Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông có điện thoại di động trong lớp học và những tín...

Không có điện thoại di động trong lớp học và những tín hiệu tích cực

Việc quản lý sử dụng điện thoại di động của học sinh trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được triển khai rộng khắp và đem lại những tín hiệu khả quan. 

Em Nguyễn Hà Anh, học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm) cho biết, việc cấm sử dụng điện thoại được áp dụng với tất cả các lớp học trong trường.

Hằng ngày, sau khi các bạn vào lớp, lớp trưởng có nhiệm vụ thu điện thoại của các bạn và cất vào tủ. Điện thoại chỉ được trả lại cho các bạn vào cuối tiết 5, trước khi tan trường.

Hà Anh cho biết, các em cũng nhận thức được việc mang điện thoại vào lớp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tập trung học tập nên các em đã chủ động nhắc nhau thực hiện quy định này.

“Sau mỗi dịp hè thói quen sử dụng điện thoại không kiểm soát ở nhà khiến cho việc quản lý điện thoại trong nhà trường sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên khi quy định đã đi vào nền nếp, thì chúng tôi nhận thấy các em trò chuyện với nhau nhiều hơn trong thời gian ra chơi. Số học sinh chơi thể thao nhiều hơn, văn hóa đọc trong nhà trường cũng được đẩy mạnh. Quan trọng nhất là tình cảm, sự gắn bó giữa học sinh với nhau khăng khít hơn rất nhiều, bởi các em không bị điện thoại chi phối”, thầy giáo Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (quận Đống Đa) chia sẻ.

Nhận thấy rõ những ảnh hưởng không tốt tới khả năng tập trung học tập của học sinh nếu để các em sử dụng điện thoại di động trong lớp, tuy nhiên vẫn phải bảo đảm thông tin liên lạc luôn được kết nối trong trường hợp cần thiết, trường Trung học cơ sở Thái Thịnh đã bố trí khu vực đặt điện thoại bàn để học sinh có thể liên lạc với gia đình khi có việc cần và mỗi cuộc gọi đều được khi vào sổ nhật ký điện thoại của nhà trường. Cách làm này đã được trường triển khai vài năm nay và nhận được sự ủng hộ từ cả phía giáo viên và phụ huynh học sinh.

Không có điện thoại di động trong lớp học và những tín hiệu tích cực ảnh 2

Trường trung học cơ sở Thái Thịnh bố trí khu vực đặt điện thoại bàn để học sinh có thể liên lạc với gia đình khi có việc cần.

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cho phép học sinh từ ngày 1/11/2020 được sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập nhưng phải được giáo viên đồng ý. Với quy định này, học sinh có thể mang điện thoại thông minh vào trường học với mục đích hỗ trợ tra cứu tài liệu, kết nối nhóm làm bài tập, sử dụng các phần mềm tiên tiến để bổ trợ việc học…

Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng điện thoại thông minh trong thời gian học tập tại trường đang được giáo viên cảnh báo tiềm ẩn nhiều yếu tố liên quan công tác quản lý, dẫn đến giảm chất lượng giáo dục.

Không có điện thoại di động trong lớp học và những tín hiệu tích cực ảnh 3

Học sinh Trường trung học cơ sở Thái Thịnh trong giờ sinh hoạt tập thể.

Tình trạng học sinh thiếu tương tác với nhau, không kết nối với các hoạt động giáo dục chung ngoài lớp học, lười vận động, do chỉ chăm chú vào điện thoại trong những giờ nghỉ giải lao khiến giáo viên lo ngại.

Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại không văn minh, gây mâu thuẫn trên mạng xã hội dẫn tới những hành vi bạo lực học đường đang gia tăng mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sư phạm.

Trước những bất cập này, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên đưa ra quy định về việc quản lý, sử dụng điện thoại trong nhà trường trong tháng 10/2024.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị tùy điều kiện thực tế, Ban Giám hiệu và các giáo viên quản lý điện thoại và các thiết bị thu, phát sóng của học sinh trước khi vào tiết học đầu tiên (quản lý theo từng lớp học) và gửi lại điện thoại, thiết bị thu, phát sóng cho học sinh sau giờ tan trường, tan lớp.

Với quy định thống nhất này, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai đồng loạt và nhận được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Cách làm này đã lan tỏa tới nhiều Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh, thành phố khác.





Nguồn: https://nhandan.vn/khong-co-dien-thoai-di-dong-trong-lop-hoc-va-nhung-tin-hieu-tich-cuc-post845260.html

Cùng chủ đề

Khám phá Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa cho khách tham quan

Viên Minh - Đào Đạt Nguồn: https://vtcnews.vn/kham-pha-bac-bo-phu-lan-dau-mo-cua-cho-khach-tham-quan-ar907856.html

‘Đặc sản’ Hà Nội tăng giá gấp đôi, mận cành Tây Bắc đắt khách

Cúc họa mi - loại hoa 'đặc sản' của Hà Nội - dù giá tăng gấp đôi vẫn thu hút khách mua. Còn mận cành Tây Bắc về Hà Nội sớm, giá 150.000 đồng/bó cũng đắt hàng. 'Đặc sản' Hà Nội tăng giá gấp đôi, khách vẫn chịu chơi lùng mua Mùa hoa cúc họa mi Nhật Tân (Hà Nội) đã chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi, một số vườn còn sót lại ít ỏi hoa được...

