Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được'

‘Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được’


TPO – TS Giáp Văn Dương cho rằng, học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh. Do đó, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm.

Những ngày qua, dư luận nóng lên khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến đến hết ngày 22/10. Dự thảo làm dấy lên nhiều tranh luận và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường.

“Học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh”– TS Giáp Văn Dương

PV Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn với trò chuyện với nhà giáo dục, tiến sĩ Giáp Văn Dương.

“Nên có quy định để tránh xung đột lợi ích”

PV: Ông có đồng ý với việc Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo về quy định cho giáo viên dạy thêm ngoài trường không?

TS Giáp Văn Dương: Việc dạy thêm, học thêm đã được bàn đi nói lại suốt mấy chục năm qua. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có cả biện pháp cấm dạy thêm đối với giáo viên. Nhưng đến này, việc dạy thêm vẫn tồn tại và phát triển, chứng tỏ đó là nhu cầu thật của cuộc sống. Nếu vậy thì không cấm được, chỉ có thể quản lý và điều hướng sao cho khoa học và hiệu quả, đặc biệt là tránh xung đột lợi ích, gây ảnh hưởng xấu đến học sinh.

Nhìn sang một số nước như Hàn Quốc, Singapore thì thấy việc học thêm vẫn diễn ra, nhưng là ở các trung tâm giáo dục độc lập với nhà trường. Giáo viên của các trung tâm đó không phải là giáo viên đứng lớp của học sinh.

Do đó, theo tôi, chúng ta cũng nên có quy định đó để tránh xung đột lợi ích, gây tổn hại cho học sinh.

PV: Có ý kiến cho rằng, dự thảo bật toàn “đèn xanh” cho vấn đề dạy thêm và lo lắng dạy thêm học thêm sẽ tràn lan, phức tạp. Ông có chung nỗi lo lắng như vậy không?

TS Giáp Văn Dương: Vấn đề lớn nhất của quản lý việc dạy thêm, học thêm là xung đột lợi ích. Thầy cô đã dạy chính trong trường, nay lại dạy thêm bên ngoài, thì đâu là thêm, đâu là chính? Liệu có xảy ra tình trạng dạy chính là phụ, là tạo phễu, còn dạy thêm mới là mục tiêu chính của các thầy cô? Việc này chắc chắn sẽ xảy ra, nếu không có giải pháp quản lý tốt. Hệ quả là chất lượng giáo dục chính quy sẽ xuống thấp. Môi trường giáo dục cũng bị biến tướng, khi giáo viên dạy không hết trách nhiệm trên lớp, mà dành nội dung để dạy thêm.

Do đó, vấn đề không phải là “ai quản ai”, mà giải pháp có thấu đáo và có xung đột lợi ích hay không.

PV: Theo ông, học sinh có cần phải học thêm? Học thêm để thành “thợ học” và có điểm số cao thực sự có quan trọng với một học sinh hay không?

TS Giáp Văn Dương: Theo tôi, học sinh chỉ nên học thêm trong các trường hợp sau: học phụ đạo vì sức học yếu; học bồi dưỡng tài năng; học những nội dung nhà trường không dạy, theo nhu cầu của cá nhân.

Nhưng vì sao số học sinh học thêm hiện nay rất đông. Tôi cho rằng, đó là do thi cử, do sợ con mình không bằng con nhà người ta, hoặc lo con không cạnh tranh được ở các bậc chuyển cấp. Nỗi lo này là chính đáng, nhưng theo tôi, không phải là giải pháp của ngành giáo dục.

Về phía ngành giáo dục, nếu thiếu trường, thì giải pháp là tạo cơ chế để kêu gọi đầu tư và huy động các nguồn lực để xây thêm trường mới, có đủ chỗ cho học sinh theo học, thay vì dồn sức học thêm để cạnh tranh nhau có một chỗ trong trường công lập.

Về phía gia đình, nên khơi gợi, tìm cách để giúp con phát triển khả năng tự học, giúp con tìm ra điểm mạnh điểm yếu của chính mình, thay vì sa vào vòng xoáy học thêm không hồi kết mà không thực sự để làm gì.

