Trang chủChính trịNgoại giaoKhai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần...

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16


Hội thảo có sự tham dự của PGS. TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và gần 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến.

Đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: TTXVN
Đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: TTXVN

Đồng thời, Hội thảo lần này quy tụ gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 23 quốc gia và các tổ chức quốc tế; gần 100 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, 22 Đại sứ trong đó nhiều Đại sứ trực tiếp tham gia điều phối các phiên hội thảo. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ, Tiến sĩ Phạm Lan Dung đã chia sẻ lý do lựa chọn địa điểm tổ chức Hội thảo năm nay tại thành phố Hạ Long xinh đẹp, cũng là Di sản thiên nhiên Thế giới của UNESCO, là minh chứng cho sự vĩ đại và bền bỉ của thiên nhiên. Giống như huyền thoại về Hạ Long, Ban tổ chức mong muốn truyền tải thông điệp về sứ mệnh bảo vệ điều quý giá, đó là hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung ở Biển Đông, cũng như thể hiện quyết tâm tìm ra những giải pháp bền vững cho khu vực.

Đại sứ, Tiến sĩ Phạm Lan Dung cho biết sau nhiều năm thảo luận, Biển Đông vẫn là điểm nóng, với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực. Tuy nhiên, bà cho rằng giống như những hòn đảo đứng vững trước sóng gió, các bên vẫn phải kiên định trong nỗ lực theo đuổi hoà bình và ngoại giao; và cũng giống như quá trình mài giũa đá, những bước tiến trong ngoại giao đòi hỏi thời gian, kiên nhẫn và sự lạc quan.

Tại Phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu chính, trong đó đánh giá thế giới đang đứng trước bước ngoặt lớn, quá trình chuyển dịch sang cục diện đa cực, đa trung tâm nhiều bất ngờ, khó đoán định và nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến thảm hoạ; cho biết lòng tin đối với những thiết chế và quy tắc hiện hành đang dần giảm và khi đó các hành vi đơn phương sẽ thắng thế, bỏ qua lợi ích chính đáng của các bên và của cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhận định xu hướng này đã và đang làm thu hẹp không gian dành cho đối thoại, ngoại giao và hợp tác; đẩy chạy đua vũ trang và các biện pháp răn đe lên tuyến đầu trong chiến lược của nhiều quốc gia.

Thứ trưởng cho biết cạnh tranh giữa các nước lớn ngày nay không chỉ đơn thuần nhằm tranh giành lãnh thổ, vùng biển giành giật tài nguyên, nhằm kiểm soát thương mại, công nghệ và năng lực quân sự mà quan trọng hơn cả là để chi phối quan điểm và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai. Do đó, Thứ trưởng đánh giá cao chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” thể hiện tính thời sự và cấp thiết hiện nay.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hoà bình và ổn định quốc tế; và cũng là khuôn khổ chung cho các quốc gia giải quyết tranh chấp hoà bình và hợp tác; đánh giá dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) chính thức có hiệu lực là cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương và là cơ sở cho các hành động và hợp tác trên biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu; do đó, tính toàn vẹn của UNCLOS cần phải được duy trì.

Thứ trưởng cũng cho biết việc Việt Nam đề cử ứng cử viên đầu tiên vào vị trí Thẩm phán ITLOS giai đoạn 2026-2035 tái khẳng định Việt Nam sẵn sàng cống hiến vào hoạt động của ITLOS; đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ, kiên định đối với UNCLOS nói riêng và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nói chung.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng cho biết Văn kiện vì Tương lai của Liên Hợp quốc vừa được ký kết tiếp tục khẳng định quyết tâm toàn cầu trong đối phó với các thách thức của nhân loại thông qua hợp tác đa phương; nhấn mạnh ASEAN nên được tin tưởng và giao phó vai trò trung gian và kết nối, vì các nguyên tắc cởi mở, bao trùm, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN sẽ gắn kết tất cả các bên.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 23-24/10/2023 với 7 phiên về các chủ đề đa dạng: (1) Hướng tới trật tự đa cực: “Hòa bình nóng”, “Chiến tranh lạnh” hay “Cùng tồn tại Hòa bình”?; (2) Vai trò trung tâm của ASEAN trong thách thức: Tích cực chủ động hay ẩn mình chờ thời?; (3) An toàn và tự do hàng hải từ Biển Đỏ tới Biển Đông: Trách nhiệm thuộc về ai?; (4) UNCLOS sau 30 năm: Vẫn nguyên giá trị?; (5) Xem xét lại nghĩa vụ không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết và ngăn ngừa xung đột; (6) Phương tiện tự hành trên biển: Liệu trí tuệ nhân tạo có thể tự sửa sai?; (7) Ngoại giao, Phòng thủ hay Răn đe: Lựa chọn nào cho hòa bình?.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/khai-mac-hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-ve-bien-dong-lan-thu-16.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, một áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ cấp 6 - 7, giật cấp 9. Cơ quan khí tượng thuỷ văn nhận định trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây với vận tốc 15 - 20km/giờ. Cường độ ATNĐ được dự...

