn nuôi và cũng không thể đem thuyền thúng lên núi kêu họ ra khơi, bảo giúp họ thoát nghèo, dù giá trị món quà lớn tới đâu.

Trong đợt thiên tai này, Mặt trận Tổ quốc đã lần đầu tiên công bố kê khai khoản nhận. Nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chung tay rất nhiều và họ theo dõi được sự đóng góp của chính mình. Theo tôi, việc giải ngân hiệu quả nguồn lực đóng góp của toàn dân cũng cần minh bạch để người dân thấy được giá trị cộng hưởng, thấy được đóng góp của họ đem lại sự thay đổi tích cực cho đối tượng thụ hưởng, chắc chắn “của ít lòng nhiều”, những lần sau họ sẽ gửi gắm một cách tích cực hơn.

Tôi nghĩ, khi nguồn lực được tập trung, không phân tán, kiểu “mạnh ai nấy làm” sẽ tạo ra những giá trị rõ rệt hơn, tránh lãng phí, chồng chéo… Ví dụ, qua theo dõi thông tin, tôi thấy làng đào ở Hà Nội bị ngâm nước và chết hết. Họ cần hồi phục sản xuất ra sao, địa phương, người dân rõ nhất trong vấn đề sinh kế này. Do vậy, sử dụng nguồn lực từ thiện hướng đến họ chính là giúp khôi phục làng đào.

Ở những địa phương khác cũng vậy, có người cần dựng lại nhà, để an cư, trước mắt khi an ổn chỗ ở thì họ sẽ bắt tay khôi phục sản xuất. Đó chính là cứu trợ khoa học, lâu dài. Tránh làm theo phong trào, “bắt đúng bệnh” thì trị mới mau khỏi, hỗ trợ sinh kế cho dân cũng vậy.

Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong việc rà soát các thôn bản bị vùi lấp, các gia đình mất nhà, tổ chức tái định cư tại nơi an toàn trước 31/12/2024 phải hoàn thành, yêu cầu là nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ, nhà ở có nền cứng, vách cứng, mái cứng. Như yêu cầu cấp bách của Thủ tướng, bên cạnh cứu trợ thì ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng chính là kim chỉ nam trong lúc này.

Cư sĩ Lưu Đình Long có 16 năm tổ chức hoạt động chia sẻ quà Tết “Niềm vui bất ngờ”, “Vui Tết Trung thu cùng trẻ nghèo”, thành viên Quỹ học bổng “Tiếp sức tương lai”… Anh là tác giả của các đầu sách: Lắng nghe hơi thở, Tâm kinh mình thuyết cho mình, Như mây thong dong, Như gió an lành, Bình an mà sống, Sống tích cực, thương chân thành.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khong-nen-cuu-tro-kieu-manh-ai-nay-lam-286592.html

Cùng chủ đề

Cụ ông 107 tuổi trích tiền tiết kiệm lương hưu ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 17/9, bà Lê Thị Vinh, Bí thư Chi bộ thôn Cự Đà, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết những ngày qua, địa phương phát động kêu gọi, vận động người dân quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai."Hành động của cụ khiến nhiều người rất xúc động. Cụ là một đảng viên gương mẫu. Tấm lòng của cụ thật đáng trân trọng,...

Trường học tại Đà Nẵng được chủ động cho học sinh nghỉ nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ

Sáng 18/9, thời tiết phức tạp, mưa lớn, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động đề xuất cho học sinh nghỉ học nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ.

Chương trình nghệ thuật “Việt Nam kiên cường” quyên góp 2,85 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ

Chương trình "Việt Nam kiên cường" được tổ chức với mong muốn thông qua nghệ thuật khơi dậy những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp từ các nhà đồng hành, các mạnh thường quân, các nghệ sĩ và đặc biệt là những tấm lòng hảo tâm của...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Truyền hình trực tiếp “Điểm tựa Việt Nam”

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) với cường độ rất mạnh đã tràn vào các tỉnh miền bắc nước ta gây thiệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường học tại Đà Nẵng được chủ động cho học sinh nghỉ nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ

Sáng 18/9, thời tiết phức tạp, mưa lớn, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động đề xuất cho học sinh nghỉ học nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ.

