Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKhai mở tiềm năng thị trường Halal toàn cầu

Khai mở tiềm năng thị trường Halal toàn cầu


Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng với doanh nghiệp Việt Nam.

Báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu ước tính, chi tiêu cho thực phẩm Halal đang tăng nhanh từ 1.400 tỷ USD  năm 2020 lên 1.900 tỷ USD vào năm 2030 và gần 5.000 tỷ USD vào năm 2050. (Nguồn: Getty Images)
Báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu ước tính, chi tiêu cho thực phẩm Halal đang tăng nhanh từ 1.400 tỷ USD năm 2020 lên 1.900 tỷ USD vào năm 2030 và gần 5.000 tỷ USD vào năm 2050. (Nguồn: Getty Images)

Theo tiếng Arab, “Halal” có nghĩa là “hợp pháp” hay “hợp quy” (được phép), phù hợp với chuẩn mực và giá trị của Hồi giáo. Một sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Halal được xác nhận bằng văn bản cụ thể (chứng nhận Halal) và ký hiệu cụ thể (đóng dấu Halal).

Tiềm năng rộng lớn

Các nước Hồi giáo đều có tiêu chuẩn riêng đối với các sản phẩm Halal nói chung và hiện chưa có sự hài hòa, chấp nhận lẫn nhau. Các tiêu chuẩn Halal được sử dụng phổ biến hiện nay là: OIC/SMIIC của Viện Tiêu chuẩn đo lường các nước Hồi giáo thuộc Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC), GSO của Tổ chức tiêu chuẩn hóa các nước Arab vùng Vịnh, MS của Malaysia…

Theo ước tính, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt tới 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Số người Hồi giáo hiện đang chiếm khoảng 24% dân số thế giới và có thể sẽ tăng thêm 3% vào năm 2050.

Báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu 2020 ước tính, chi tiêu cho thực phẩm Halal tăng nhanh từ 1.400 tỷ USD năm 2020 lên 1.900 tỷ USD vào năm 2030 và gần 5.000 tỷ USD vào năm 2050.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ rộng khắp trên thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo. Mức chi tiêu và sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng. Chiều ngược lại, các quốc gia sản xuất Halal lớn nhất trên thế giới phần lớn không phải là các quốc gia Hồi giáo. Theo báo cáo phát hành tháng 1/2023 của Tập đoàn IMARC, thị trường thực phẩm Halal được định giá hơn 2.000 tỷ USD vào năm 2022, vượt mốc dự kiến năm 2030.

Cơ hội với Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal khi sở hữu nguồn nguyên liệu thô dồi dào, lại nằm ở châu Á-nơi có khoảng 70% trong số 1,9 tỷ người Hồi giáo trên thế giới.

Hiện nhiều quốc gia là các thị trường tiêu dùng Hồi giáo hoặc xuất khẩu sản phẩm Halal lớn trên thế giới (như Hàn Quốc, Saudi Arabia, Indonesia, Malaysia…) bày tỏ quan tâm, mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong đầu tư, phát triển ngành Halal tại Việt Nam để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hơn nữa, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal như: vị trí địa lý thuận lợi, thế mạnh về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dịch vụ; hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện khi tham gia nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực. Chính phủ rất quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu…

Mặt khác, Việt Nam có nhiều cơ hội sản xuất và xuất khẩu thực phẩm Halal nhờ vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên. Chưa kể, việc là một thành viên của ASEAN đã kết nối Việt Nam với các thị trường Halal quan trọng ở châu Á. Việt Nam cũng nằm trong Nhóm công tác ASEAN về Thực phẩm Halal nhằm tăng cường mối quan hệ với các thị trường tiêu dùng Halal trong khu vực.

Việt Nam và một số quốc gia khác trong ASEAN đã bắt đầu đàm phán công nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal. Điều này sẽ giúp các DN Việt Nam đạt được chứng nhận Halal dễ dàng và nhanh hơn ở Việt Nam, thay vì ở nước tiếp nhận. Việt Nam đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương về thực phẩm Halal với các quốc gia thành viên ASEAN khác.

Ngoài ra, Việt Nam ký kết nhiều FTA khác, chẳng hạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua Việt Nam để thâm nhập thị trường thực phẩm Halal ở Đông Nam Á.

Đến nay, Việt Nam đã ban hành bốn tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal, gồm: Thực phẩm Halal-Yêu cầu chung; Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; Thức ăn chăn nuôi Halal; Thực phẩm Halal-Yêu cầu đối với giết mổ động vật. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal cho hai tổ chức. Bộ đang nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia và đang tích cực làm việc với các tổ chức chứng nhận Halal của các nước để triển khai ký kết việc thừa nhận lẫn nhau đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Việc tiêu chuẩn hóa các đối tượng liên quan đến sản phẩm Halal là một trong các biện pháp quan trọng nhằm đưa sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận tốt hơn với thị trường Halal toàn cầu, góp phần tăng giá trị của chuỗi nông sản Việt Nam.

Khai mở tiềm năng thị trường Halal toàn cầu
Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu là thị trường đầy tiềm năng với doanh nghiệp Việt Nam.

Dấu hiệu tích cực

Theo Trung tâm Halal Việt Nam, Việt Nam có tiềm năng sản xuất hàng hóa Halal trị giá tới 34 tỷ USD cho các quốc gia OIC. Tuy nhiên, các DN trong nước mới đáp ứng được một phần nhu cầu của các thành viên OIC do DN phải có chứng nhận Halal cho các sản phẩm của mình.

