Khoai lang mà món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày bởi nó tốt cho sức khoẻ. Cũng vì vậy mà nhiều người thường có thói quen mua khoai lang về tích trữ để ăn dần và có quan điểm “khoai để càng lâu càng ngọt”.
Tuy nhiên, khoai lang lại là loại thực phẩm khá nhạy cảm với nhiệt độ, nếu không biết cách bảo quản sẽ rất nhanh mọc mầm hoặc nhanh héo.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan trên Báo VnExpress, khoai lang mọc mầm không độc, trừ khi bị nhiễm nấm mốc. Khi bị nhiễm nấm mốc, khoai lang sẽ sinh ra chất ipomeamarone – độc tố khiến khoai có vị đắng.
Do đó, khi khoai có dấu hiệu mọc mầm hoặc để lâu thì bạn nên loại bỏ những củ khoai này đi, không nên cố cắt bỏ phần mọc mầm đi rồi ăn tiếp.
Kể cả khi khoai mới có dấu hiệu mọc mầm, chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn độc hay những củ khoai đã để lâu thì đều bị giảm hàm lượng vitamin và khoáng chất rất nhiều, mùi vị cũng thay đổi và không còn thơm ngon như ban đầu nữa.
Vì thế, xét cả về mặt dinh dưỡng lẫn thưởng thức ẩm thực, củ khoai lang mọc mầm đều không ngon và không nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Thậm chí nếu cứ cố cắt bỏ phần mọc mầm và tiếp tục ăn khoai thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá và có thể gây ngộ độc.
Cách bảo quản khoai lang
Khoai lang tuy để được lâu nhưng phải biết cách bảo quản. Để khoai giữ được độ tương lâu, thơm ngon và giữ được giá trị dinh dưỡng thì bạn cần áp dụng những cách bảo quản khoai lang dưới đây:
Bảo quản bằng giấy báo
Sử dụng từng tờ giấy báo bọc kín từng củ khoai lang và xếp chồng lên nhau, để ở nơi khô ráo, nhiệt độ thích hợp. Tuyệt đối không để khoai lang ở nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Lưu ý củ khoai trước khi cuốn vào tờ giấy báo cũng cần bảo đảm được khô ráo, không bị ướt hay dính quá nhiều bùn đất.
Bảo quản khoai lang bằng cát
Xếp các củ khoai lang vào một cái chậu, sau đó đổ cát lên che phủ hoàn toàn các củ khoai lang. Cách làm này giúp bảo quản khoai lang được lâu mà không sợ bị mốc hay mọc mầm.