Việt Nam – EU cần mối quan hệ xứng tầm với những gì đang có

Qua chuyến thăm lần này, ông Josep Borrell chia sẻ ấn tượng về nỗ lực kiên cường của con người, sự phát triển nhanh chóng của đất nước Việt Nam cũng như những nỗ lực ngoại giao của quốc gia nhằm thiết lập quan hệ chặt chẽ với các nước trên toàn thế giới. Phó Chủ tịch EC đã đến dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bày tỏ chia buồn sâu sắc với toàn...

mong muốn nâng cấp quan hệ Việt Nam-EU lên tầm cao mới

Sáng 30/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và an ninh, ông Josep Borrell Fontelles, đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29 - 31/07/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn Phó Chủ tịch...

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển...

Toàn văn tuyên bố như sau:1. Là quốc gia lục địa tiếp giáp với Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), căn cứ vào các quy định liên quan của UNCLOS và phù hợp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hành iPadOS 18.0.1 cho iPad mini 7

Bản cập nhật iPadOS 18.0.1 cho iPad mini 7 có cùng nội dung với bản iPadOS 18.0.1 được phát hành vào đầu tháng 10 nhưng có số bản dựng là 22A8380. iPadOS 18.0.1 bao gồm bản sửa lỗi cho sự cố có thể khiến iPad đột ngột thoát khi trả lời tin nhắn bằng mặt đồng hồ Apple Watch được chia sẻ, cùng với bản sửa lỗi bảo mật để giải quyết lỗ hổng trong ứng dụng Password. Được biết,...

Hiện thực mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô

Sáng 23/10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 19, xem xét nhiều nội dung quan trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì Hội nghị. Cùng chủ trì Hội nghị có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần...

Tăng phân cấp, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền

Sáng 23/10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 19, xem xét nhiều nội dung quan trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì Hội nghị. Cùng chủ trì Hội nghị có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần...

cảnh báo thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế để lừa đảo

Giả mạo cán bộ, thanh tra Sở Y tế để lừa đảo Sáng 23/10, thông tin đến PV báo Kinh tế và Đô thị, lãnh đạo Văn phòng Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện tình trạng một số đối tượng đã giả danh thành viên Đoàn Thanh tra của Sở và có hành vi đi kiểm tra việc việc chấp hành quy định của pháp luật...

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình vì… giá đất

Giá đất là gốc của vấn đề Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Quảng Ngãi là hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương hơn 5.045 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách Trung ương. Ước tính đến ngày 31/10/2024, Quảng Ngãi giải ngân khoảng 2.303 tỷ đồng, bằng 33,4% kế hoạch vốn giao. Trong đó, ngân sách địa phương giải ngân khoảng 1.810 tỷ đồng (35,9%), ngân sách Trung ương giải...

Bài đọc nhiều

Đảng bộ Bộ Ngoại giao trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt Nga

Ngày 21/10, tại Trụ sở Bộ, Đảng ủy Học viện Ngoại giao, Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Đại sứ, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

Thị trường Halal – ‘chìa khóa’ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, Halal đang được xem là thị trường lớn rất tiềm năng cho cho các nước sản xuất lương thực thực phẩm lớn; trong đó, có Việt Nam.

