Trang chủPolitical ActivitiesHướng đến môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Hướng đến môi trường mạng an toàn, lành mạnh

N

img

ghị định 147/2024/NĐ-CP góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý Internet và thông tin trên mạng

Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng  nhằm tăng cường quản lý các mạng xã hội xuyên biên giới và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý Internet và thông tin trên mạng nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn quản lý trong những năm qua, nổi bật như: làm rõ trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa phương trên không gian mạng; tăng cường quản lý hoạt động của trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong nước, các nền tảng xuyên biên giới, kho ứng dụng; định danh người dùng mạng xã hội; chống “báo hóa” trang tin điện tử, mạng xã hội; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; tăng cường quản lý game online…; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Cùng với đó, Bộ cũng tăng cường công tác đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới. Buộc các nền tảng lớn như Facebook, Google, TikTok tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, gỡ bỏ nội dung xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật. Nhờ vậy, tỷ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung vi phạm đã tăng đáng kể.

Triển khai hệ thống kỹ thuật giám sát. Trung tâm Giám sát không gian mạng và Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc đã được vận hành để phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin vi phạm. Bộ cũng hướng dẫn các tỉnh/thành lập Trung tâm xử lý tin giả tại địa phương, tạo nên mạng lưới xử lý thông tin xấu độc trên toàn quốc.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng. Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và xây dựng quy chế phối hợp để ngăn chặn, xử lý nội dung vi phạm pháp luật. Quan điểm “thế giới thực ra sao, không gian mạng như vậy” được áp dụng triệt để.

Phát hành cẩm nang và bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc ứng xử nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức trên mạng xã hội, trong khi cẩm nang phòng chống tin giả cung cấp kỹ năng nhận diện và xử lý thông tin sai lệch. Các hoạt động truyền thông đa dạng như bài viết, clip, infographic đã được triển khai rộng rãi.

Xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Bộ đã áp dụng hệ thống kỹ thuật để truy vết và xử lý cá nhân, tổ chức phát tán tin giả, thông tin xấu độc, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý không gian mạng, bao gồm: Tăng cường phối hợp liên ngành. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm.

Thực thi quy định định danh người dùng. Đảm bảo việc quản lý người dùng mạng xã hội hiệu quả sau khi nghị định thay thế được ban hành.

Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức. Xây dựng các chiến dịch tuyên truyền để người dân nhận biết và phòng tránh tin giả, góp phần làm lành mạnh hóa không gian mạng.

Với những nỗ lực không ngừng, Bộ TT&TT đang từng bước kiểm soát tốt hơn nội dung trên không gian mạng, tạo điều kiện cho một môi trường số lành mạnh, an toàn. Những giải pháp hiện tại và trong tương lai không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro từ thông tin xấu độc mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm khi tham gia không gian mạng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của môi trường số tại Việt Nam./.



Nguồn: https://mic.gov.vn/tang-cuong-quan-ly-khong-gian-mang-huong-den-moi-truong-mang-an-toan-lanh-manh-197241225060002316.htm

Cùng chủ đề

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Lần đầu tiên một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội khẳng định thêm quyết tâm hành động vì không gian mạng lành mạnh của Việt Nam. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là "Công ước Hà Nội"....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. ...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Nam Định có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút các dòng khách di chuyển từ các địa phương trọng điểm du lịch của Vùng như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng. Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra một không gian mới, định hình động lực và những cơ hội phát triển mới.Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn...

Thực trạng và giải pháp phát triển Thể thao giải trí ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, thể thao giải trí tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phong trào TDTT, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế, du lịch của Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những mặt đã đạt được, sự phát triển...

Đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023

Chiều 26/12, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức Phiên họp “Đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn - Trưởng Tiểu...

Chuẩn bị diễn ra chương trình Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

Tiếp nối thành công của năm 2023, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ phát triển du lịch, từ ngày 27-29/12/2024, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ tổ chức Chương trình...

Cùng chuyên mục

Tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự, chỉ đạo hội nghị. Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Năm 2024, với tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, ngành Hậu cần đã tích cực...

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế (HNQT) và đối ngoại quốc phòng (ĐNQP) năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng, kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn quân, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kỹ thuật toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kỹ thuật toàn quân năm 2024. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghị.Dự hội nghị có Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật; đại biểu...

Giao lưu với giáo viên, học sinh đạt thành tích cao tại kỳ thi Olympic và KHKT quốc tế

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu với giáo viên và học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim...

Trao Quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei

(Bqp.vn) - Chiều 27/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Trao Quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc tại Phái bộ An ninh lâm thời Liên hợp quốc tại khu vực Abyei (UNISFA). Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng...

Mới nhất

Tập đoàn năng lượng có doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng chính thức đổi tên mới

Petrovietnam chính thức đổi tên mới là Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia và đạt mốc doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng. ...

Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Ngày 28/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi tiến hành điều tra "khách quan và minh bạch" vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan, mà theo các chuyên gia phương Tây và Mỹ là do hệ thống phòng không Nga bắn hạ.

Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya, cảnh sát nước này vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất thành năm 2016.

Vì sao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng?

Dùng thực phẩm bổ sung để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết đã trở nên rất phổ biến. Tuy...

Tại sao một số người chóng mặt sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt sau khi dùng bữa. Đây là hiện tượng khá phổ biến và...

Mới nhất

Sức hút Việt Nam