Chứng nhận Halal phức tạp hơn các chứng nhận khác do quy trình kiểm tra cũng như không có tổ chức quốc tế thống nhất nào cấp, mỗi quốc gia có các cơ quan riêng của mình. Do đó, sản phẩm Halal phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định của quốc gia sản xuất và cả quốc gia nhận hàng. Các DN gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu chứng nhận Halal.

Những năm gần đây, dấu hiệu tích cực là số lượng DN Việt đạt được chứng nhận Halal ngày càng tăng với khoảng gần 1.000 DN. Top 10 tỉnh, thành có nhiều DN đạt chứng nhận Halal gồm: Cần Thơ, Hà Nội, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Phú Thọ, Bến Tre, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh ThuậnKiên Giang. Năm lĩnh vực có DN đạt chứng nhận Halal nhiều nhất gồm: Thủy, hải sản, chè, trà, đồ ngọt, sản phẩm từ đường, phở, bún, bánh tráng, rau củ quả (tươi/sấy)…

Ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”, trong đó Bộ Ngoại giao được giao là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương và DN trong quá trình triển khai sẽ khai mở thị trường Halal tiềm năng này.

Hiện nay, Bộ Ngoại giao đã xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Đề án trong năm 2023, trong đó tập trung theo các nhóm giải pháp lớn như: lồng ghép nội dung phát triển ngành Halal Việt Nam trong hợp tác song phương với các đối tác; thúc đẩy ký kết các thỏa thuận nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để tăng cường hợp tác quốc tế về Halal; đẩy mạnh nghiên cứu, cung cấp thông tin liên quan tới Halal, nhất là về chính sách thương mại, văn hóa Hồi giáo, chứng nhận Halal…; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư về sản phẩm, dịch vụ Halal; hỗ trợ, kết nối các địa phương, DN Việt Nam với các thị trường Halal toàn cầu…

Đồng thời, Bộ đang tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành và tỉnh, thành liên quan thúc đẩy mạnh mẽ thông tin, tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, DN, địa phương về các thông tin cơ bản liên quan Halal như: khái niệm, tiêu chuẩn, chứng nhận, xu thế phát triển của thị trường Halal và văn hóa, kinh doanh với người Hồi giáo…

Bên cạnh đó là hỗ trợ, khuyến khích các DN, địa phương sản xuất sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn Halal, gắn với quy hoạch phát triển ngành, địa phương để tham gia sâu và hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu, đồng thời quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn Halal của Việt Nam trên bản đồ Halal toàn cầu. Đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp, hướng tới từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý trong chứng nhận, quản lý, phát triển tiêu chuẩn Halal…

Với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển, Bộ Ngoại giao với vai trò “mở đường, đồng hành” đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan sát cánh, hỗ trợ các địa phương, DN trong tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam toàn diện, chuyên nghiệp, nhằm khai mở một thị trường lớn, tiềm năng và tạo thêm sinh lực mới cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Điều gì giúp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cán mốc 100 tỉ USD

Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm 2024 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cán mốc trăm tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu vào các nước thành viên FTA

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 9,94% so cùng kỳ năm 2023; trong đó, thủy sản ước đạt hơn 968 triệu USD, tăng 12,23%.   Theo ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Cà Mau khai thác khá tốt cơ hội từ các FTA mang lại nhằm thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị...

Các “ông lớn” ký hợp tác chiến lược, đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Halal

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Halal. ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị cơ quan quản lý của Saudi Arabia gỡ bỏ việc đình chỉ nhập khẩu thủy sản từ Việt...

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Saudi Arabia, ngày 29/10/2024, Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam do Thứ trưởng Hoàng Trung dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tổng cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Saudi Arabia (SFDA). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Điểm hẹn văn hoá mới của người yêu sách ở cố đô Huế

Chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa khai trương nhà sách đầu tiên ở TP. Huế tại địa chỉ 16 Phan Bội Châu.

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Cảnh báo hành vi mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm để lừa đảo

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gần đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.

Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra chiều nay (10/11), tại Hà Nội.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Cùng chuyên mục

Khép lại Ngày hội Việt Nam Xanh, trao giải Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và Tái tạo xanh

Sau hai ngày hội, Ngày hội Việt Nam Xanh đã chính thức khép lại tối 10-11 với những con số ấn tượng, những đơn hàng xanh đã được kết nối, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh. Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao ...

Lo ngại giá giảm, nông dân đua nhau bán cà phê tươi

Lo ngại giá giảm, nhiều nông dân tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước… tranh thủ hái cà phê để bán tươi ngay đầu vụ. Theo nhiều chuyên gia, giá cà phê khả năng vẫn tốt vì cung đang thiếu cầu. Hơn một tuần...

Quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa được cấp phép như thế nào?

(PLVN) - Các nhà quản lý sàn TMĐT có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế … Trước băn khoăn của dư luận về việc quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký cấp phép, thông tin với báo chí hôm 8/11, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hoạt động kinh doanh...

Khám phá hành trình đổi đời cho chai nhựa tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian trải nghiệm của Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân tại Ngày hội Việt Nam Xanh gây ấn tượng khi giới thiệu công nghệ tái chế tiên tiến Bottle-to-Bottle, cho phép tái chế chai nhựa lên đến 50 lần, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. ...

Mới nhất

Khép lại Ngày hội Việt Nam Xanh, trao giải Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và Tái tạo xanh

Sau hai ngày hội, Ngày hội Việt Nam Xanh đã chính thức khép lại tối 10-11 với những con số ấn tượng, những đơn hàng xanh đã được kết nối, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh. ...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Chile

Sáng 10/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến dâng hoa và trồng cây lưu niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quận Cerro Navia, thủ đô Santiago de Chile. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-dang-hoa-tai-tuong-dai-chu-tich-ho-chi-minh-o-chile-post992420.vnp

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca...

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Mới nhất