Trang chủChính trịNgoại giaoHơn 50% mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là lý...

Hơn 50% mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là lý do Tokyo chưa thể “quên” Bắc Kinh

Tokyo đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của Bắc Kinh, thậm chí “vượt mặt” Washington, theo Sách trắng mới được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố. Theo đó, riêng trong năm 2022, trong số các sản phẩm nhập khẩu mà Nhật Bản phụ thuộc nhiều thì có tới hơn 2/3 đến từ Trung Quốc trong khi chỉ có 1/8 đến từ Mỹ.

Hơn 50% mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là lý do Tokyo chưa thể 'quên' Bắc Kinh
Trong số các sản phẩm nhập khẩu mà Nhật Bản phụ thuộc, hơn 2/3 đến từ Trung Quốc trong khi chỉ 1/8 từ Mỹ. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Những đánh giá chi tiết, được công bố hôm 9/7, đã đưa ra dữ liệu thương mại của khoảng 4.300 mặt hàng được nhập khẩu trong cùng năm của Nhật Bản, Mỹ, Đức và khối Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nói chung.

Sách trắng cho thấy, Nhật Bản đang phụ thuộc nhiều hơn vào một quốc gia – thường là Trung Quốc – để nhập khẩu nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp hơn so với các nước cùng nhóm G7.

Báo cáo áp dụng Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) – thước đo mức độ tập trung thị trường, trong đó nếu chỉ số này cao trên 50 với một sản phẩm nhất định đồng nghĩa với việc quốc gia đó đang phụ thuộc vào quốc gia còn lại trong chuỗi cung ứng.

Nhìn chung, Nhật Bản đang phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu tới gần 47% trong số 4.300 sản phẩm được khảo sát. Đặc biệt, hơn một nửa là từ Trung Quốc, tương ứng với 1.406 mặt hàng cụ thể, chiếm gần 70% trong số 2.015 mặt hàng mà Nhật Bản phải nhập khẩu từ nước ngoài vào năm 2022.

Stephen Nagy, Giám đốc nghiên cứu chính sách của Hội đồng nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Yokosuka ở Tokyo, phân tích mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-Nhật Bản vẫn “mang tính bổ sung cao”, đồng thời dự báo sự phụ thuộc của Nhật Bản vào hàng hóa Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục.

“Cả hai nước đều đang trong tình thế cần nhau và tôi không thấy có động lực nào hướng tới việc tách rời”, ông Stephen Nagy nói.

Chuyên gia này cho biết thêm, việc đồng Yen yếu khiến Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, đồng thời lưu ý Tokyo không ủng hộ việc tách rời giống các nước phương Tây mà hướng tới mục đích là “cách ly những phần nhạy cảm trong mối quan hệ” khỏi Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với chip và công nghệ lưỡng dụng được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Năm 2022, Tokyo đã thông qua Đạo luật xúc tiến An ninh kinh tế để phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt hơn đồng thời thúc đẩy an ninh cơ sở hạ tầng và sử dụng các công nghệ quan trọng.

Ngoài ra, Nhật Bản đã mở rộng hỗ trợ tài chính cho các công ty để khuyến khích việc chuyển về nước và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành quan trọng về mặt chiến lược như chất bán dẫn.

Dù vậy, sau đó, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đồng ý nối lại đàm phán về Hiệp định thương mại tự do ba bên tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5/2024.

Rumi Aoyama, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Waseda, cho biết thỏa thuận này là một “tín hiệu rõ ràng” từ lãnh đạo của ba cường quốc trong khu vực rằng quan hệ kinh tế là quan trọng và phải tiếp tục.

Là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm xuống còn 157,49 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 171,98 tỷ USD của năm 2022, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc.

Năm ngoái, Tokyo cũng là quốc gia mua máy điều hòa không khí và khoáng sản đất hiếm hàng đầu, nhà nhập khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai, nhà nhập khẩu máy tính xách tay và hóa chất hữu cơ lớn thứ tư của Bắc Kinh.

