Trang chủNewsThế giớiHợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc...

Hợp tác Mekong – Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự quay trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang rất nhiều hàm ý cho nước Mỹ và cả thế giới ở rất nhiều khía cạnh, từ chính trị – an ninh cho tới kinh tế, phát triển. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tiểu vùng Mekong với vị trí địa – chính trị ngày càng quan trọng, cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này.

Lãnh đạo các nước Mekong-Lan Thương tham dự Hội nghị năm 2023
Thủ tướng Trung Quốc và Lãnh đạo các nước Mekong dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 4 theo hình thức trực tuyến, tháng 12/2023. (Nguồn: THX)

Tiểu vùng Mekong gồm 5 nước Đông Nam Á ven sông là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar với dân số hơn 240 triệu người. Tiểu vùng Mekong mang giá trị địa chính trị, kinh tế và an ninh quan trọng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng động, và là nơi cung cấp nguồn lương thực dồi dào, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các nước tiểu vùng đang phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng về môi trường, năng lượng, nguồn nước, ảnh hưởng tới đời sống, sinh kế của hàng triệu người sinh sống dọc sông Mekong.

Hợp tác Mekong – Mỹ: Từ sáng kiến đến chiến lược

Từ năm 2009, hợp tác giữa Mỹ và tiểu vùng hiện diện rõ nét với sự ra đời của Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) dưới thời Tổng thống Obama, tập trung vào các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, và phát triển bền vững. Tới 2020, chính quyền Tổng thống Trump đã nâng cấp LMI thành khuôn khổ hợp tác Mekong – Mỹ (MUSP), trong đó nhấn mạnh kết nối về kinh tế bên cạnh các vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh phi truyền thống. Theo số liệu của USAID, từ 2009 tới 2023, Mỹ đã hỗ trợ tổng cộng 5.8 tỷ USD cho hợp tác tiểu vùng.

Năm 2019, Mỹ và Nhật Bản khởi xướng khuôn khổ “Đối tác năng lượng khu vực Mekong” (JUMPP) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững và hội nhập thị trường điện khu vực tại tiểu vùng sông Mekong. Đây là nỗ lực nhằm tăng cường an ninh năng lượng và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Chính quyền Tổng thống Donald Trump khi đó cũng cung cấp các hình thức hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho Myanmar, giúp nước này cải thiện các điều khoản cho vay cơ sở hạ tầng với Trung Quốc.[1]

Có thể thấy, chính quyền Tổng thống Trump từ nhiệm kỳ trước đã dành sự quan tâm tới vấn đề của tiểu vùng sông Mekong trong tổng thể khuôn khổ của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Dưới thời Trump, Mỹ có cách tiếp cận quyết đoán hơn, ưu tiên an ninh khu vực và khả năng phục hồi kinh tế. MUSP thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, thương mại, đầu tư, giao thông và kinh tế xanh. Tuy vậy, MUSP dường như được phát triển nhằm mục đích cạnh tranh chiến lược hơn là hợp tác thuần túy. Với lập trường chính sách ưu tiên “Nước Mỹ trên hết” nổi bật của chính quyền Tổng thống Trump, sự tham gia của Mỹ vào khu vực hay tiểu vùng đều cần mang lại lợi ích về mặt chiến lược trong cạnh tranh với cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực là Trung Quốc.

Lợi thế chiến lược của Trung Quốc tại tiểu vùng

Trung Quốc có vị trí địa lý giáp ranh, cùng những nét tương đồng về văn hoá, địa lý với các nước tiểu vùng Mekong. Bên cạnh đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, và cũng đóng vai trò quan trọng trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và tài trợ vốn cho các quốc gia hạ nguồn. Nằm ở vị trí thượng nguồn, Trung Quốc chiếm ưu thế trong việc kiểm soát nguồn nước – yếu tố then chốt trong quản lý tài nguyên khu vực.

Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng từ sớm thông qua khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), bao gồm 5 nước tiểu vùng cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. GMS tập trung vào cơ sở hạ tầng, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, và thương mại xuyên quốc gia. Trong đó, việc phát triển hành lang kinh tế là một thành tố quan trọng. Các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây là mô hình kiểu mẫu cho hợp tác của GMS, kết nối kinh tế liên quốc gia, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư khu vực, gắn kết vùng sâu vùng xa với cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế lớn. Chỉ riêng từ 2021 đến 2024, GMS đã huy động được gần 133 tỷ USD để triển khai hơn 500 dự án phát triển tại tiểu vùng.[2]

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong - Mỹ (MUSP) lần thứ hai. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong – Mỹ (MUSP) lần thứ hai theo hình thức trực tuyến, tháng 8/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bên cạnh đó, mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với LMI của Mỹ, hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) của Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư cho các nước hạ nguồn. Ngày 23/3/2016, tại cuộc họp cấp cao Mekong – Lan Thương lần đầu tiên, Trung Quốc đã cam kết cung cấp 10 tỷ nhân dân tệ tiền vay ưu đãi và 10 tỷ đô la Mỹ tín dụng cho năm quốc gia sông Mekong để phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án công nghiệp. Trung Quốc cũng cam kết 200 triệu đô la Mỹ viện trợ nhằm xóa đói giảm nghèo ở các nước tiểu vùng, và cung cấp thêm 300 triệu đô tài trợ cho các dự án hợp tác vừa và nhỏ trong năm năm sau đó.[3]

