Trang chủDestinationsThái BìnhKhông lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm...

Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo


Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo tại phiên họp sáng 15/6. (Ảnh: DUY LINH).

Sáng 15/6, tiếp tục chương trình phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự thảo Nghị quyết đã được Quốc hội thảo luận tại tổ ngày 30/5 và hội trường ngày 9/6 vừa qua, với 123 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu.

Các đại biểu Quốc hội cơ bản đều tán thành sự cần thiết và đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự thảo Nghị quyết, cho rằng việc sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13 bảo đảm thống nhất, kịp thời thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/0/2023 của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Không áp dụng lấy phiếu tín nhiệm đồng loạt đối với tất cả các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn

Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 2), một số ý kiến đề nghị bổ sung đầy đủ các đối tượng do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm.

Liên quan vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, để bảo đảm hiệu quả, thiết thực của việc lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo Nghị quyết chỉ xác định đối tượng thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, có tầm ảnh hưởng nhất định đến việc ban hành và thực thi chính sách hoặc người giữ chức vụ tại các cơ quan có vai trò lãnh đạo, hoạt động thường xuyên, mà không áp dụng đồng loạt đối với tất cả các chức vụ, chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết được chỉnh lý theo hướng quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, đây là vấn đề phát sinh từ thực tiễn trên cơ sở thực hiện chế độ, chính sách trong công tác cán bộ, trong đó có tiêu chuẩn về sức khỏe đối với cán bộ lãnh đạo nên cần có quy định phù hợp để điều chỉnh.

Các nội dung cụ thể như tiêu chí xác định bệnh hiểm nghèo, cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận,… là các vấn đề chuyên môn, cần thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và phân cấp quản lý cán bộ. Trường hợp cần thiết, trong quá trình tổ chức thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Gửi báo cáo giải trình (nếu có) chậm chất 3 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm

Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự thảo Nghị quyết được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm theo danh sách dự kiến chuẩn bị báo cáo (khoản 1 Điều 8 và Điều 9).

Tại kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân sẽ trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm (điểm a khoản 8 Điều 10 và Điều 11).

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

Có ý kiến đề nghị chỉnh lý theo hướng người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm báo cáo giải trình về những nội dung được nêu trong báo cáo tổng hợp, tập hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các báo cáo này phải được gửi đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu thống nhất tiếp thu các ý kiến nêu trên và chỉnh lý quy định tại Điều 10 và Điều 11 của dự thảo Nghị quyết theo hướng khi nhận được báo cáo tổng hợp, tập hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gửi đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm.

Chậm nhất là 3 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp, tập hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu có yêu cầu.

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 12, Điều 17), Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu cho biết, các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ, đúng tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết này không quy định quá chi tiết về tất cả các trường hợp và thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước.

Cũng tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng giải trình, làm rõ một số nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm như về các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 13), về thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 14), về cam kết giải quyết kiến nghị, phản ánh của cử tri và nhân dân…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cơ bản đồng tình với báo cáo, đánh giá công tác tổng hợp ý kiến, tiếp thu giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã được tiến hành rất khẩn trương, trách nhiệm.

Trên cơ sở góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật phối hợp chặt chẽ với Ban Công tác đại biểu và các cơ quan hữu quan rà soát kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, thống nhất với Nội quy Kỳ họp Quốc hội (đã được sửa đổi, bổ sung).

Đồng thời, rà soát lại các nội dung cần phải trao đổi, thống nhất trong Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ để quyết định có báo cáo Bộ Chính trị hay không.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị rà soát lại khâu biên tập, bảo đảm dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV - kỳ họp dự kiến khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. 39 nội dung sẽ được xem xét tại Kỳ họp thứ 8 Theo đó, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ khai mạc...

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 4247/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Theo đó, ngày 12/9/2024, tại Phiên họp thứ 37 (tháng 9/2024), Ủy ban Thường...

Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em

Chiều 12/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8/2024. Cử tri bày tỏ chia sẻ, đồng cảm với những thiệt hại, mất mát do bão số 3 gây ra Báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, trước...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO - Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy truyền thống đoàn kết, “tương thân tương ái”, “lá lành, đùm lá rách” của dân tộc, sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, trước khi khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức lễ quyên góp, ủng hộ đồng bào...

Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp thường kỳ thứ 37 để cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 và xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, với khối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Sẽ xử lý vụ đăng video “Quả báo Làng Nủ Lào Cai”

Chiều 18.9, đại diện Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội trao đổi với phóng viên Lao Động, Sở đã nắm được thông tin video có tựa đề "Quả báo Làng Nủ Lào Cai" gây xôn xao dư luận và sẽ phối hợp với cơ quan công an để xử lý vụ việc.Cùng ngày, Công an quận...

Cấp gói tín dụng 20 tỷ đỗng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bão lũ

Thực hiện Chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên Thủ đô năm học 2023 - 2024, chiều 18/9/2024, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Việc ký kết nhằm góp phần phát huy thế mạnh, khai thác tiểm năng của hai...

Vĩnh Phúc: Cây dược liệu “mở cánh cửa” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy tiềm năng cây dược liệu bản địaTheo thống kê của UBND huyện Tam Đảo, toàn huyện có trên 200 loại cây dược liệu khác nhau, như: Ba kích, Trà hoa vàng, Tam thất, Hoàng đẳng, Cẩu tích, Bổ cốt toái…Việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu không chỉ giúp nhiều hộ...

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công văn nêu rõ: Bộ GDĐT đã có Công văn số 2179/BGDĐT-KHTC ngày 13/5/2024 và Công văn số 4916/BGDĐT ngày 30/8/2024 gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025. Thời gian qua, bên cạnh các chính...

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

(MPI) – Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt...

Mới nhất