Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKhông dễ ‘đòi’ đơn vị gây ô nhiễm môi trường bồi thường...

Không dễ ‘đòi’ đơn vị gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại

Gây ô nhiễm môi trường hôm nay để lại hậu quả nặng nề cho mai sau. Tuy nhiên bắt đối tượng gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại không dễ.

Không dễ ‘đòi’ đơn vị gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại - Ảnh 1.

Chuyên gia nêu ý kiến tại hội thảo Khung pháp lý chuyển đổi nền kinh tế xanh – Ảnh: H.N.

Chứng minh thiệt hại do ô nhiễm gây ra không dễ

Tại hội thảo “Khung pháp lý chuyển đổi nền kinh tế xanh” do Trường đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (UEL) phối hợp với Trường đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne (Pháp) tổ chức hôm nay, 3-12, TS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – trưởng bộ môn luật quốc tế, khoa luật, Trường đại học Mở TP.HCM – cho hay hiện tượng gây ô nhiễm môi trường rất phổ biến, làm phát sinh hàng loạt thiệt hại.

Trên thế giới, nguyên tắc “chủ thể gây ô nhiễm phải trả tiền” lần đầu tiên được đề xuất tại Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển vào năm 1972. Nguyên tắc này quy định những chủ thể gây ô nhiễm phải trả phí cho mọi biện pháp phục hồi môi trường bị ô nhiễm do mình gây ra.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, điều 130 đã đề cập đến hai loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường: thiệt hại đến chính môi trường và thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.

Tuy nhiên trên thực tế không dễ để đòi đơn vị gây ô nhiễm bồi thường thiệt hại.

“Việc làm ô nhiễm môi trường chưa đủ để yêu cầu bồi thường thiệt hại, mà phải gây ra thiệt hại, phải chứng minh có thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh thiệt hại gặp rất nhiều khó khăn vì nó không xảy ra tức thì, không thấy ngay lập tức, mà thiệt hại do môi trường gây ra phải trải qua thời gian dài, đôi khi phải sử dụng các thiết bị công nghệ đo lường.

Chứng minh ô nhiễm môi trường đã khó, chứng minh thiệt hại lại càng khó, đặc biệt là chứng minh nguyên nhân dẫn đến thiệt hại. Trong hầu hết các tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường, phần lớn người dân đều nhờ sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước”, TS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nói.

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh trở thành mục tiêu hàng đầu

PGS.TS Lê Vũ Nam, phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế – Luật, cho hay trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu toàn cầu và yêu cầu cấp thiết về phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 cũng đặt ra mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế. Trong đó nhấn mạnh việc giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Đây không chỉ là một thách thức về mô hình kinh tế và giải pháp môi trường mà còn đòi hỏi xây dựng một khung pháp lý vững chắc, linh hoạt, nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về 0.

Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật đã tồn tại rất lâu trước khi việc chuyển đổi nền kinh tế xanh bắt đầu, nên điều khó tránh khỏi là một số quy định hiện hành đang gây vướng khi triển khai chuyển đổi xanh.

“Vì vậy, khung pháp lý chuyển đổi nền kinh tế xanh cần bao hàm các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện các phương pháp công nghiệp xanh, và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dễ bị tổn thương. 

Đồng thời việc nghiên cứu và so sánh khung pháp lý giữa các quốc gia là chìa khóa để nhận diện và khắc phục những bất cập, chia sẻ kinh nghiệm, và thực hành tốt”, PGS.TS Lê Vũ Nam nhấn mạnh.

Theo TS Trịnh Thục Hiền – giảng viên, phó trưởng khoa luật kinh tế, Trường đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (EUL), một xu hướng toàn cầu gần đây là quy định về CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), chủ yếu thông qua các biện pháp buộc các công ty phải thiết lập và duy trì hệ thống thẩm định.

Tuy nhiên các quy định này chủ yếu tập trung vào các yếu tố môi trường cụ thể, thay vì cung cấp đánh giá toàn diện và thường xuyên về tác động môi trường chung của hoạt động kinh doanh.

“Việt Nam nên thiết lập nghĩa vụ thẩm định môi trường bắt buộc để đưa khái niệm CSR vào pháp luật, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong CSR”, TS Trịnh Thục Hiền đề xuất.



