Trang chủChính trịNgoại giaoKhối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan...

Khối thương mại CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc

Trong khi EU mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của yếu tố Trung Quốc
Thủ tướng Đức phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan ở Berlin, Đức, ngày 14/10. (Nguồn: PA/DPA)

Một nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tây Balkan đã chờ đợi để gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong khi sử dụng khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Trung Âu (CEFTA) để giao thương với nhau. Các nền kinh tế hy vọng hiệp định sẽ giúp họ dễ dàng gia nhập EU hơn, nhưng CEFTA có “cuộc sống” riêng của nó.

CEFTA đôi khi bị coi là “phòng chờ” của EU, hoặc thậm chí là “một bộ bánh xe tập” mà liên minh 27 quốc gia cung cấp cho các thành viên đầy tham vọng để “học nghệ thuật thương mại tự do” trước khi tham gia thị trường tự do khổng lồ của khối.

Và trong phần lớn thời gian qua, CEFTA đã hoạt động như một bước đệm để hướng tới EU. Thỏa thuận thương mại tự do này, có các quy tắc dựa trên luật pháp EU, lần đầu tiên được ký kết bởi các nước Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia và Hungary vào năm 1992.

Với sự hậu thuẫn của EU, nhóm đã kết nạp thêm Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia. Tất cả các quốc gia này sau đó đã rời khỏi CEFTA để trở thành thành viên chính thức của EU.

Lần mở rộng lớn gần nhất của CEFTA là vào năm 2006, khi Serbia, Montenegro, Bosnia-Herzegovina, Albania, Bắc Macedonia, Moldova và Kosovo gia nhập. Hiện CEFTA cũng chỉ bao gồm 7 nền kinh tế thành viên ở Tây Balkan này với tổng dân số gần 20 triệu người.

EU – trọng tài của CEFTA

EU vẫn tham gia CEFTA với tư cách là đối tác, bên hòa giải và lực lượng ổn định. Những nỗ lực của liên minh đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc xoa dịu các cuộc xung đột liên tục giữa Serbia và Kosovo – mà Serbia coi là một vùng lãnh thổ ly khai.

Gần đây, EU đã thúc đẩy Kosovo dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với hàng hóa của Serbia và gây sức ép buộc Belgrade cho phép chính quyền Kosovo cử đại diện tham gia các cuộc họp CEFTA, thay vì giao tiếp thông qua phái bộ Liên hợp quốc tại Pristina.

EU có ảnh hưởng lớn thông qua hoạt động thương mại với các thành viên CEFTA, cũng như viện trợ và đầu tư. Một yếu tố khác là khối nhỏ hơn này vẫn chưa đàm phán được cơ chế giải quyết tranh chấp của riêng mình và do đó, phải dựa vào EU như một trọng tài.

Ông Ardian Hackaj thuộc Viện Hợp tác và phát triển có trụ sở ở Tirana (Albani) nói: “CEFTA là một thể chế dựa trên hiệp ước khiến việc giải quyết các vấn đề như vậy trở nên khá khó khăn vì chúng ở cấp độ chính trị, nhiều hơn là cấp độ kỹ thuật hoặc thương mại”.

Chuyên gia Hackaj đồng thời là điều phối viên của Hội nghị Tirana về Tiến trình Berlin. Hội nghị này hoạt động với mục đích đưa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Balkan còn lại vào EU.

Hôm 14/10, người đứng đầu chính quyền 6 trong 7 thành viên CEFTA đã đến Berlin để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tây Bakan với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, thảo luận về kế hoạch hành động cụ thể để biến “giấc mơ lớn” – gia nhập EU – thành hiện thực.

Gia nhập EU hay không?

Về mặt chính thức, EU vẫn để ngỏ cánh cửa cho các quốc gia Tây Balkan còn lại và Moldova gia nhập liên minh sau khi đáp ứng các điều kiện. Hôm 14/10 vừa qua, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh rằng, EU “sẽ chỉ hoàn thiện khi Tây Balkan là một phần của liên minh”.

Trong khi đó, bà Von der Leyen cho biết, những năm gần đây, EU đã đạt được động lực mới trong việc mở rộng. Bà nói: “Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã mang lại sự sáng tỏ”, ngụ ý rằng các bên cần phải lựa chọn đứng về phía nào.

Tuy nhiên, đằng sau những bức ảnh nhóm và các tuyên bố “hào nhoáng” trên báo chí, có cảm giác rằng, các kế hoạch mở rộng EU thực tế không đi đến đâu cả.

Quốc gia mới nhất gia nhập EU là Croatia vào năm 2013 – cựu thành viên CEFTA. Và trong khi khối mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà lãnh đạo châu Âu lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở các thành viên CEFTA còn lại.