Dữ liệu cho thấy, trong danh mục “thiết bị cầm tay dưới 10kg”, phần lớn bao gồm máy tính xách tay, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đã giảm 0,5% trong năm ngoái xuống còn 4,22 tỷ USD từ mức 4,67 tỷ USD vào năm 2022.

Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 40% giá trị đất hiếm sang Nhật Bản vào năm ngoái và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản đã giảm 24,66% xuống còn 218,66 triệu USD vào năm 2023 từ mức 209,2 triệu USD vào năm 2022.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hon-50-mat-hang-nhap-khau-tu-trung-quoc-day-la-ly-do-tokyo-chua-the-quen-bac-kinh-278557.html

Cùng chủ đề

Cơ hội để Việt Nam vượt lên trong “khúc cua” công nghệ

Sự đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt nhân lực bán dẫn trên toàn cầu cùng những bứt phá công nghệ mới đang đem lại cơ hội để Việt Nam vượt lên trong “khúc cua” công nghệ. Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam Theo ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT (FPT Semiconductor), ngành bán dẫn thế giới đang có 4 xu hướng phát triển nổi bật. Ông Trần Đăng Hòa, Chủ...

WWF hỗ trợ tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh chuỗi cung ứng Mây bền vững

Ngày 12/8, UBND tỉnh Quảng Trị có Quyết định số: 1994/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Đẩy mạnh chuỗi cung ứng bền vững, trao quyền cộng đồng, cải thiện khả năng phục hồi rừng và đa dạng sinh học, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm xuyên quốc gia - Giai đoạn 7.2 tại tỉnh Quảng Trị”. Dự án do Tổ chức WWF tại Việt Nam tài trợ. Dự án có tổng vốn viện trợ không hoàn...

Khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định ACFTA

Dự kiến phiên đàm phán sẽ diễn ra trong 5 ngày với sự tham gia của hơn 180 đại biểu đến từ 10 nước thành viên ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định ACFTA đối với sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc,...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Sáng 5/8, phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã thông tin về tình hoạt động công nghiệp, thương mại trong 7 tháng năm 2024 và nêu ra những giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết,...

Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

EU đã đầu tư 28 tỷ Euro vào Việt Nam Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là một trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng là Hiệp định thế hệ mới đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên hợp quốc yêu cầu Houthi ở Yemen trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho 13 con tin

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/8 đã yêu cầu lực lượng Houthi ở Yemen trả tự do cho 13 nhân viên của cơ quan này. Đây là những người đã bị bắt giữ trong 2 tháng qua.

Tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc

Ban quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) có văn bản về việc tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

Hai quốc gia nhóm BRICS hợp sức vượt rào cản trừng phạt từ phương Tây

Nga và Ấn Độ - hai quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển (BRICS) - đang xem xét ý tưởng về tỷ giá hối đoái Rupee - Ruble để bắt đầu giao dịch trực tiếp bằng hai loại tiền tệ này.

Tồn kho dầu Mỹ tiếp tục giảm, giá dầu hồi sức nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 14/8, cả dầu Brent và WTI đều ghi nhận tăng giá nhẹ, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục giảm.

Quan chức Israel đổ thêm dầu vào chảo lửa Trung Đông giữa thời điểm ‘sống còn’, Mỹ và cộng đồng quốc tế nổi giận

Ngày 13/8, Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel Itamar Ben Gvir đã dẫn đầu hàng trăm người Israel tiến vào cầu nguyện ở Đền Al-Aqsa, vốn là địa điểm linh thiêng của đạo Hồi.

Bài đọc nhiều

Giá heo hơi hôm nay 13/8: Ổn định

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tương đối ổn định. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 66.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng tốc, dòng tiền đổ vào từ mọi khu vực, thẳng tiến mức cao nhất mọi thời đại, vàng nhẫn thuận đà...

Giá vàng hôm nay 13/8/2024, giá vàng thế giới tăng mạnh do sự lạc quan về việc Mỹ cắt giảm lãi suất và căng thẳng địa chính trị đang gia tăng tại Trung Đông và Ukraine. Dòng tiền đổ vào từ mọi khu vực. Giá vàng nhẫn theo đà tăng.

