Trang chủNewsThời sựKhơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất...

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh

TP – Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Báo Tiền Phong tổ chức tuyến bài nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý về giải pháp tháo gỡ những nút thắt, khơi thông nguồn lực, giúp khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực đưa Việt Nam cất cánh trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ 1: Gỡ nút thắt tài chính

Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển KHCN ở Việt Nam rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cơ chế tài chính chưa phù hợp được coi là nút thắt lớn nhất trói buộc sự phát triển của KHCN trong nhiều năm qua. Theo các chuyên gia, gỡ được nút thắt sẽ giúp KHCN Việt Nam bứt phá.

Thiếu nguồn lực

Nhấn mạnh vai trò KHCN là quốc sách hàng đầu, Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KHCN. Nâng tổng đầu tư xã hội cho KHCN đạt 1,5% GDP vào năm 2015, trên 2% GDP vào năm 2020 và khoảng 3% GDP vào năm 2030. Tăng đầu tư của Nhà nước cho KHCN bảo đảm tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm.

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh ảnh 1
Các nhà khoa học của Viettel nghiên cứu, phát triển công nghệ 5G. Ảnh: VHT

Tuy nhiên thực tế những năm qua, tổng chi từ ngân sách nhà nước cho KHCN chưa đạt được 2% trong khi các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn vốn từ khối doanh nghiệp chưa được khơi thông khiến nguồn lực phát triển KHCN ở Việt Nam rất khiêm tốn.

Trong giai đoạn 2020-2022, theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước, kinh phí đầu tư ngân sách nhà nước cho KHCN trung bình 17.494 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ lệ 1,01% tổng chi ngân sách, đạt 0,2% GDP, thấp hơn nhiều so với mức bình quân các nước trong khu vực và thế giới.

Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, kinh phí cho đầu tư KHCN ở Việt Nam là rất khiêm tốn, trong đó phần lớn chi cho hoạt động thường xuyên như chi lương, đầu tư.

Nguồn kinh phí trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu rất thấp. TS Nguyễn Quân cho rằng, Nghị quyết 57 đề xuất chi 3% trong tổng chi ngân sách cho KHCN là rất đáng mừng. “Nếu dành được 10-11% trong 3% đó cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng sẽ tạo ra bước phát triển nhảy vọt cho KHCN”, TS Quân nói.

Tại Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel những năm qua, khoảng 10.000 tỷ đồng được trích cho hoạt động nghiên cứu phát triển mỗi năm.

Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn, nguồn kinh phí trên đã giúp Tập đoàn hoàn thành được nhiều dự án quan trọng được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao, tạo ra được kết quả nghiên cứu rất quan trọng, trong đó thiết bị, công nghệ 5G của Viettel được xuất khẩu sang nhiều nước.

Từ kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp, ông Thắng cho rằng, nếu thực hiện được mục tiêu đến năm 2030, kinh phí cho nghiên cứu phát triển R&D đạt 2% GDP, xấp xỉ 9 tỷ USD/năm sẽ là nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN của Việt Nam.

Lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng cho rằng, cùng với việc bổ sung nguồn lực, cần có hướng dẫn về việc triển khai, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách này, nên tập trung nguồn lực này cho các dự án nghiên cứu công nghệ đóng vai trò nền tảng, bao trùm như công nghệ bán dẫn, vệ tinh tầm thấp, công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng.

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh ảnh 2
Hoạt động nghiên cứu đào tạo tại Trường Đại học Phenikaa Hà Nội. Ảnh: Trương Anh

PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu KHCN, cần khơi thông nguồn lực từ doanh nghiệp. Ông chia sẻ, Luật KHCN quy định, doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu phát triển.

Tuy nhiên sự thiếu rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn đã cản trở khơi thông nguồn kinh phí lớn và quan trọng này. PGS Tùng kỳ vọng việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ đang diễn ra sẽ góp phần khơi thông nguồn lực này. Ông cũng cho rằng, đất nước còn khó khăn, ngân sách nhà nước còn phải chi cho nhiều nội dung phát triển nên cần tránh đầu tư dàn trải.

“Đầu tư hiện tại phải đi kèm trách nhiệm giải trình với cam kết đầu ra phải đo lường cụ thể. Đơn vị nào hoạt động càng hiệu quả thì càng nhận được sự đầu tư để tiếp tục phát huy hơn nữa, làm đầu tàu cho cả hệ thống vươn lên”, PGS Tùng nói.

Tháo gỡ cơ chế

Theo TS Nguyễn Quân, không chỉ nguồn lực hạn chế, việc cấp ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tồn tại rất nhiều bất cập, trở thành rào cản lớn nhất cho phát triển KHCN.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ví dụ, các nước phát triển dùng cơ chế Quỹ để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng nhưng ở Việt Nam lại dùng phương thức lạc hậu là xây dựng dự toán ngân sách theo năm tài chính.

Vì vậy các nghiên cứu phải chờ đợi cấp kinh phí từ một đến nhiều năm, kể từ khi có đề xuất, đặt hàng của nhà nước. Điều này làm giảm hoạt động KHCN rất nhiều, gây khó khăn lớn cho các nhà khoa học.

