Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPKẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Năm 2020, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận, thôn Dương Ngọc, xã Tân Tiến (Hưng Hà) được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây chính là cơ hội để Công ty xây dựng thương hiệu bền vững, mở rộng thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng.

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Anh Phan Văn Trường (người bên phải), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận giới thiệu sản phẩm OCOP 4 sao.

Đi trên con đường làng của thôn Dương Ngọc trong buổi chiều cuối năm, mùi hương thơm của mạch nha, của lạc, của vừng… lan tỏa khắp nơi. Những ngày này, công nhân Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận đang nhộn nhịp vào dây chuyền sản xuất kẹo. Đây là thời điểm nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi vào vụ tết. Vốn xuất thân từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá (Đông Hưng) nên khi sinh sống tại xã Tân Tiến (Hưng Hà), anh Phan Văn Trường đã mạnh dạn xây dựng cơ sở sản xuất kẹo lạc, kẹo dồi để phát triển nghề ngay tại địa phương. Ban đầu xưởng của anh chủ yếu sản xuất thủ công, tuy nhiên do nhu cầu của thực khách ngày càng nhiều nên năm 2019, anh quyết định thành lập Công ty và đầu tư máy móc để sản xuất với số lượng lớn hơn đáp ứng thị trường. Với tiêu chí không sử dụng chất bảo quản, sản xuất tới đâu, tiêu thụ tới đó, không để hàng tồn, bảo đảm sản phẩm khi ra thị trường luôn tươi ngon, giữ nguyên hương vị, giòn của lạc, vừng… nên sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng tin dùng. Trung bình 1 năm Công ty sản xuất 70 – 80 tấn kẹo xuất bán cho các tỉnh. 

Để làm nên những chiếc kẹo lạc, kẹo dồi thơm ngon đòi hỏi người sản xuất phải khéo léo, cẩn thận trong từng giai đoạn. Bà Nguyễn Thị Ngà, thôn An Nhân là một trong những công nhân có thâm niên hơn 10 năm sản xuất kẹo lạc, kẹo dồi cho biết: Với sản phẩm kẹo lạc, đầu tiên rang lạc nhân chín tới, xát sạch vỏ, giã vừa. Sau đó, đun chảy đường mạch nha rồi cho nguyên liệu vào trộn đều, đổ ra cán bằng và cắt thành từng chiếc theo khuôn mẫu nhất định. Tiếp theo, sử dụng vừng hạt rang thơm để rắc lên trên bề mặt kẹo rồi đợi kẹo khô giòn mới cho đóng gói. Còn kẹo dồi quy trình sản xuất sẽ tỉ mỉ hơn, trước hết mạch nha và đường đun nhỏ trên bếp lửa đến khi thành một khối có độ dẻo nhất định. Bước thứ hai dàn thật mỏng nguyên liệu đó để làm vỏ kẹo rồi cho phần nhân vào giữa rồi cuộn tròn lại thành hình trụ dài. Yêu cầu của giai đoạn này là người làm phải thật khéo léo sao cho hình thức bên ngoài chiếc kẹo trông như miếng dồi với lớp vỏ đường màu trắng và nhân lạc thơm bùi ở trong. Bước cuối cùng là cắt thành từng đoạn theo kích thước tiêu chuẩn rồi đóng gói thành phẩm với mẫu mã, bao bì của sản phẩm bắt mắt, nhỏ gọn, tiện lợi có mã QR Code trên bao bì giúp người tiêu dùng tra cứu thông tin sản phẩm một cách thuận tiện. 

Anh Phan Văn Trường, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận chia sẻ: Chúng tôi cẩn thận, tỉ mỉ ưu tiên lựa chọn nguyên liệu có sẵn tại địa phương để có được thành phẩm mang hương vị đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, năm 2020, khi được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, uy tín của Công ty được nâng lên, đưa thương hiệu ngày càng vươn xa. Thời gian tới, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sang thị trường nước ngoài, tiến tới xây dựng mẫu mã, chất lượng đáp ứng sản phẩm OCOP 5 sao. 

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận tạo việc làm cho 40 – 50 lao động địa phương. 

Hiện Công ty đang tạo việc làm cho 40 – 50 lao động địa phương với mức lương từ 8 – 10 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu hàng năm đạt hàng tỷ đồng. Ông Trần Đức Phụ, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Nhờ phát triển nghề truyền thống, anh Trường đã trở thành một trong những hộ đi đầu về phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động. Để nghề phát triển bền vững, chúng tôi quan tâm tạo điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng tại các hội chợ; hàng năm, phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất. Không chỉ sản xuất kẹo lạc, kẹo dồi, Công ty còn sản xuất nhiều loại bánh kẹo có chất lượng cao bằng dây chuyền hiện đại như: kẹo socola, kẹo dẻo, kẹo sữa chua, thạch. Công ty đầu tư máy móc với dây chuyền sản xuất và đóng gói hiện đại, trị giá trên 8 tỷ đồng. 

Giữa tiết trời se lạnh cuối đông, bên ly trà ấm nóng, đĩa kẹo lạc, kẹo dồi thơm nồng, ngậy, bùi, giòn tan đãi khách, thử hỏi còn thức gì sánh bằng? Cái nhã của trà quyện với cái ngọt thanh của kẹo mình như đang ôm trọn cả vị quê hương vào lòng vậy. Có lẽ vì thế mà kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận đang tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa để giữ trọn hồn quê. 

