Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi "vâng lời" thành bệnh kinh niên

Khi “vâng lời” thành bệnh kinh niên


Đa số thường nghĩ người dạy là các thầy và cô giáo. Chúng ta quên rằng, các bậc phụ huynh chính là người dạy chúng ta từ khi lọt lòng đến mãi sau này, kể cả khi đã trưởng thành, thậm chí cả sau khi trưởng thành.

Lâu nay chúng ta nặng về một nền giáo dục cung cấp kiến thức, chứ không quan tâm tới sự phát triển cá tính của từng con người. Người dạy thường có xu hướng “bắt” người học phải “thuộc bài”. Đương nhiên, người dạy đánh giá kết quả học tập, kể cả căn cứ khen thưởng người học giỏi, đều dựa vào việc chấm điểm “thuộc bài”. Bản thân tôi cũng từng bị thầy chấm không đạt, buộc thi lại vì không làm bài theo tiêu chí “thuộc bài”, dù đáp án cuối cùng đúng!

Thầy cô chỉ nghĩ đến chuyện dạy học, nhồi nhét cho học sinh với tất cả kiến thức có trong một cuốn sách giáo khoa. Người học phải chịu áp lực của điểm số, của học tập, thậm chí bị mắng và thường bị nhìn nhận dưới góc độ điểm số. Có nghĩa khi, các em học giỏi và các em học chưa tốt chưa được các thầy cô tôn trọng như nhau.

Hệ lụy của căn bệnh truyền thống này là người dạy, kể cả thầy cô và phụ huynh, đều coi tiêu chí “vâng lời” là yếu tố chính để chấm điểm hạnh kiểm của người học. Trong các cuốn học bạ của học sinh từ lâu nay, hầu như câu đầu tiên bao giờ cũng là: Ngoan, vâng lời, chấp hành kỷ luật tốt. Như vậy vô hình chung người ta đào tạo những học sinh theo cách đó và ngoan, vâng lời, chấp hành kỷ luật tốt chính là “đầu ra” của học sinh.

Khi

Tác giả bài viết, luật gia – nhà báo Phan Văn Tân. Ảnh: DV

Người học chịu sức ép về điểm số thi cử đến từ hai phía: Thầy cô và phụ huynh. “Thuộc bài” là nhiệm vụ thường trực, thôi thúc người học – học giỏi đương nhiên là người thực hiện xuất sắc nhiệm vụ này. Lâu dần nó trở thành thói quen, tiềm thức, khiến người học giỏi trở nên là người luôn chỉ biết “vâng lời” – không còn dám nghĩ đến sáng tạo.

Người thành công cần nhiều kỹ năng, mà học tập chỉ là một phần trong vô vàn kỹ năng đó. Chúng ta cứ coi kết quả việc học tập là tất cả nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Bệnh “vâng lời” khiến người học nhiễm thói quen tuân thủ, chỉ biết chấp hành, nên ít khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới.

Việc ngoan ngoãn, vâng lời không có gì sai, nhưng nó phần nào thể hiện chúng ta đang đào tạo ra những con người chỉ biết phục tùng, nghe theo. Trong khi đó, mục tiêu hiện nay của thời đại xã hội chủ nghĩa thời 4.0, rất cần các em phải năng động, tự chủ và sáng tạo trong tiếp thu kiến thức.

Cứ thế, “vâng lời” tự lúc nào đã trở thành căn bệnh kinh niên khi nhiễm vào cả hai: Người dạy và người học. Đó là căn bệnh trầm kha, và nó khó có thể làm thay đổi cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Khi đã nhiễm căn bệnh này và lâu dần sẽ hình thành ý thức bị phụ thuộc, thụ động ở mỗi cá nhân.

Vậy phải làm sao để chữa trị căn bệnh này, muốn người học mỗi ngày đến trường là một ngày vui, nhà trường phải là nơi đem đến cả hạnh phúc cho học sinh chứ không chỉ là điểm số?

Muốn xây dựng trường học hạnh phúc, cái khó nhất là thay đổi quan niệm của các thầy cô giáo và các nhà quản lý trước hết là về mục tiêu, không phải là chỉ ngoan, vâng lời mà phải đào tạo các em là những người biết tự chủ, năng động, sáng tạo, biết phản biện và phải cho phép các em thể hiện bản thân.

Khó nhưng nhất thiết phải vượt qua được quan niệm này, vì một thế hệ tương lai đủ tầm cỡ để vượt qua thách thức của thời đại công nghiệp 4.0. Điều này đòi hỏi thầy cô và phụ huynh phải cùng hợp tác, đồng hành để hướng tới một xã hội có nhiều người thành công – tài giỏi và có tư chất sáng tạo, phát triển – có khả năng làm thay đổi thế giới.

Các thầy cô và phụ huynh cùng hợp tác để giúp các em học sinh dần dần hình thành các tố chất sau: Sự ổn định cảm xúc và phát triển tình cảm; Tính chủ động, đủ khả năng tự suy nghĩ cẩn trọng, rồi tự hành động; Năng lực thích ứng và tính xã hội; Khả năng tự trau dồi tri thức và phát triển năng lực trí tuệ.