Nguồn: https://tuoitre.vn/khong-de-doi-don-vi-gay-o-nhiem-moi-truong-boi-thuong-thiet-hai-20241203212711866.htm

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA. Theo đó, xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA). Tuy nhiên, EU là thị trường khó...

Vì sao Đồng Nai dư hơn 940 tỷ giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành?

Các phần việc đã cơ bản hoàn thành nhưng Đồng Nai dư hơn 940 tỷ đồng của dự án bồi thường giải phóng mặt bằng. Tỉnh sẽ lập thủ tục hủy dự toán, nộp lại ngân sách Trung ương. ...

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.Trên là phân tích về những đổi mới và tác động của...

Sabeco nỗ lực chuyển đổi xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024, Sabeco chia sẻ nhiều giải pháp chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp giảm thiểu chất thải, bảo tồn tài nguyên và giảm tác động đến môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Áp dụng nhiều sáng kiến chuyển đổi xanh Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức ngày 10/12 tại Hà Nội với chủ...

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhặt được 40 triệu đồng, một phụ nữ nộp lại để trả người đánh rơi

Trong lúc đến chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, anh Kim Hùng Cường đánh rơi hơn 40 triệu đồng, bốn tờ 2 USD cùng giấy đăng ký xe. Chỉ 3 phút sau, chị Nguyễn Ngọc Hương nhặt được và mang đến công an giao nộp. ...

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. Ngày 19-12, lãnh đạo Ban đào tạo và công tác sinh viên (Đại học Huế) cho biết...

Đề xuất chủ tịch tỉnh làm ‘tư lệnh’ thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao

Chính sách từ đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao được cho là "lý tưởng", nhưng doanh nghiệp cho biết gần như chưa được áp dụng, người tham gia làm đề án "chưa được hưởng gì" và chủ tịch tỉnh nên làm "tư lệnh" thực hiện đề án này. ...

Những bài học trên đường, sự nhẫn nhịn và lời xin lỗi

Đừng nghĩ ai cũng hành xử kiểu 'hổ báo' khi va chạm nhau trên đường. Những câu chuyện trên đường sẽ là những bài học luôn được ghi nhớ. Thực tế có những câu chuyện khi đi trên đường hằng ngày khiến tôi phải...

TP.HCM sửa đổi chính sách khen thưởng học sinh giỏi

HĐND TP.HCM vừa ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về chính sách khen thưởng học sinh giỏi. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 21-12-2024. Theo đó, Nghị quyết 35 về sửa đổi, bổ sung chính sách khen thưởng học sinh giỏi,...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cùng chuyên mục

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công...

Đề xuất chủ tịch tỉnh làm ‘tư lệnh’ thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao

Chính sách từ đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao được cho là "lý tưởng", nhưng doanh nghiệp cho biết gần như chưa được áp dụng, người tham gia làm đề án "chưa được hưởng gì" và chủ tịch tỉnh nên làm "tư lệnh" thực hiện đề án này. ...

Agribank đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Agribank vừa nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 - giải thưởng tôn vinh các DN có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế. Tối ngày 18/12/2024, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia...

Giới doanh nhân hối hả ‘trình diện’ ông Trump

Bất kể trước đó ủng hộ hay phản đối, nhiều CEO hàng đầu nước Mỹ, vì những toan tính riêng, đã tích cực tìm cách gặp ông Trump trước thời điểm ông chính thức nhậm chức. Mặc dù là nhà tài trợ lâu năm...

Giảm 30% lượng thuốc trừ sâu vào năm 2030

Thực hiện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp sẽ giảm 30% lượng thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế 20%. Thông tin được ông Đỗ Văn Vấn, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực...

Mới nhất

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

THILOGI là đơn vị góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nhằm tiếp cận với các xu hướng logistics mới, xây dựng mạng lưới đại lý,...

Nobu Danang – Công trình định danh đô thị mới của thành phố đáng sống

Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp, mà mang tính biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"Nằm trên giao lộ huyết mạch,...

Nhặt được 40 triệu đồng, một phụ nữ nộp lại để trả người đánh rơi

Trong lúc đến chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, anh Kim Hùng Cường đánh rơi hơn 40 triệu đồng, bốn tờ 2 USD cùng giấy đăng ký xe. Chỉ 3 phút sau, chị Nguyễn Ngọc Hương nhặt được và mang đến công an giao...

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. ...

Mới nhất