Về phần mình, các quốc gia như Serbia và Albania đã trở nên thoải mái khi trở thành “con cá lớn” trong ao CEFTA nhỏ bé, thay vì bị bỏ mặc chìm hoặc tự bơi trong thị trường tự do của EU với 450 triệu người.

Ngoài ra, các chính phủ ở khu vực Balkan không muốn xa lánh Trung Quốc, quốc gia đã mang đến nguồn tiền mới, công khai thách thức EU, đặc biệt là khi liên minh đang phải vật lộn để ứng phó với những biến động toàn cầu và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ.

Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc
Cờ EU tung bay bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters)

Tiền Trung Quốc thúc đẩy thặng dư của Serbia

Serbia là bên hưởng lợi lớn nhất từ ​​khuôn khổ CEFTA. Mặc dù vùng lãnh thổ Kosovo ngừng nhập khẩu từ Serbia, Belgrade vẫn báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA ở mức 2,71 tỷ USD (2,48 tỷ Euro) vào năm 2023. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là phần lớn kim ngạch xuất khẩu lại đến từ các công ty do Trung Quốc sở hữu có trụ sở tại Serbia.

Albania cũng báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA khoảng 242 triệu USD vào năm ngoái. Ngược lại, Kosovo ghi nhận thâm hụt 583 triệu Euro.

Mặc dù triển vọng kinh tế có vẻ ảm đạm ở Pristina, nhưng việc Belgrade nhượng bộ khi đồng ý để Kosovo được cử đại diện của riêng mình tại các cuộc họp CEFTA là một bước đi chính trị lớn đối với Kosovo.

“Đây là một bước đi hợp lý… Điều này cũng rất quan trọng vì nó chứng minh rằng những thay đổi tưởng chừng như không thể trong khu vực có thể được thực hiện miễn là có ý chí chính trị và cam kết rõ ràng từ EU và các đối tác Balkan”, ông Hackaj nhận định.

Serbia, hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của CEFTA, vẫn giữ nguyên một quan điểm: trong thông báo chính thức, tên của Kosovo sẽ được đi kèm một dấu sao, để chỉ ra rằng việc sử dụng tên này trong diễn đàn không liên quan đến lập trường của Serbia về nền độc lập của Kosovo.

Chi tiết này có thể được coi là lời cảnh báo cho EU – liên minh lớn mạnh và đến giờ vẫn chưa thể xóa bỏ những thành kiến với Balkan. Để kết nạp các nền kinh tế này, khối 27 quốc gia thành viên cần một tầm nhìn vượt ra ngoài tiền bạc và vượt qua các liên minh Balkan cũ và mới do các đối thủ địa chính trị của mình đưa ra.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khoi-thuong-mai-cefta-phong-cho-cho-cac-nuoc-tay-balkan-tham-vong-gia-nhap-eu-vai-tro-khong-phai-dang-vua-cua-trung-quoc-290313.html

Cùng chủ đề

Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định “đứng ngoài” làn sóng trừng phạt chống Moscow

Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, Belgrade khó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.

Nga lên tiếng về chiến lược Bắc Cực của Mỹ, tân chính phủ Estonia nhậm chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/7.

Moldova chưa sẵn sàng rời nhóm đồng minh với Nga

Thông tin trên được Bộ trưởng Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Moldova Vladimir Bolea đưa ra trong một cuộc phỏng vấn gần đây với kênh truyền hình tổng hợp Jurnal TV của Moldova khi được hỏi về những tổn thất dự kiến nếu Chinisau thực sự rời đi. “Nhiều người sẽ bị thiệt hại, như nhà sản xuất anh đào, nhà sản xuất mận… Chúng tôi có 14 hiệp định về nông nghiệp trong Cộng đồng...

Serbia nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhắc đến chuyện gia nhập EU

Ngày 22/6, Ngoại trưởng Serbia Marko Djuric tuyên bố, mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) là cam kết chiến lược và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước.

Tổng thống Zelensky “chốt” thành phần đoàn đàm phán, hiện thực hóa giấc mơ châu Âu

Ngày 22/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phê chuẩn thành phần phái đoàn đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của nước này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vụ thu hoạch 2025 đến muộn hơn thông lệ, 78% hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ đến từ Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 17/10/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 144.000 đồng/kg.

Giá vàng nhẫn chạm kỷ lục mới, thế giới “phi như bay”, chờ đón sự trở lại của phương Tây

Giá vàng hôm nay 17/10/2024 giữ đà đi lên, sau khi tăng mạnh bởi đồng USD yếu hơn và đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ. Trong nước, vàng nhẫn cũng ghi nhận kỷ lục mới.

