Nguyễn Thị Oanh giành 4 HCV các nội dung 5.000 m, 1.500 m, 3.000 m vượt chướng ngại vật. Theo Theo Nghị định số 152/2018/NĐ-CP của Chính phủ, VĐV giành HCV, HCB, HCĐ SEA Games sẽ lần lượt nhận 45 triệu đồng, 25 triệu đồng, 20 triệu đồng tiền thưởng; cộng thêm 20 triệu đồng nếu phá kỷ lục SEA Games. Như vậy, tiền thưởng của Nhà nước mà Oanh sẽ được nhận là 180 triệu (45 triệu đồng/HCV).
Ở đội tuyển bơi Việt Nam, kình ngư Trần Hưng Nguyên đoạt 3 HCV (trong đó có 1 HCV nội dung tiếp sức 400 m hỗn hợp nam). Tiền thưởng cho 3 HCV mà Hưng Nguyên được nhận là 135 triệu đồng. Ngoài ra Hưng Nguyên còn giành 1 HCB, tiền thưởng là 25 triệu đồng. Anh giành thêm 1 HCĐ, tiền thưởng là 20 triệu đồng. Tổng số tiền thưởng mà Hưng Nguyên được nhận theo quy định của Nhà nước là 180 triệu đồng. Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng được 3 HCV, 1 HCĐ, tiền thưởng anh nhận được là 155 triệu đồng. Kình ngư Phạm Thanh Bảo giành 2 HCV, tiền thưởng là 90 triệu đồng. Ngoài ra với 2 kỷ lục SEA Games, anh được nhận thêm 40 triệu đồng (20 triệu đồng/kỷ lục SEA Games).
NÓNG | Giao lưu với “cô gái vàng” Nguyễn Thị Oanh và huấn luyện viên ngay tại Campuchia
Theo thống kê của đoàn thể thao Việt Nam, các đội đã kết thúc thi đấu và vượt chỉ tiêu gồm TDDC 4 HCV (vượt 1 HCV), karate 6 HCV (vượt 2 HCV), wushu 6 HCV (vượt 1 HCV); kun Khmer 5 HCV (vượt 2 HCV); kun bokator 6 HCV (vượt 4 HCV).
Các đội đã kết thúc nhưng chưa hoàn thành chỉ tiêu là điền kinh (đạt 12 HCV – chỉ tiêu là 14) , bơi (đạt 7 HCV – chỉ tiêu là 8), vovinam (đạt 7 – chỉ tiêu là 8).
“Về điền kinh chỉ tiêu đặt ra là 14 HCV nhưng chỉ đạt 12 HCV. Nếu mà xét góc độ số lượng thì không đạt chỉ tiêu. Nhưng rà soát qua tình hình chung thì chúng ta thấy là SEA Games 31 chúng ta đạt 22 HCV, tổng số huy chương là 45. Kỳ này chúng ta giành 12 HCV và tổng số huy chương là 40”, ông Đặng Hà Việt – Trưởng đoàn thể thao Việt Nam cho biết.
Toàn cảnh SEA Games 32 ngày 13.5: U.22 Việt Nam thất bại đau đớn | Người hùng Nguyễn Thị Oanh về nước