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Tổng thống đắc cử Mexico cự tuyệt lời mời thăm Ukraine, phương Tây đã mệt mỏi với xung đột?

Tổng thống đắc cử Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố sẽ không thăm Ukraine, đồng thời khẳng định duy trì quan hệ với các quốc gia không “đối đầu” với đất nước Bắc Mỹ này.

Hành trình 30 năm mèo máy Doraemon ở Việt Nam

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng Nhà xuất bản Kim Đồng và Lân Tinh Foundation giới thiệu triển lãm đặc biệt mang tên "Từ Đôrêmon tới Doraemon: 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam".

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.

Bài đọc nhiều

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Trưởng ban phụ huynh bật khóc vì chuyện chiếc điều hòa cuối năm học

Mỗi dịp đầu năm học, vai trò của Ban đại diện phụ huynh luôn trở thành chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cha mẹ học sinh và giáo viên. Liệu Ban phụ huynh có thực sự đại diện cho tiếng nói của phụ huynh và làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình? Diễn đàn Vai trò của Ban đại diện phụ huynh trong nhà trường do chuyên mục Giáo dục của VietNamNeti mong...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk đề nghị thanh tra việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

TPO - Quá trình thanh tra, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk phát hiện nhiều địa phương chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên không đúng quy định. Có địa phương chi không đúng tới hơn 5,6 tỷ đồng. Thanh tra tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo và đề xuất hướng xử lý việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trên địa bàn. Trước đó, Thanh...

Sinh viên Đại học Đông Á ủng hộ khắc phục hậu quả bão Yagi

DNVN - Tại lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025 sáng 18/9, trường Đại học Đông Á đã trao 500 triệu đồng cho đại diện Uỷ ban MTTQVN TP Đà Nẵng hỗ trợ đồng bào phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), công bố hơn 29 tỷ đồng học...

Trường học tại Đà Nẵng được chủ động cho học sinh nghỉ nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ

Sáng 18/9, thời tiết phức tạp, mưa lớn, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động đề xuất cho học sinh nghỉ học nếu xảy ra ngập, lụt cục bộ.

Mới nhất

Dân vùng ‘rốn lũ’ ở Đà Nẵng nghỉ làm, dọn đồ tránh ngập lụt

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số khu dân cư trên đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) - nơi được xem là "rốn lũ" của Đà Nẵng có dấu hiệu ngập úng. Khu vực đường Mẹ Suốt đã có nhiều lần ngập nặng,...

Huy động 7.000 lượt người tái hiện sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc

(Dân trí) - Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 sẽ được Cà Mau tổ chức trong tháng 11 với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sáng 18/9, UBND tỉnh Cà Mau cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp báo quý III và thông tin Lễ kỷ niệm 70 năm sự...

Chứng sĩ chung tay khắc phục thiệt hại bão Yagi với chiến dịch HonorFX: Cùng trade – Cùng sẻ chia | Doanh nhân |...

Cơn bão Yagi vừa qua đã để lại những vết thương sâu sắc trên đất nước, đặc biệt là đồng bào ở phía Bắc tổ quốc. Hàng ngàn ngôi nhà bị cuốn trôi, ruộng vườn hoa màu bị tàn phá, cuộc sống của người dân bị...

Du lịch Quảng Ninh nhanh chóng phục hồi hoạt động sau cơn bão lịch sử Yagi

“Với sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Chính phủ, các công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ là định hướng rõ nét cho tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực du lịch được thông suốt và thực hiện nghiêm, tránh rủi...

Hình ảnh mới nhất về nhà ga gần 11.000 tỷ đồng của sân bay Tân Sơn Nhất

TPO - Công trình nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất hiện đã đạt 70% tổng khối lượng. Ban Quản lý dự án cho biết còn khoảng 200 ngày để “chạy nước rút” đưa công trình vào vận hành, khai thác đúng dịp 30/4/2025. Những ngày giữa tháng...

Mới nhất