Khi AI đang làm mưa làm gió trên thế giới, châu Á sẽ hưởng lợi: Phân tích

Theo Giáo sư Syed Munir Khasru - Chủ tịch IPAG châu Á - Thái Bình Dương (Australia), trong bối cảnh nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) và an ninh mạng ngày càng tăng, chi phí cạnh tranh, nguồn năng lượng tái tạo và tính trung lập về chính trị là những yếu tối giúp khu vực Đông Nam Á trở nên hấp dẫn.

Tổng thống Ukraine quyết không từ bỏ một tấc đất, NATO “xù lông” sau tin về Nga, nổ xe bồn giết chết gần 100...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Chuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn nữa để “thổi lửa” nền kinh tế

Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Trung Quốc Yu Yongding, các gói kích thích kinh tế cần càng lớn càng tốt – và thông tin chi tiết cũng nên được tiết lộ càng sớm càng tốt

Bài đọc nhiều

Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.

Ứng dụng hợp đồng điện tử toàn diện giúp đất nước tiết kiệm 50.000 – 70.000 tỷ/năm

Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.

Khai mạc Hội chợ Canton Fair lần thứ 136 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc

Ngày 14/10, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng và Phu nhân đã dự Lễ khai mạc Hội chợ Hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Quảng Đông) - Hội chợ Canton Fair lần thứ 136 tại Trung tâm Cantonfair, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.

Hà Nội mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Argentina trên nhiều lĩnh vực

Cùng tham dự buổi tiếp đón có lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP; lãnh đạo các Sở: Ngoại vụ, Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Tại buổi đón tiếp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cảm ơn ngài Đại sứ đã quan tâm tới việc thúc đẩy hợp tác với TP Hà Nội; đồng thời thông tin về chuyến thăm tốt đẹp vừa qua của Đoàn công tác TP...

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024

Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra trong các ngày 16, 17 và 18/10/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn chạm kỷ lục mới, thế giới “phi như bay”, chờ đón sự trở lại của phương Tây

Giá vàng hôm nay 17/10/2024 giữ đà đi lên, sau khi tăng mạnh bởi đồng USD yếu hơn và đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ. Trong nước, vàng nhẫn cũng ghi nhận kỷ lục mới.

Vụ thu hoạch 2025 đến muộn hơn thông lệ, 78% hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ đến từ Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 17/10/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 144.000 đồng/kg.

Chuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn nữa để “thổi lửa” nền kinh tế

Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Trung Quốc Yu Yongding, các gói kích thích kinh tế cần càng lớn càng tốt – và thông tin chi tiết cũng nên được tiết lộ càng sớm càng tốt

Đã nhận được đề xuất gia nhập BRICS nhưng Kazakhstan còn đang “xem xét kỹ”

Ngày 16/10, Thư ký báo chí của Tổng thống Kazakhstan Berik Uali cho biết, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã nhận được đề xuất gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nhưng Astana hiện chưa có kế hoạch.

PetroVietnam nỗ lực tìm giải pháp về đích, 9 tháng tiết giảm chi phí 2.117 tỷ đồng

Dù bối cảnh sản xuất, kinh doanh (SXKD) có nhiều thách thức, song với nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản trị, 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và 115,2 nghìn tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, vượt kế hoạch năm, đồng thời tiết giảm chi phí 2.117 tỷ đồng.

Mới nhất

Chè ba màu lọt top món tráng miệng ngon nhất châu Á

Món chè ba màu của Việt Nam đã được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas xếp vào danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất châu Á. Taste Atlas đã công bố danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất khu vực châu Á và món chè ba màu của Việt Nam đã đứng ở vị trí 82 với 4,1 sao. Chè ba...

Lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4

Lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo phương thức PPPPhó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội theo phương thức đối tác công tư...

Tuyển Việt Nam nhận tin dữ, bị Thái Lan bỏ xa chưa từng thấy

(Dân trí) - Đội tuyển Việt Nam đã tụt ba bậc trên bảng xếp hạng FIFA, xuống vị trí thứ 119 thế giới. Chúng ta bị Thái Lan bỏ xa chưa từng thấy. Sau trận hòa trước Ấn Độ, đội tuyển Việt Nam bị trừ 0,27 điểm và giữ nguyên vị trí thứ 116 thế giới. Tuy nhiên, sau loạt...

Ở Lâm Đồng có một bác sĩ thú y nuôi la liệt động vật hoang dã, có con khổng lồ, có con vằn vện

Duyên nợ với động vật quý hiếmTrung tuần tháng 10, phóng viên chúng tôi đến quán cà phê voi, cà phê chồn Phú An ngay Trạm...

Bộ VHTTDL luôn đồng hành cùng TP.HCM tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình đầu tư vào các dự án Văn hóa...

Sáng 15/10, tại TP.HCM, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao trên địa bàn TP.HCM trong năm 2024 theo hình thức PPP. ...

Mới nhất