TS Nguyễn Quân chia sẻ thêm, Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề cập đến cơ chế sử dụng các Quỹ phát triển KHCN để cấp phép kinh phí cho nghiên cứu và ứng dụng, tuy nhiên trên thực tế chưa làm được. Ông đề xuất Việt Nam cần thành lập và tái thành lập các Quỹ phát triển KHCN của Nhà nước ở tất cả các bộ ngành địa phương, làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tháo gỡ nút thắt về cơ chế tài chính hiện nay.

GS.TS Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu chia sẻ thực tế, khi thực hiện nhiệm vụ KHCN từ nguồn ngân sách Nhà nước, các nhà khoa học gặp “ma trận” khó khăn đến từ cơ chế tài chính. Bà kể, có khi tốn đến 50% năng lượng để làm những công việc không liên quan gì đến khoa học nhưng không làm thì không thể thực hiện nhiệm vụ.

Nữ GS đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta không đặt luôn đầu bài nghiên cứu kèm kinh phí để giảm ít nhất 5-7 cuộc họp mà ở đó nhà khoa học và quản lý khoa học luôn cò kè từng đồng”.

Nữ GS cũng cho rằng, một số lĩnh vực KHCN phù hợp cần mạnh dạn thực hiện cơ chế quỹ và khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, giảm bớt mọi thủ tục trung gian trong khi đảm bảo quản lý hiệu quả về tài chính, hướng tới mục tiêu đề ra, giải phóng 100% năng lực và năng lượng của nhà khoa học được dành cho chuyên môn. Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra động lực để các nhà khoa học đam mê cống hiến.

Tập trung giải phóng nguồn lực KHCN

Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ xã hội chiếm hơn 60%, bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển.

Nghị quyết cũng nêu giải pháp quan trọng khơi thông nguồn lực KHCN là khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, ngân sách nhà nước, tài sản công, sở hữu trí tuệ, thuế… để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực, khuyến khích, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện cải cách phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng loại hình nghiên cứu; cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ đang tiến hành rà soát các điểm nghẽn về thể chế trong hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN hiện nay để đề xuất các quy định cụ thể trong Dự thảo Luật KHCN sửa đổi nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nghiên cứu, phát triển KHCN.

Nguồn:https://tienphong.vn/khoi-thong-nguon-luc-khoa-hoc-cong-nghe-dua-viet-nam-cat-canh-post1708987.tpo

Cùng chủ đề

Khơi dậy sức mạnh sáng tạo của Việt Nam trong kỉ nguyên số

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet VN, nhiều lần lặp đi lặp lại rằng đây thật sự là "đổi mới", "đột phá" khi nói về Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành. Ngay trong quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết đã chỉ rõ: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo,...

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng vượt mọi dự báo, ngân sách bội thu

(Dân trí) - Tăng trưởng GDP trong năm 2024 của Việt Nam đạt mức tăng cao, trên 7% và vượt xa dự báo của các tổ chức lớn như ADB, World Bank, IMF. Thiết kế: Thiết kế: Thủy Tiên Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-nam-2024-tang-truong-vuot-moi-du-bao-ngan-sach-boi-thu-20250111122555714.htm

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam đang tiến lên trở thành một cường quốc

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam đang trong quá trình tiến lên trở thành một cường quốc, có vai trò ngày càng lớn trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Sáng 6/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nổ bình gas tại quán ăn, 9 thầy cô và học sinh bị bỏng

Trong lúc ngồi ăn trong tiệm, trên bàn có bếp gas mini bỗng dưng phát nổ làm nhiều giáo viên và các em học sinh bị bỏng, trong đó có 1 trường hợp phải chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện tại TP.HCM. Trong lúc ngồi ăn trong tiệm, trên bàn có bếp gas mini bỗng dưng phát nổ làm nhiều giáo viên và các em học sinh bị bỏng, trong đó có 1 trường hợp phải...

Độc đáo chậu lan 300 cành trên gỗ lũa, giá trăm triệu đồng

TPO - Gốc lan hồ điệp được ghép theo dáng "độc lạ" trên gỗ lũa có giá trăm triệu đồng phục vụ đại gia chơi Tết tại thành phố Hà Tĩnh. Độc đáo chậu lan 300 cành trên thân gỗ lũa, giá trăm triệu đồng (Clip: Hoài Nam) Là loài hoa được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc đa dạng, lan hồ điệp còn nổi tiếng là một trong những loài hoa lâu tàn nhất. Tại...

Cúc mâm xôi ‘cười sớm’, nhà vườn lo không đủ bán Tết

TPO - “Năm trước tôi nhập hơn 100 chậu, năm nay chỉ được 40 chậu vì các vườn báo hoa hỏng nhiều. Từ nay tới Tết cũng không còn để lấy thêm nữa”, ông Mai Triệu Vỹ, chủ nhà vườn tại quận Cẩm Lệ cho hay. Nhiều nhà vườn tại Đà Nẵng đang lo không đủ hoa cúc mâm xôi bán Tết vì hoa vừa ít, vừa nở sớm. Chưa tới rằm tháng Chạp, một số nơi đã đứt nguồn...

