Trang chủKinh tếNông nghiệpKhi nào bão Trà Mi đổ bộ vào Việt Nam?

Khi nào bão Trà Mi đổ bộ vào Việt Nam?

Theo cập nhật tin bão số 6 Trà Mi mới nhất: Hồi 19 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15km/h.

Hồi 19 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15km/h.

Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12, sóng biển cao 5,0-7,0m, vùng gần tâm bão 7,0-9,0m; biển động rất mạnh.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

img

Hôm nay, bão Trà Mi vào Biển Đông và trở thành bão số 6. Ảnh: TL

Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chủ động ứng phó bão số 6 Trà Mi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 24/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó bão Trà Mi.

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao yêu cầu:

Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động tổ chức theo dõi sát, cập nhật thông tin dự báo và tình hình bão, mưa, lũ để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo chức năng, nhiệm vụ được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

hủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, cập nhật lại phương án ứng phó thiên tai, bão lũ trên địa bàn; căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:

Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo: Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven biển; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền: Rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, cửa sông, ven biển.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:

Rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, cập nhật thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống bão, lũ theo nhiệm vụ, thẩm quyền đã được phân công; bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

 





Nguồn: https://danviet.vn/tin-bao-so-6-tra-mi-moi-nhat-khi-nao-bao-tra-mi-do-bo-vao-viet-nam-2024102421051951.htm

Cùng chủ đề

Petrovietnam ủng hộ đồng bào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6

Ngày 8/11 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã trao ủng hộ đồng bào các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6 vừa qua. Tham dự và tiếp nhận ủng hộ của Petrovietnam có đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng chí Nguyễn Thị Sửu, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn...

Philippines đối phó bão Yinxing

Giới chức Philippines hôm nay 7.11 thông báo đã sơ tán hàng ngàn người khỏi các cộng đồng ven biển trước cơn bão Yinxing, chỉ vài tuần sau khi bão Trà Mi khiến ít nhất 150 người thiệt mạng. ...

Hà Nội FC đồng hành cùng ‘Sống sau lũ 2024’

Trên trang chủ của mình, đội bóng Thủ đô viết “CLB bóng đá Hà Nội đồng hành cùng dự án "Sống sau lũ" hướng tới việc giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống với vật nuôi, cây trồng sau cơn bão Yagi và mới nhất là cơn bão Trà Mi.Dự án đặt mục tiêu phân phát được 40 con bò giống, 400 con lợn giống, cùng 400.000 con gà giống nuôi úm đủ 21 ngày tuổi, được...

Biển gần bờ Đà Nẵng có la liệt cá ngon, sau bão Trà Mi, dân đánh bắt, xách túi lớn túi nhỏ, đắt hàng

Nhiều ngư dân cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã ra biển đánh bắt ở khu vực gần bờ sau bão Trà Mi. Sản lượng cá đánh bắt được cao so với ngày thường, cá tuy bé nhưng toàn là cá ngon, nhiều ngư dân kiếm tiền triệu với những mẻ cá đầy. ...

Hàng chục nghìn học sinh ở miền Trung chưa thể đến trường

Tại Thừa Thiên - Huế, mưa giảm, nước lũ bắt đầu rút nhiều ngày nhưng đến nay tại nhiều địa phương ở vùng trũng, thấp, học sinh các cấp từ mầm non đến THCS vẫn chưa thể đến trường do đường sá, trường lớp vẫn bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Cụ thể, tại huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) có 8 trường vùng thấp trũng cho 2.576 học sinh nghỉ học trong ngày 31/10; huyện Phú...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Nhiều học sinh ở Phú Thọ đang phấn khởi với thời khóa biểu chỉ học 5 ngày, nghỉ 2 ngày cuối tuần, từ học kỳ 2, năm học này. ...

Cả nước có 11,8 triệu ha đất đang bị thoái hóa, chuyên gia hiến kế phục hồi

Tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa” do Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tổ chức, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp...

Kè chắn sóng ở biển Hội An bị sóng xé toạc hàng trăm mét

Hàng trăm mét bờ kè tạm thuộc phường Cẩm An bị sóng kết hợp nước biển dâng cao, kèm theo gió mạnh đã làm hư hỏng, một khối lượng cát lớn bị trôi. Chiều sâu trung bình từ 5-7 m, tạo thành rãnh khoét sâu vào bờ. ...

Dân một xã ở Thái Nguyên trồng bưởi theo tiêu chuẩn gì mà 10 quả ngọt cả 10, bán dễ như ăn kẹo?

Nhiều nông dân ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP, trồng bưởi hữu cơ giúp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa bưởi lại thơm ngon, dễ bán. ...

Vùng núi Thất Sơn của An Giang lắm hang hốc, rợn người nghe kể chuyện rắn hổ mây khổng lồ

Là vùng đất được xem là linh thiêng nhất của đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, Thất Sơn (gồm 7 ngọn núi là núi Cấm, Tô, Tượng, Sam, Két, Dài, Nước) ở vùng biên giới tỉnh An Giang, xa xưa đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết vừa hư, vừa...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Cả nước có 11,8 triệu ha đất đang bị thoái hóa, chuyên gia hiến kế phục hồi

Tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa” do Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tổ chức, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp...

Dân một xã ở Thái Nguyên trồng bưởi theo tiêu chuẩn gì mà 10 quả ngọt cả 10, bán dễ như ăn kẹo?

Nhiều nông dân ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP, trồng bưởi hữu cơ giúp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa bưởi lại thơm ngon, dễ bán. ...

Vùng núi Thất Sơn của An Giang lắm hang hốc, rợn người nghe kể chuyện rắn hổ mây khổng lồ

Là vùng đất được xem là linh thiêng nhất của đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, Thất Sơn (gồm 7 ngọn núi là núi Cấm, Tô, Tượng, Sam, Két, Dài, Nước) ở vùng biên giới tỉnh An Giang, xa xưa đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết vừa hư, vừa...

Nhiệt độ giảm sâu, chênh lệch lớn giữa ngày và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21-22/12, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiệt độ ban ngày duy trì trên ngưỡng 20 độ C. Tuy nhiên, vào ban đêm, nền nhiệt giảm sâu, dao động từ...

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai Bộ NNPTNT và Bộ TNMT

Ngày 19/12, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, Phó Thủ tướng đã kết luận về việc thống nhất tên gọi...

Mới nhất

Malaysia ‘bật đèn xanh’ cho kế hoạch tìm kiếm máy bay MH370

Reuters ngày 20.12 đưa tin giới chức Malaysia đã đồng ý về nguyên tắc để khởi động lại kế hoạch tìm kiếm xác...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu...

41 đề án sắp xếp, sáp nhập cơ quan, đơn vị

(NLĐO)- Tỉnh Khánh Hòa đang xây dựng 41 đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan, đoàn thể. Trong đó báo, đài tỉnh này sẽ sáp...

Chổi đót của HTX Nông nghiệp – thương mại Nhất Tuấn hướng đến 4 sao OCOP

HTX Nông nghiệp - Thương mại Nhất Tuấn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên) chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm chổi đót, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh và góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Hơn 15 năm qua, bà Phan Thị Xuân ở xã Duy Sơn gắn bó với cơ...

Mới nhất