PV: Có một thực tế, các em học thêm, điểm số cao nhưng các em học sinh vẫn chán học. Ông có thể phân tích một số hệ lụy mà người thầy, học sinh trong vòng quay của học thêm, dạy thêm hiện nay?

“Vấn đề lớn nhất của quản lý việc dạy thêm, học thêm là xung đột lợi ích. Thầy cô đã dạy chính trong trường, nay lại dạy thêm bên ngoài, thì đâu là thêm, đâu là chính?”– TS Giáp Văn Dương

TS Giáp Văn Dương: Việc học thêm hiện nay được thực hiện chủ yếu theo cách nhồi vào các kiến thức, dạng bài dùng để thi cử, nên dù điểm số có cao, nhưng lại làm cho học sinh mệt mỏi và thui chột sức sáng tạo. Vì thế, nếu sa vào vòng xoáy này, học sinh không chỉ chán học, mà còn sợ học, rất khổ.

Thay vì cách nhồi vào như thế, theo tôi cách làm tốt hơn là khơi ra. Khơi ra những năng lực mới, khả thể mới của người học. Như thế, học sinh sẽ có được sự trưởng thành thực sự trong quá trình học, thay vì cùn mòn đi lòng yêu học do bị nhồi nhét nội dung, kiến thức, phục vụ những mục tiêu ngắn hạn như thi cử.

PV: Nhìn thấy việc lan tràn học thêm như hiện nay ở mọi lớp, mọi cấp học sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực. Theo ông, về lâu dài có hại cho nền giáo dục nói chung?

TS Giáp Văn Dương: Như tôi đã nói, học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh. Do đó, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm, nhưng giáo viên dạy ở các trung tâm đó không nên là giáo viên trực tiếp đứng lớp của học sinh mình đang dạy.

Đỗ Hợp (thực hiện)





Nguồn: https://tienphong.vn/ts-giap-van-duong-hoc-them-thi-thoi-nao-cung-co-va-khong-dap-tat-duoc-post1674947.tpo

Cùng chủ đề

“Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được”

TS Giáp Văn Dương Do đó, theo TS Dương, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung...

Trường học tại Hà Nội được thu tiền học thêm bao nhiêu?

Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và không vượt quá mức trần tối đa theo quy định.Cụ thể, mức thu cấp THCS dao động từ 6.000 đồng đến 26.000 đồng/học sinh/tiết học, tùy theo số học sinh/lớp.Mức thu cấp THPT dao động từ 7.000...

Đề xuất nhiều hành vi bị nghiêm cấm với giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) để lấy ý kiến nhân dân. Dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo luật là các hành vi bị nghiêm cấm với giáo viên và...

Bộ TT&TT dự thảo nghị định mới khắc phục khó khăn trong thực hiện chế độ nhuận bút

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), qua hơn 10 năm áp dụng, Nghị định 18/2014 đã bộc lộ nhiều bất cập trong việc quản lý các khoản thù lao liên quan đến hoạt động sáng tác và xuất bản. Một trong những hạn chế lớn là việc...

Giáo viên dạy thêm: Đừng để ‘chân ngoài dài hơn chân trong’

Lời tòa soạn: Dự thảo về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đến hết 22/10 làm dấy lên nhiều tranh cãi và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường. Quy định mới này có thể mang đến những thay đổi đáng kể cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, liệu nó sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục hay có thể tạo thêm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thi công dự án gần 100 tỷ đồng, nhiều nhà dân phải ‘chống nạng’

23/09/2024 | 11:49 TPO - Quá trình thi công dự án "Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất- Xạ Hiếm" trị giá gần 100 tỷ đồng do Liên danh Công ty cổ phần xây dựng Nam Đô - Công ty cổ...