Hàng trăm học sinh sôi nổi tham gia Hội thi viết chữ đẹp

Trường Tiểu học & THCS Newton TH (Thanh Hoá) vừa tổ chức Hội thi viết chữ đẹp cấp trường mở rộng năm 2024 - 2025 với sự tham gia của khoảng 300 học sinh nhà trường và các trường tiểu học lân cận trên thành phố. Trường Tiểu học & THCS Newton TH (Thanh Hoá) vừa tổ chức Hội thi viết chữ đẹp cấp trường mở rộng năm 2024 - 2025 với sự tham gia của khoảng...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học; tổ chức thi IELTS trên máy

TPO - Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học; IELTS chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính; công bố xếp hạng 100 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2025;... là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua. TPO - Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học; IELTS chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy...

Bài đọc nhiều

00:01:35

Lễ hội ánh sáng chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình. https://media.techcity.cloud/vietnam.vn/2023/05/Le-hoi-anh-sang-chua-Tam-Chuc.mp4

Tá hoả khi phát hiện thi thể nằm sấp sát mép biển

(NLĐO) - Thi thể người đàn ông lớn tuổi trôi dạt vào bờ biển được người dân phát hiện trong tình trạng bị trương phình. ...

Quả bóng Vàng Việt Nam 2024: Khó đoán vì… Xuân Son

Tuyển Việt Nam giành chức vô địch ASEAN Cup 2024 vốn đã làm giải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 khó đoán, mọi thứ càng phức tạp khi Xuân Son… chỉ được đề cử ở hạng mục khác. Khó đoán vì… Xuân Son Giải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 do báo SGGP tổ chức kết thúc thời gian nhận phiếu bầu từ giới chuyên môn vào ngày 8/1. Với tiêu chí cống hiến xuất sắc trong màu áo tuyển Việt...

Thời tiết TP HCM hôm nay, 12-1: Trời giảm nhiệt

(NLĐO) - Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, hôm nay, không khí lạnh tăng cường sẽ tiếp tục khuyếch tán xuống phía Nam, chi phối thời tiết TP HCM. ...

Ukraine phản công bất thành tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 6/1: Ukraine phản công bất thành tại Kursk khi không chỉ hướng phản công của AFU bị chặn, mà Nga cũng tấn công vào hậu phương Ukraine. Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã phát động một nỗ lực phản công quy mô lớn ở khu vực Kursk. Theo Bộ Quốc phòng Nga, đối phương đã tiến về trang trại Berdin ở quận Bolshesoldatsky. Quân đội Ukraine đã phát...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ chìm trong giá rét

Hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy công an địa phương; Không khí lạnh tiếp tục tăng cường; Người chết do cháy rừng ở Mỹ tiếp tục tăng,… ...

Lãnh đạo TP HCM thăm, chúc Tết Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM

Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, đánh giá cao những đóng góp của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM năm 2024 ...

Hàng hóa Tết dồi dào, giá bình ổn

Hành động nhỏ, thay đổi lớn; Hàng hóa Tết dồi dào, giá bình ổn; Loay hoay thay đổi cấu trúc đề thi tốt nghiệp... là những bài viết đáng chú ý ...

Bộ Công an Việt Nam

Ngày 12-1, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Lào ...

Vùng Tây Bắc chuyển biến mạnh mẽ từ Chương trình MTQG 1719

Tây Bắc được coi là “lõi nghèo” của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng. Trong đó, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã...

Mới nhất

Hoàng thái hậu nào được lấy tên đặt cho một bệnh viện lớn ở miền Nam?

Bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, nổi tiếng về đức độ, phẩm hạnh, "nghiêm nhưng không nghiệt ác, hiền nhưng không xuề xòa". ...

Chỉ số DXY trên mốc 109

Tỷ giá USD hôm nay 13/01/2025: Chỉ số USD Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,63%, đạt mức 109,65 điểm. Tỷ giá USD hôm nay 13/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h ngày 13/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân...

4 nơi cần cẩn thận vì dễ lây nhiễm cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm đều là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính rất phổ biến. Bệnh sẽ lây nhiễm...

Petrovietnam trao 500 triệu đồng hỗ trợ người nghèo tỉnh Thái Bình đón Tết

Petrovietnam trao 500 triệu đồng hỗ trợ người nghèo tỉnh Thái Bình đón Tết Tham dự chương trình có ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Vũ Thanh Vân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh...

Tin tức sáng 13-1: Bộ Tài chính nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức

Tin tức đáng chú ý: Bộ Tài chính nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức; Toàn quốc còn khoảng 240.000 căn nhà tạm, nhà dột nát, cần tập trung hỗ trợ năm 2025; Tân An là thành phố đầu tiên đạt...

Mới nhất

Sắc Màu Văn Hóa