Hà Nội rà soát công trình ‘đắp chiếu’ để chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở ngành, quận, huyện rà soát các công trình dừng thi công kéo dài để có giải pháp đưa vào sử dụng, chống thất thoát, lãng phí. Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành công...

Khách Tây ví Đại học Tổng hợp như “cung điện của nghệ thuật”

Tổ hợp triển lãm nghệ thuật “Cảm thức Đông Dương” trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 gây ấn tượng với du khách ghé thăm Đại học Tổng hợp. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/khach-tay-vi-dai-hoc-tong-hop-nhu-cung-dien-cua-nghe-thuat-1422150.html

Giải mã “cơn sốt” của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Hà Nội - Kiến trúc độc đáo và ứng dụng công nghệ hiện đại, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón lượng khách đông kỷ lục tới 40.000 lượt/ngày. Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang trở thành một địa điểm được đông đảo du khách quan tâm. Tính đến cuối ngày 10.11, khoảng 40.000 lượt khách đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là con số “khủng” từ khi bảo tàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàng trăm “kỹ sư robot nhí” tranh tài về chủ đề vũ trụ

NDO - Không chỉ là sân chơi trí tuệ, nơi học sinh thể hiện tài năng và đam mê, Cuộc thi sáng tạo Robotics năm 2024 còn đóng vai trò cầu nối giúp các em tiếp cận những xu hướng công nghệ mới, phát triển các kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21 như tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm. Do Trung tâm Phát triển khoa học, công nghệ và tài năng...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 18 đến 22/11

NDO - Các ngày trong tuần từ 18 đến 22/11, có 19 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. * Ngày 18/12/2024, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 6.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/11/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/11/2024. * Ngày...

Hòa Bình gặp gỡ Ấn Độ năm 2024

NDO - Chiều 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Ấn Độ năm 2024”. Dự hội nghị có: Ngài Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ngài Indronil Sengupta, Chủ tịch Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam; đại diện Bộ Ngoại giao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cà Mau

NDO - Chiều 16/11, bắt đầu chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Cà Mau. Tham gia Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên...

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

NDO - Ngày 15/11 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị Cấp cao APEC tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden; Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim; Thủ tướng Singapore Lawrence Wong; Thủ tướng Australia Anthony Albanese; Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk. Tại cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả, trường có nữ hiệu trưởng mới

Chính quyền huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa điều động nữ hiệu trưởng mới thay người tiền nhiệm đã thôi việc theo nguyện vọng, sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn gây xôn xao dư luận. Chiều 17/11, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận, Chủ tịch UBND huyện vừa có quyết định điều động bà...

Đà Nẵng tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu

Sáng 17-11, Thành Đoàn Đà Nẵng cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tuyên dương 39 nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Dịp này, 33 học sinh xuất sắc đạt...

Sứ mệnh người thầy gửi gắm qua từng trang sách

“Sứ mệnh người thầy có cả vai trò đại sứ văn hóa đọc. Cho nên, trường học nhất định phải có tủ sách”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền chia sẻ tại talkshow "Sách và sứ mệnh người...

Tự hào ngôi trường mang tên Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

(ĐCSVN) – Chặng đường 40 năm qua dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng các thế hệ thầy và trò Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi đã có những bước đi vững chắc và đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Sáng 17/11, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (1984 – 2024), 60 năm khối phổ thông chuyên Toán (1964 – 2024) và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã...

‘Ưu tú không đợi phải phân công’

Phát biểu tại buổi lễ vinh danh nhà giáo tiêu biểu sáng 17.11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhắn nhủ: 'Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà sự ưu tú ấy cần được thể hiện qua tinh thần...

Mới nhất

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

'Tui mừng dữ lắm. Cám ơn học bổng của quý báo rất nhiều vì đã giúp cháu tôi có tiền đóng học phí, chứ sức tui không thể nào lo nổi', bà ngoại Thị Nở nói. ...

Đà Nẵng tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu

Sáng 17-11, Thành Đoàn Đà Nẵng cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tuyên dương 39 nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. ...

Nhà ở xã hội cần sự chung tay của “4 nhà”

(Dân trí) - Nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc nhưng vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó, chuyên gia cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về bố trí đất, vốn, thủ tục triển khai... Tại sự kiện "Vì một triệu mái ấm gia đình Việt", Tiến sĩ Cấn...

Sứ mệnh người thầy gửi gắm qua từng trang sách

“Sứ mệnh người thầy có cả vai trò đại sứ văn hóa đọc. Cho nên, trường học nhất...

Mới nhất