Kon Tum tiếp nhận một cá thể trăn đất quý hiếm được người dân giao nộp

TPO - Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum (Kon Tum) vừa tiếp nhận 1 cá thể trăn đất nguy cấp, quý hiếm do một hộ dân tự nguyện giao nộp. Ngày 23/9, Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum cho biết, vừa tiếp nhận 1 cá thể trăn đất nằm trong diện động vật rừng nguy cấp, quý hiếm do người dân xã Hòa Bình tự nguyện giao nộp. ...

Du khách thích thú đón gió lạnh đầu mùa ở Hà Nội

TPO - Sau những ngày mưa tầm tã, Hà Nội hôm nay (23/9) như được khoác lên một tấm áo mới, mát lành và trong trẻo. Với nhiệt độ dịu nhẹ từ 23-25 độ C, cùng những hạt mưa lất phất buổi sớm mai, du khách và người dân ở Thủ đô lên phố tận hưởng bầu không khí mát mẻ, check-in và ngắm cảnh. VIDEO: Không khí Hà Nội sáng nay (23/9) Sau những ngày mưa, Hà Nội giờ đây...

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

TPO - Lễ trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Hà Nội. Đây là giải thưởng dành riêng cho cán bộ Hội chuyên trách đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu. Ngày 23/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức buổi họp báo nhân dịp Kỷ niệm 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Tại buổi họp báo, Hội LHPN Việt Nam cho biết, Lễ trao giải thưởng Nguyễn Thị...

Thông xe 2 công trình giao thông 4.300 tỷ ở Bình Dương

TPO - Tỉnh Bình Dương đã chính thức thông xe cầu Bạch Đằng 2 và đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Bạch Đằng 2. Cầu Bạch Đằng 2 kết nối giao thương giữa 2 tỉnh Đồng Nai - Bình Dương và các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ, kết nối với sân bay...

Bài đọc nhiều

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: Mục tiêu cao nhưng thách thức lớn

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai được hiểu là dạy tiếng Anh đối với những người mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh và những người này sinh sống, làm việc trong môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, bản ngữ.Ví dụ người Việt Nam nhập cư vào Úc và họ được dạy tiếng Anh. Đó...

Cùng chuyên mục

Hà Nội vẫn còn 20 trường chưa thể dạy học trực tiếp sau bão số 3

Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, ngày 23/9, TP Hà Nội có 20 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão...

Số lượng thí sinh trúng tuyển vào các học viện, nhà trường quân đội tăng 31,68%

Cuộc thi nhằm đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự của các địa phương trong những năm qua; làm cơ sở để bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. ...

Quảng Ninh miễn học phí từ mầm non đến hết lớp 12

Nội dung trên được HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua tại kỳ họp chuyên đề, sáng 23/9. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên được tỉnh hỗ trợ học phí trong 9 tháng của năm học 2024-2025. Với học sinh trường công, mức chi bằng 100% học phí. Với học sinh tiểu học, THCS tư thục, tỉnh hỗ trợ 15.000-60.000 đồng/tháng.Tổng số tiền tỉnh Quảng Ninh dự kiến trích ra...

Mới nhất

Khai mạc tập huấn nghiệp vụ ngành khoa học quân sự

(Bqp.vn) - Sáng 23/9, tại Đà Nẵng, Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Khai mạc Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ngành khoa học quân sự. Thiếu tướng Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học quân sự dự và phát biểu khai mạc tập huấn. Dự khai mạc có Thiếu tướng Nguyễn Quốc...

Hà Nội điểm tên 39 đơn vị quá hạn xử lý phản ánh trên iHanoi

Qua theo dõi, đánh giá kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị trên Ứng dụng iHanoi cho thấy còn nhiều phản ánh, kiến nghị quá hạn chưa được xử lý; việc giải quyết, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của công dân chưa đạt yêu cầu dẫn đến...

Đến Thái Lan ăn tôm nhảy múa

(NADS) - Một trong những món ăn đường phố gây tò mò và thử thách vị giác của du khách khi đến Thái Lan chính là tôm nhảy múa hay còn gọi là Goong Ten. Món ăn này không chỉ thu hút bởi hương vị mà còn bởi sự "sống động" của những con tôm sông nhỏ, vẫn...

Mới nhất