Trang chủNewsChính trịQuy định pháp lý còn gây khó cho cán bộ trong thực...

Quy định pháp lý còn gây khó cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ


Cán bộ không thể làm vì căn cứ pháp lý, quy định không đồng nhất

Sáng 23/5, phát biểu tại phiên thảo luận Tổ của Quốc hội, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Điện Biên nêu thực tế, tại tỉnh Điện Biên, trong triển khai và áp dụng pháp luật còn có những vướng mắc chưa được quan tâm giải quyết.

Đại biểu cho biết, các cơ quan chức năng của địa phương và đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã nhiều lần phản ánh, đề đạt ý kiến, kiến nghị đến Quốc hội và Chính phủ, các bộ nhưng còn một số vấn đề thực tế vướng mắc mà địa phương không dám làm vì nhận thức rõ hậu quả về mặt pháp lý nếu khi có sự kiện xảy ra.

Đại biểu nêu thí dụ, giữa nghị định quy định chi tiết thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Luật bảo vệ môi trường có sự xung đột nhau, khi Luật tài nguyên nước hiện hành ban hành năm 2012 và Luật sửa đổi năm 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 quy định: Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê khai, đăng ký cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cả 2 luật đều quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiết thực hiện.

Quy định pháp lý còn gây khó cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ ảnh 1

Đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Điện Biên phát biểu thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Tuy nhiên, khi Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thực hiện 2 nội dung trên của 2 luật này thì rất vướng về thẩm quyền. Hiện nay không có cơ quan nào được giao thẩm quyền đánh giá tác động môi trường đối với thủy điện có công suất từ 2MW đến dưới 20MW.

Đại biểu Luyến cho biết, địa phương đề xuất kiến nghị đã nhiều lần nhưng vẫn chưa được tiếp thu, chưa được quan tâm giải quyết, dẫn đến khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước và khó khăn cho doanh nghiệp.

“Với những quy định còn có sự xung đột như trên thì không thể nói địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ được, đồng nghĩa với việc sẽ không chấn chỉnh, khắc phục được triệt để vì nguyên nhân chính không phải từ việc thiếu tinh thần trách nhiệm của địa phương, của cán bộ công chức, rằng là thấy quy định đúng rồi, rõ rồi nhưng không làm, mà không thể làm vì căn cứ pháp lý quy định không đồng nhất”, đại biểu nêu rõ.

Quy định pháp lý còn gây khó cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ ảnh 2

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8 sáng 23/5. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Thời gian tới Luật Tài nguyên nước năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, Chính phủ sẽ ban hành nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật. Đối với thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đại biểu tỉnh Điện Biên kiến nghị Chính phủ quan tâm về thẩm quyền của UBND tỉnh theo hướng cho phép UBND tỉnh được cấp phép đối với các công trình thủy điện có công suất dưới 20MW cho đồng nhất với các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Đối với các vướng mắc từ những quy định của pháp luật từ thực tế áp dụng trong triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội cần được rà soát thường xuyên theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Quan trọng là khi đã có sự không đồng nhất thì cần sửa đổi bổ sung kịp thời, tạo điều kiện cho các địa phương trong việc triển khai áp dụng pháp luật, cũng như tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức có cơ sở, căn cứ pháp lý rõ ràng trong việc thực thi nhiệm vụ công vụ, như vậy mới kỳ vọng khắc phục được tình trạng né tránh trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức”, đại biểu Luyến nhấn mạnh.

Tạo động lực cho cán bộ để bảo đảm chất lượng hoạt động bộ máy

Quy định pháp lý còn gây khó cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ ảnh 3

Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) phát biểu thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Đánh giá về tinh thần trách nhiệm và chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ, công chức, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) cho biết, một bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa quyết liệt, kịp thời, có tâm lý tránh né, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai. Đây là vấn đề không mới, các báo cáo gần đây của Chính phủ đều đã nêu và các năm đều nhắc lại nhưng chưa có đánh giá cụ thể về giải pháp chuyển biến.

“Cán bộ phải biết sợ sai để không làm sai nhưng không thể sợ trách nhiệm, sợ việc mình phải thực hiện. Đây là vấn đề không mới, toàn xã hội thấy” – đại biểu nói và đề nghị Chính phủ phải có báo cáo hàng năm, đánh giá cụ thể, có định lượng, không chung chung để xử lý nghiêm triệt để mới có thể tạo chuyển biến.

Theo đại biểu, trong báo cáo Chính phủ, vừa qua đã có gần 18 nghìn cán bộ bị kỷ luật nhưng theo đại biểu Đồng Ngọc Ba cần nêu cụ thể những vi phạm luật công chức, đạo đức công vụ có biểu hiện trốn tránh nhiệm vụ, thoái thác, tự ý bỏ vị trí công việc.

Theo đại biểu, cơ quan nào có nhiều công chức trốn tránh, thoái thác trách nhiệm thì cần có biện pháp chấn chỉnh, nhất là xem xét trách nhiệm lãnh đạo, người đứng đầu.

Đại biểu cũng cho rằng, chất lượng cán bộ có sự liên quan mật thiết đến chất lượng hoạt động bộ máy nhà nước. Do đó, cần xây dựng vị trí việc làm cho khoa học, đúng người đúng việc, rõ nhiệm vụ, trách nhiệm thì hiệu quả mới tốt.