Khi thầy cô và phụ huynh đồng hành, hợp sức tác động để người học hình thành các tố chất trên và phát triển cân bằng, những người học dù học giỏi hay không đã đi theo đúng trật tự của quá trình phát triển và có nhiều khả năng thành công trong cuộc sống.

Khi

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Nhìn rộng ra ngoài xã hội, khi một đứa trẻ mà bị nhiễm “bệnh vâng lời” từ trên ghế nhà trường, sau này khi trở thành một công dân xã hội, có khả năng cũng sẽ trở thành một công chức chỉ biết “vâng lời”, “phục tùng” cấp trên bất kể hoàn cảnh, điều kiện…

Điều này không chỉ triệt tiêu sự sáng tạo của chính người đó mà còn không tốt cho sự phát triển của tổ chức, cho cơ quan, đơn vị… khi nơi đó thiếu đi những phản biện cần thiết, cũng chính là động lực cho sự phát triển.

Còn nhớ, trong bài phát biểu tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Tổng bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến công tác bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ quân đội, đúc kết bằng khái niệm “7 dám” gồm: Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung.

Nội hàm của khái niệm “7 dám” chính là cổ vũ tinh thần đổi mới, mạnh dạn, sáng tạo, đổi mới của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới… vì mục tiêu và lợi ích chung.

Vâng lời không phải là xấu, nhưng khi “vâng lời” trở thành “bệnh kinh niên”, lâu ngày nó sẽ tạo ra những con người sợ đổi mới sáng tạo, không dám đương đầu với thách thức, khó khăn để tìm tòi, thúc đẩy sự phát triển, tiến lên trước.

Một xã hội phát triển, một quốc gia vững mạnh cần những bộ óc sáng tạo, những ý tưởng năng động, những khát vọng không ngừng… chứ không phải là những người luôn chỉ thụ động “vâng lời”.





Nguồn: https://danviet.vn/khi-vang-loi-thanh-benh-kinh-nien-20240702140036949.htm

Cùng chủ đề

Các tỉnh Tây Nguyên cần chú trọng tới nguồn nhân lực “dám nghĩ, dám làm”

Chiều ngày 23/6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên đã tham dự và chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên. Cùng tham dự còn có đông đảo lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Xác...

Kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2024): Lấy thi đua làm động lực...

Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc. 76 năm đã qua, lời kêu gọi của Người vẫn luôn được các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân tại TPHCM hôm nay triển khai thực hiện với tinh thần thi đua sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Từ đó, giải quyết được những khó khăn, tồn...

Đà Nẵng chấp nhận rủi ro, dám nghĩ, dám làm thí điểm khu thương mại tự do

Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển thành phố Đà Nẵng. Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là các chính sách về thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng. Cơ chế chính sách phải đột phá, mở hơn ĐB Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) cho rằng,...

Quy định pháp lý còn gây khó cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ

Cán bộ không thể làm vì căn cứ pháp lý, quy định không đồng nhất Sáng 23/5, phát biểu tại phiên thảo luận Tổ của Quốc hội, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Điện Biên nêu thực tế, tại tỉnh Điện Biên, trong triển khai và áp dụng pháp luật còn có những vướng mắc chưa được quan tâm giải quyết. Đại biểu cho biết, các cơ quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây...

Cách Hoàng Sa 480km, hướng thẳng Quảng Trị-Quảng Ngãi, bao giờ vào đất liền?

Tin bão số 7 mới nhất, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 7 - bão Yinxing đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. ...

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn;...

Top 5 mỹ nhân nổi bật nhất chung kết Miss Earth 2024

Trước chung kết Miss Earth 2024 (Hoa hậu Trái đất), cộng đồng yêu nhan sắc đưa ra dự đoán về những ứng viên sáng giá cho ngôi vị cao nhất tại cuộc thi sắc đẹp này. ...

Hội nghị biểu dương hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Chiều (8/11), tại Hà Nội, Bộ Công an và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2019 - 2024. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Câu hỏi tưởng dễ nhưng khiến cả 4 ‘nhà leo núi’ Olympia chịu thua

Đường lên đỉnh Olympia không chỉ hấp dẫn bởi những màn so tài giữa các "nhà leo núi" mà còn bởi loạt câu hỏi hóc búa, thử thách người chơi.Câu hỏi dưới đây từng xuất hiện trong chương trình năm 2014, tưởng đơn giản nhưng lại làm khó cả 4 thí sinh trong chương trình. Câu hỏi như sau: "Từ 3 số: 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?"Hết thời gian trả lời,...

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Phó giáo sư trẻ nhất ngành y quê Nam Định, đang làm trưởng khoa một đại học lớn

Nam giảng viên Lê Minh Hoàng là phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay, hiện đang làm Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ngành y vừa có thêm 3 giáo sư, 68 phó giáo sư. Nam giảng viên Lê Minh Hoàng quê ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay. Hiện anh Hoàng là giảng viên chính,...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Bão số 7 duy trì cấp 14 trên Biển Đông, hướng về vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi

Video: Dự báo thời tiết ngày 9/11.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc.Sức gió mạnh nhất vùng...

Mới nhất