Thị trường dứt đà tăng, sẽ có những đợt biến động bất thường, tiêu Việt ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 13/8/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 – 142.000 đồng/kg.

Giá cà phê bật tăng mạnh đầu tuần, sản xuất “mong manh”, thị trường còn diễn biến mạnh?

Thị trường cà phê hiên kinh doanh theo thời tiết sương giá, lại diễn ra đúng vào năm nay, khi tình hình nguồn cung trên hai thị trường thế giới vẫn còn căng thẳng, biến động địa chính trị gây bất ổn trên thế giới.

Đường còn dài hãy cùng nhau bước tiếp…

EVFTA đã cùng Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trải qua nhiều "cơn gió ngược" như đại dịch Covid-19 hay những thay đổi địa chính trị.

Cùng chuyên mục

Chủ tịch HĐND TP khai mạc Hội nghị “Xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch Hà Nội-Argentina 2024”

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc của Đoàn đại biểu TP Hà Nội tại Argentina và Chile. Tham dự hội nghị có Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt; ông Rodolfo Caffaro Kramer - Chủ tịch phòng thương mại Mercosur - Asean (MACC); đại diện Hội đồng, chính quyền TP Buenos Aires và các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, Argentina. Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy,...

Hai quốc gia nhóm BRICS hợp sức vượt rào cản trừng phạt từ phương Tây

Nga và Ấn Độ - hai quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển (BRICS) - đang xem xét ý tưởng về tỷ giá hối đoái Rupee - Ruble để bắt đầu giao dịch trực tiếp bằng hai loại tiền tệ này.

Tồn kho dầu Mỹ tiếp tục giảm, giá dầu hồi sức nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 14/8, cả dầu Brent và WTI đều ghi nhận tăng giá nhẹ, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục giảm.

Doanh nghiệp Trung Quốc thu lợi nhuận khổng lồ, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh mới

Các sản phẩm thể thao do Trung Quốc sản xuất đã thu hút sự chú ý tại Thế vận hội (Olympic) Paris 2024, cho thấy lợi thế công nghiệp và khả năng sản xuất mạnh mẽ của nước này.

Tận dụng cam kết trong UKVFTA, cá ngừ Việt Nam có lợi thế chinh phục thị trường Vương quốc Anh

Năm 2024, sau 3 tháng đầu năm sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã tăng trở lại những tháng gần đây, và tăng tới 56% vào tháng 6, đạt 742.000 USD.

Mới nhất

Nửa thế kỷ chưa được cấp quyền sử dụng đất, Trường đại học Bách khoa TP.HCM than khó đủ bề

Theo tài liệu hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học tại TP.HCM diễn ra ngày 13-8, báo cáo của Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho thấy nhiều năm qua trường gặp rất nhiều vướng...

Chủ tịch HĐND TP khai mạc Hội nghị “Xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch Hà Nội-Argentina 2024”

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc của Đoàn đại biểu TP Hà Nội tại Argentina và Chile. Tham dự hội nghị có Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt; ông Rodolfo Caffaro Kramer - Chủ tịch phòng thương mại Mercosur - Asean (MACC); đại diện Hội đồng, chính quyền TP Buenos...

Không sử dụng kết quả học tiếng nước ngoài làm cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của người học

Thúc đẩy đầu tư và xã hội hóa giáo dục Nghị định được xây dựng với mục đích thúc đẩy việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học và người dạy, góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo...

Giáo dục Mầm non TP.HCM tiếp tục “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2023 - 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non...

6 cách sử dụng dầu tỏi giúp mái tóc bóng mượt

Dưới đây là các chia sẻ về cách sử dụng dầu tỏi được Tiến sĩ Blossom Kochhar, chủ tịch của Hội đồng Kỹ năng Ngành Làm đẹp và Sức khỏe Ấn Độ cho biết.1. Massage da đầu bằng dầu tỏiLấy một ít dầu tỏi và làm ấm.Nhẹ nhàng massage toàn bộ da đầu và để trong 30 phút.Gội...

Mới nhất