Lợi thế lớn nhất của Trung Quốc so với Mỹ là vị trí ở thượng nguồn sông Mekong, với khả năng kiểm soát dòng chảy của dòng sông. Việc sử dụng nguồn nước, cũng như quản lý và xây dựng các đập thuỷ điện của Trung Quốc tác động trực tiếp và to lớn tới lượng nước ở các nước hạ nguồn. Trong khi đó, sự khác biệt về lợi ích trong việc xây dựng các đập thuỷ điện, sử dụng nguồn nước của các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc và Myanmar so với các nước hạ nguồn ngày càng gia tăng.[4] Hiện nay, Trung Quốc vẫn chỉ tham gia với tư cách là nước đối thoại với cơ chế MRC, một sáng kiến quan trọng trong việc quản lý nguồn nước ở tiểu vùng.

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Mỹ đã thiết lập khuôn khổ hợp tác Mekong – Mỹ (MUSP), trong đó nhấn mạnh kết nối về kinh tế bên cạnh các vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh phi truyền thống.

Triển vọng hợp tác Mekong-Mỹ

Nhìn chung, mặc dù Mỹ đã có những nỗ lực hợp tác và đổi mới kể từ nhiệm kỳ trước của chính quyền Tổng thống Trump, nguồn lực của Mỹ dành cho tiểu vùng không thực sự nhiều. Hợp tác của Mỹ với tiểu vùng chỉ được triển khai thông qua các cuộc họp cấp Bộ trưởng và các cuộc đối thoại chính sách mà chưa có hội nghị ở cấp cao. Trong nhiệm kỳ mới, nguồn lực và hỗ trợ của chính quyền Trump cho hợp tác tiểu vùng có thể vẫn sẽ giữ nguyên chứ không tăng thêm.

Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc dự báo vẫn sẽ tiếp diễn phức tạp trong thời gian tới. Tiểu vùng Mekong cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh tranh này. Với vai trò “thượng phong” của Trung Quốc, Mỹ vẫn sẽ duy trì hiện diện của mình tại tiểu vùng trong tổng thể nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh Mỹ-Trung diễn biến gay gắt hơn tại các điểm nóng khu vực như Biển Đông, eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, khiến cho vấn đề Mekong vẫn sẽ đứng sau những ưu tiên chiến lược hàng đầu của Mỹ.

Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng tiểu vùng có thể trở thành dư địa cho hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong trong các lĩnh vực như môi trường, an ninh nguồn nước, chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump có quan điểm về biến đổi khí hậu khác biệt với các chính quyền tiền nhiệm, các hợp tác ở cấp địa phương, trao đổi kinh nghiệm, đối thoại chính sách vẫn được coi trọng và duy trì. Mỹ cũng có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác ba bên, kết hợp nguồn lực với một đồng minh khác, tương tự như khuôn khổ JUMPP, về các vấn đề môi trường, sinh kế, năng lượng, nguồn nước,….

Điều quan trọng là các nước tiểu vùng cần tận dụng tốt cơ hội từ mọi cơ chế và hình thức hợp tác, củng cố và thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc. Cần gắn các vấn đề của tiểu vùng với các mục tiêu SDGs, đồng thời chủ động lồng ghép trong chương trình nghị sự của ASEAN, gắn lợi ích của các nước lục địa với các quốc gia hải đảo.


[1] Lindsey W. Ford, “The Trump Administration and the ‘Free and Open Indo-Pacific,'” Brookings Institution, May 2020, https://www.brookings.edu/articles/the-trump-administration-and-the-free-and-open-indo-pacific/.

[2] Tiến Dũng, “Thủ tướng đề xuất phát triển hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng,” VnEconomy, November 7, 2024, https://vneconomy.vn/thu-tuong-de-xuat-phat-trien-hanh-lang-kinh-te-the-he-moi-tai-tieu-vung-mekong-mo-rong.htm

[3] Liu Zhen, “China Pledges Billions to Mekong River Countries in Bid to Boost Influence and Repair Reputation Amid Tensions in South China Sea,” South China Morning Post, March 24, 2016, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/1929881/china-pledges-billions-mekong-river-countries-bid-boost

[4] Võ Thị Minh Lệ và Nguyễn Thị Hồng Nga, “An ninh nguồn nước ở các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng: Những thách thức đặt ra”, 15/10/2020, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/819821/view_content#





Nguồn: https://baoquocte.vn/hop-tac-mekong-my-se-ra-sao-khi-tong-thong-dac-cu-donald-trump-tro-lai-nha-trang-294511.html

Cùng chủ đề

Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden

Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Chân dung nữ tỷ phú được ông Trump chọn làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

Tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo đã chọn nữ tỷ phú Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính quyền sắp nhậm chức của ông. Trong tuyên bố đề cử ngày 19/11, ông Trump đã ca ngợi công việc "đáng kinh ngạc" bà McMahon đang làm với tư cách đồng chủ tịch nhóm chuyển giao quyền lực của ông. Bà Linda McMahon. Ảnh: EPA Chính khách Cộng hòa này nhấn mạnh: “Trong 4 năm qua, với tư...

Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro, Brazil đã khép lại ngày 19/11 với những cam kết dù khiêm tốn nhưng dấy lên hy vọng...

SpaceX phóng tên lửa Starship với sự chứng kiến của Tổng thống đắc cử Donald Trump

VTV.vn - Tỷ phú Elon Musk đã cho phóng thử nghiệm tên lửa Starship thứ 6 của SpaceX với sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và ông Elon Musk đã đến thành phố Brownsville ở bang Texas vào ngày 19/11 để tham dự sự kiện phóng tên lửa Starship khổng lồ tại địa điểm phóng thử nghiệm của SpaceX gần khu vực Boca Chica. Tên lửa cất cánh ngay sau 17h ngày...

Điệu nhảy của ông Trump gây sốt làng thể thao Mỹ

Điệu nhảy đặc trưng của ông Donald Trump vào thời điểm vận động tranh cử đã được các vận động viên sử dụng như một màn ăn mừng. Tỉ phú Donald Trump thực hiện điệu nhảy nổi tiếng của mình trong một buổi vận động tranh cử cuối tháng 10.2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi còn vận động tranh cử thường có điệu nhảy quen thuộc trên nền bài hát Y.M.C.A. Sau chiến thắng trong kỳ bầu cử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Miền Bắc đã ổn định, cuộc đại di dời của ngành chăn nuôi

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay điều chỉnh trái chiều tại miền Trung và miền Nam còn miền Bắc khá ổn định. Khảo sát mới nhất cho thấy giá heo hơi ba miền hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg. Cuộc đại di dời của ngành chăn nuôi để hoàn tất không đơn giản khi Luật chăn nuôi mới có hiệu lực ngày 1/1/2025.

Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.

Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Ngày 20/11, Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên Cộng đồng chia sẻ tương lai vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn là vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden

Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bài đọc nhiều

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Houthi tấn công mục tiêu quan trọng của Israel

Người phát ngôn quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen Yahya Saree cho biết họ đã tấn công 'một mục tiêu quan trọng' tại thành phố cảng Eilat của Israel trên biển Đỏ. ...

Google có nguy cơ mất trình duyệt Chrome?

Hãng Bloomberg ngày 18.11 đưa tin các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đã gửi đề nghị lên thẩm phán nhằm yêu cầu Google phải bán lại trình duyệt Chrome nhằm phá thế độc quyền. ...

Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình...

Mỹ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới, Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, Trung Quốc thừa nhận xâm phạm không phận Nhật Bản, Triều Tiên lên án hợp tác quân sự Hàn-Mỹ-Nhật, Philippines phản bác cáo buộc của Trung Quốc ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Ngày 20/11, Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên Cộng đồng chia sẻ tương lai vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.

Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden

Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn thiện bộ máy thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm qua chọn ông Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại cho chính quyền sắp tới và phụ trách trực tiếp thêm Văn phòng Đại diện Thương mại, cơ quan riêng biệt với Bộ Thương mại....

Mới nhất

Khung cảnh làng chài nhộn nhịp mùa đặc sản của Phú Quốc

Ghe thuyền tấp nập buổi sớm mai cùng tiếng cười nói rộn ràng của ngư dân là những điều du khách sẽ cảm nhận được khi đến thăm làng chài Trần Phú ở Phú Quốc. Phú Quốc đang bước vào thời điểm giao mùa, tiết trời dịu mát với những cơn mưa rào mau tạnh. Và đây cũng là mùa...

Hai vợ chồng cùng được nhận giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM

Đã đăng ký kết hôn, tháng sau sẽ đãi tiệc cưới và niềm vui đến sớm với đôi vợ chồng giáo viên trẻ tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) khi cùng được nhận giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp TP năm nay. ...

Quy định đặc thù để tôn vinh nhà giáo

Ngày 20-11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo. Các nội dung liên quan chính sách đặc thù về tiền lương, tuyển dụng nhà giáo, dạy thêm đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu. ...

7 nhóm nông sản Việt Nam nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng, đó là nhóm nào?

Hiện có 7 nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng (EUDR), gồm: dầu cọ, gia súc, cà phê, cao su, gỗ, ca cao...

Rau dại xuyến chi có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh

Với các thành phần hóa học quý, cây xuyến chi mọc hoang hay còn gọi là cúc chi, cúc dại không chỉ được nhiều người dùng như một loại rau ăn hằng ngày mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh. ...

Mới nhất