Vị trí việc làm phù hợp thì cũng là tiền đề không thể thiếu để cải cách tiền lương. Nếu cải cách tiền lương trên nền hệ thống vị trí việc làm chưa bảo đảm thì sẽ không bảo đảm hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Thêm vào đó, rất cần đẩy nhanh sửa đổi Luật Công chức để đẩy nhanh cải cách vị trí việc làm cùng với đẩy nhanh cải cách tiền lương, đại biểu Đồng Ngọc Ba nêu rõ.

Tạo động lực cho cán bộ dám nghĩ, dám làm
Tạo động lực cho cán bộ dám nghĩ, dám làm

Cũng đề cập giải pháp khắc phục tình trạng cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, đại biểu Đặng Hồng Sỹ (đoàn Bình Thuận) cho biết, Thủ tướng đã có 4 công điện, Bộ trưởng Nội vụ cũng đã tích cực chỉ đạo nhưng chưa có chuyển biến rõ nét.

Đại biểu đoàn Bình Thuận cho biết, có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội trong đó có ý kiến của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sửa Điều 219 của Bộ luật Hình sự. Trong sửa luật cần bổ sung những yếu tố không vụ lợi thì trong quá trình xử lý phải phân loại.

“Nếu có tiêu cực, tham nhũng thì phải xử lý nghiêm, trong trường hợp làm việc có tính toán sai sót, không vụ lợi thì chúng ta xem xét xử lý cho hợp lý. Điều này giúp cán bộ công chức thực sự mạnh dạn hơn, khắc phục tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh”, ông Sỹ nói.

Dự án khu đô thị sinh thái Đại Phước tại Đồng Nai. (Ảnh: Tùng Quang)
Bệnh “sợ sai” và điểm nghẽn của sự phát triển

Đại biểu cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) cũng nên áp dụng sớm, trong đó phải làm thế nào để cách tính giá đất dễ thực hiện, từ đó tạo thuận tiện cho cán bộ trong cơ quan tham mưu. “Nếu Luật Đất đai không có hướng dẫn kỹ về nội dung thẩm định giá đất thì sau này rất khó triển khai”, ông Sỹ nói.





Nguồn: https://nhandan.vn/quy-dinh-phap-ly-con-gay-kho-cho-can-bo-trong-thuc-thi-nhiem-vu-post810730.html

Cùng chủ đề

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp xúc cử tri tại Phú Quốc

(NLĐO) - Nhiều cử tri đã kiến nghị những vấn đề “nóng” đối với lãnh đạo TP Phú Quốc, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và các ngành chức năng ...

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa 2 luật về tổ chức tại kỳ họp bất thường

Thông tin trên được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đề cập tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 8, chuẩn bị bước đầu cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, sáng 11/12.Ông Trần Văn Sơn cho biết, ngay sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 8, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương tham...

“Tinh gọn bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội”

Những nhiệm kì gần đây, bộ máy, biên chế của Quốc hội tăng chủ yếu ở đội ngũ cán bộ công chức viên chức tham mưu, giúp việc ở Văn phòng Quốc hội và Ban thư ký giúp việc Tổng thư ký Quốc hội. Do đó, cần tập trung tinh gọn đội ngũ này. Tuần Việt Nam giới thiệu tiếp phần 2 cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương

Thông qua việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên (năm 2024), TP Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương. UBND TP Hà Nội vừa gửi HĐND TP báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo nêu rõ kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm. Cụ thể, UBND TP Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo thực hiện...

Bộ Tài chính đề xuất nợ thuế từ 10 triệu đồng trở lên bị hoãn xuất cảnh

(NLĐO)- Bộ Tài chính vừa đề xuất ngưỡng và thời gian nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Quốc gia

NDO - Ngày 21/12 này, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân quan, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện. Đây là một nỗ lực rất lớn từ cả hai địa phương hiện cùng quản lý, bảo tồn và...

Người lớn không chủ quan khi mắc bệnh sởi

NDO - Thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều ca mắc bệnh sởi. Nhiều người trong chúng ta tưởng rằng bệnh sởi chủ yếu là ở trẻ em và đã được khống chế nhờ vaccine nhưng trên thực tế người...

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng. Ngày 17/12, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội An toàn thông...

[Ảnh] Ấn tượng Lễ Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Đồng chí Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 140/KH-BCĐTKNQ18 ngày 05/12/2024. Theo đó số nhiệm vụ chung cần triển khai như các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ...

Nhiệm vụ và giải phát trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vai trò của đại đoàn kết,  một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc. Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là chủ trương xuyên suốt, thống nhất của Đảng ta trong suốt quá...

Đảm bảo sản xuất, kinh doanh lúa, gạo xuất khẩu bền vững

Những tháng đầu năm 2024, thị trường lúa gạo khu vực và thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý một số doanh nghiệp và người nông dân. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số cơ quan liên quan thì tình hình xuất khẩu gạo vẫn thuận lợi, nhu cầu gạo của các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn duy trì ở mức cao...

Cùng chuyên mục

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quán triệt rõ đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. ...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 16/12 tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Mới nhất

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân...

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức...

Mới nhất