Lo ngại Israel trả đũa Iran, giá dầu leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 22/10, giá dầu WTI giảm nhẹ chưa đến 10 cent, giá dầu Brent “neo” ở mức 74,29 USD/thùng.

Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, tương thích kế hoạch của Bắc Kinh; Brazil có quyết định bất ngờ?

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 diễn ra từ 22-24/10, được các quốc gia thành viên kỳ vọng ​​sẽ củng cố ​​sự thống nhất giữa các thị trường mới nổi và các nước Nam Bán cầu, cũng như sự ủng hộ lớn hơn của họ đối với chủ nghĩa đa phương và mang lại tính ổn định hơn cho toàn cầu.

Giá vàng tăng “dựng đứng” thách thức sức mạnh của đồng USD; giá càng cao càng nhiều người mua, vì sao?

Giá vàng hôm nay 23/10/2024: Giá vàng thế giới đã vượt qua ngưỡng 2.700 USD, tăng gần 40% trong 12 tháng qua. Giá vàng nhẫn trong nước liên tục lập đỉnh chưa từng có - tăng mạnh lên gần mốc 88 triệu đồng/lượng. Kim loại quý đang thách thức sức mạnh của đồng USD - một sự thay đổi lớn đang diễn ra trong hệ thống tài chính toàn cầu?

Cùng chuyên mục

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra từ 22-24/10 tại Kazan của Nga - nơi Tổng thống nước chủ nhà tiếp đón 36 nhà lãnh đạo thế giới, từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, và một trong những mục tiêu là giảm thiểu số lượng giao dịch bằng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Giá cà phê chưa có dầu hiệu ngừng giảm, trong nước về sát mốc 100.000 VNĐ, “cơn sốt” đã hạ nhiệt?

Thời điểm tháng 10 là lúc vựa cà phê Việt Nam vào vụ thu hoạch, góp phần khiến cơn sốt giá hạ nhiệt vì nguồn cung được bổ sung đáng kể trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc giá giảm mạnh liên tiếp trong những ngày qua đưa cà phê nội địa về sát mốc 100.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân lo lắng.

Dầu WTI và Brent đều “giậm chân tại chỗ”

Giá xăng dầu hôm nay 23/10, đầu giờ sáng, cả dầu WTI và Brent đều đang “giậm chân tại chỗ”.

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Minh Lương; Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Quốc Hùng; Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trương Quang Hoài Nam; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ...

G7 sắp có động thái mới, EU chính thức “tiêu” 37,8 tỷ USD cho Ukraine, Moscow lên tiếng

Ngày 22/10, Nikkei Asia của Nhật Bản trích dẫn một số nguồn tin trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cho biết, nhóm sẽ đưa ra tuyên bố về các tài sản bị phong tỏa của Nga sớm nhất trong tháng này.

Mới nhất

Chủ tịch Hạ viện Malaysia và phu nhân tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám

NDO - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 23/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Thăm Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul...

Nga đón Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng nghi thức với khách quý

Thiếu nữ Nga mời Thủ tướng Phạm Minh Chính ăn bánh mì muối và kẹo ngọt, một nghi thức đặc biệt chào đón khách quý đến Nga. Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫy tay chào khi rời chuyên cơ tại sân bay Kazan ngày 23-10 - Ảnh: DUY LINH Sau chuyến bay hơn 8 tiếng rưỡi từ sân bay Nội Bài...

Cân nhắc điều kiện được xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên

(ĐCSVN) - Đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo làm rõ thêm các điều, khoản cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN), bảo đảm yêu cầu tiến bộ, nhân văn, nhân đạo, thân thiện trong giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN phạm tội. Tiếp...

Năm 2025 sẽ nghỉ Quốc khánh 4 ngày và 5 ngày dịp 30-4 và 1-5?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Thủ tướng phương án nghỉ Quốc khánh, dịp 30-4 và 1-5 sau khi tổng hợp ý kiến các bên liên quan.   Quốc kỳ tung bay trong nắng thu tại quảng trường Ba Đình lịch sử trong Ngày Quốc khánh 2-9 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Đến nay, sau khi tổng hợp...

Mới nhất