Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan, sở ngành của tỉnh Hòa Bình; lãnh đạo UBND huyện, Phòng Dân tộc các huyện; cán bộ UBND xã; Người có uy tín, Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ; giáo viên, học sinh…
Hội thảo nhằm nghiên cứu, trao đổi, tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc hơn về những hệ lụy, những nguyên nhân và kinh nghiệm trong xử lý các tình huống ở cơ sở, đồng thời tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đã đề tra của tỉnh về vấn đề TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS; cùng với những ảnh hưởng của TH-HNCHT đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi của tỉnh Hòa Bình.
Với 1 báo cáo đề dẫn về tình hình, thực trạng công tác triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2015 – 2025”, với những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua. Hội thảo có 10 tham luận gửi đến và được nghe trình bày 5 báo cáo tham luận của đại diện Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Dân tộc huyện Mai châu, Người có uy tín huyện Cao Phong, Tỉnh Đoàn Hòa Bình.
Các tham luận được trình bày xúc tích, có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ vấn đề được đề cập cũng như chia sẻ những kinh nghiệm, bài học trong thực tiễn, đề xuất những giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề đã nêu. Có 4 ý kiến phát biểu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và mong muốn, đề xuất tại hội thảo với những nội dung hết sức trọng tâm, những kinh nghiệm quý báu và đề xuất những giải pháp hiệu quả.
Hội thảo đã đạt được các mục tiêu đặt ra: Tổng quan về thực trạng TH-HNCHT trong vùng DTTS của tỉnh, địa bàn sinh sống. Giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng cán bộ, công chức về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; phát huy vai trò, chủ động, tích cực trong việc triển khai, giám sát và thực hiện các chính sách ở vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Tập trung tìm hiểu nghiên cứu, làm rõ những thuận lợi, khó khăn và một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn giải quyết các vấn đề liên quan đến TH-HNCHT trên địa bàn nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh để thực hiện.
Trao đổi, thảo luận cùng các chuyên gia với những nội dung chuyên sâu để tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số địa bàn còn có tỷ lệ tảo hôn cao, những yếu tố quyết định có ảnh hưởng trực tiếp và đề ra phương hướng tác động, can thiệp hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi.
Phát biểu bế mạc tại hội thảo, ông Hà Văn Di, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã đánh giá cao chất lượng của các tham luận, các ý kiến chuyên sâu của các chuyên gia, cán bộ ở cơ sở đã góp phần lớn vào thành công của hội thảo; đồng thời giao phòng chuyên môn nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện báo cáo dựa trên các ý kiến đóng góp, gợi mở từ hội thảo./.
Hội thảo là nội dung thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hoi-thao-chuyen-de-tao-hon-va-hon-nhan-can-huyet-thong-voi-su-phat-trien-vung-dtts-tinh-hoa-binh-1728444247757.htm