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Năm 2020, kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Thanh Thủy 

nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/5/213937/keo-lac-keo-doi-truong-thuan-san-pham-ocop-4-sao

Cùng chủ đề

Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Xây dựng thương hiệu Thực hiện Chương trình OCOP, sản phẩm nước mắm truyền thống đang được các hộ gia đình tìm tòi, nghiên cứu cho ra sản phẩm đáp ứng tiêu chí của chương trình mỗi xã một sản phẩm và từng bước nâng tầm thương hiệu từ mẫu mã, chất lượng, không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà tiến đến xuất khẩu. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Bà Hai cho biết, “Để...

Hà Tĩnh có thêm 7 sản phẩm OCOP 4 sao

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận 8 sản phẩm của 8 chủ thể đạt chuẩn OCOP 4 sao. Trong đó, 7 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu và 1 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại. Ngày 15/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đã ký Quyết định số 2394/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao thuộc Chương trình...

10 sản phẩm OCOP nào được Quảng Ngãi chọn giới thiệu phân phối ở Mỹ?

Quảng Ngãi vừa chọn 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. Cùng với việc đưa...

Longform | Xúc tiến thương mại ớt A Riêu

Để phát huy giá trị của ớt A Riêu, huyện Đông Giang chú trọng khâu chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm từ ớt A Riêu, làm tăng giá trị gia tăng; cùng với đó, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá ớt A Riêu đến với người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Thảo, Cơ sở sản xuất rượu và nông lâm sản Thu Thảo (Thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nữ giám đốc biến nông sản Nghệ An thành sản phẩm OCOP giá trị

Từ những nông sản như ngô, khoai, đậu, lạc... 2 nữ giám đốc trẻ ở Nghệ An đã xây dựng thành công các sản phẩm sữa hạt, bột ngũ cốc dinh dưỡng đạt chuẩn OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chế biến mỳ từ mầm lúa mỳ. Ảnh: Sách Nguyễn Bà mẹ trẻ và thương hiệu Mami farm Là một bà mẹ trẻ, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chị Trần Thị Thúy Hằng nhận thấy nhu...

Huyện Đông Hưng có thêm 4 sản phẩm đủ điều kiện đạt OCOP năm 2024

Sáng ngày 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Sản phẩm bánh cáy Thiên Đức được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Có 3 chủ thể đăng ký bình xét sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng năm 2024 gồm hộ kinh doanh Trần Văn Đức, xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy Thiên Đức; cơ...

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP

Đến nay, tỉnh Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP, tăng 88 sản phẩm so với năm 2023. Gạo chợ Gốc của HTX Thương mại dịch vụ và Kinh doanh lúa gạo Bình Thanh (Kiến Xương) đạt OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP được tuyên truyền, quảng bá, tạo gian hàng trên sản thương mại Postmart.vn; tham gia sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và nước ngoài (Alibaba, Sendo, Shopee, Saigon Co.op); trưng bày, giới thiệu, giao...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

34 tác phẩm được trao giải Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024” tạo cơ hội cho người dân cả nước, bà con kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và tâm huyết của mình trong việc sáng tác ảnh và video quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia phồn vinh, hạnh phúc;...

Bài đọc nhiều

Tây Ninh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

(BTNO) - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, cụ thể: 97 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia) và...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Cùng chuyên mục

Một loại nước chấm “tê tê, cay cay” của dân tộc Thái ở Điện Biên đạt chuẩn 3 sao OCOP

Chẩm chéo Sâm Điêu, sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là sự kết hợp hoản hảo từ những gia vị núi rừng Tây Bắc. Không bị bão hòa với các sản phẩm chẩm chéo khác, chẩm chéo Sâm Điêu mang đến cho người ăn hương vị khó quên ngay trong lần đầu thử. – món chấm được coi là "linh hồn" trong bữa ăn của người dân tộc Thái ở Điện Biên. Dân...

Huyện Thường Tín: 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(VTC News) - Ngày 19/11, UBND huyện Thường Tín phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Huyện Thường Tín phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công...

Thanh Hóa: HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân các huyện miền núi. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các phòng giao...

Na Hang có 10 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

 Chiều 6 - 1, UBND huyện Na Hang đã tổ chức công bố đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024 của huyện Na Hang. Lãnh đạo UBND huyện Na Hang trao chứng nhận cho đại diện các chủ thể sản phẩm OCOP. Có 10 sản phẩm được đánh giá đạt chứng chỉ OCOP 3 sao gồm: Gà đồi Năng Khả, Gà đen thả đồi của HTX nông nghiệp Thanh niên Năng Khả, xã Năng Khả; Gạo nếp Khẩu Láng...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Mới nhất

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Phát huy các giá trị di sản văn hóa cố đô Đa số đại biểu tán thành với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương...

Một loại nước chấm “tê tê, cay cay” của dân tộc Thái ở Điện Biên đạt chuẩn 3 sao OCOP

Chẩm chéo Sâm Điêu, sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là sự kết hợp hoản hảo từ những gia vị núi rừng Tây Bắc. Không bị bão hòa với các sản phẩm chẩm chéo khác, chẩm chéo Sâm Điêu mang đến cho người ăn hương vị khó quên ngay trong lần đầu thử....

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

 Chuỗi hoạt động chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch, hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024.   Ban Quản lý Làng Văn hóa -...

VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”

SSI vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần môi giới năm 2024 ở sàn HoSE với tỷ trọng 9,18%, nhưng thấp hơn đáng kể so với năm 2023 (10,44%). Đây là mức giảm thị phần lớn nhất trong top 10 này. Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng...

Mới nhất

Nhiệm vụ trọng tâm 2025