Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh lớp 1 học như "thợ cày", ngày 8-9 tiếng: Chuyện...

Học sinh lớp 1 học như “thợ cày”, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm


“Nhiều gia đình không xem học ngoại ngữ, học lập trình là học thêm”

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền dòng chia sẻ không xác định danh tính về lịch học của học sinh lớp 1.

Nội dung chia sẻ ghi: “Lịch bạn nhà mình học lớp 1: Sáng và chiều đi học trên trường, 4h30 đón về; 5h học luyện chữ đến 7h về; 7h đi học thêm đến 9h30 về; 22h làm bài tập về nhà trên lớp; làm bài tập thêm ở sách nâng cao ngoài đến 0h đi ngủ. 

Nếu đợt nào có kiểm tra, luyện đề cô cho đến 1-2h sáng mới đi ngủ.

Sau 1 năm học: Giải nhất Trạng Nguyên cấp tỉnh; giải nhất Olympic cấp quốc gia; tổng được 4 giải 4 huy chương vàng cấp tỉnh và quốc gia môn tiếng Việt và toán.

Vậy mà chưa là gì so với các bạn trong lớp và trường”.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 1

Hình ảnh về lịch học của học sinh lớp 1 được lan truyền trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).

Cô N.T.H., giáo viên tiểu học tại Hà Nội, nhận định, nội dung chia sẻ này không có độ tin cậy. Lý do cô H. đưa ra là rất hiếm lớp học thêm nào thiết kế thời gian 2 tiếng đồng hồ cho trẻ lớp 1. 

Đồng thời, việc cha mẹ để cho trẻ luyện đề đến 1-2h sáng là điều hi hữu và hiếm gặp.

Tuy nhiên, cô H. thừa nhận, tình trạng trẻ tiểu học ở Hà Nội ra khỏi nhà lúc 7h30 sáng và về nhà lúc 7h30 tối khá phổ biến.

Giảng dạy bậc tiểu học gần 20 năm, cô N.T.H. cho biết, nhiều phụ huynh có quan niệm kép về học thêm. 

“Với không ít cha mẹ, học thêm là học toán, tiếng Việt và các môn học khác trong nhà trường. Còn học các môn ngoài chương trình như ngoại ngữ, lập trình, nhảy múa, mỹ thuật… không phải là học thêm. 

Từ quan niệm đó, họ đăng ký cho con học rất nhiều các khóa học ngoài nhà trường, hoàn toàn không cho rằng những khóa học này cũng lấy mất thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cần thiết của con cái”, cô N.T.H. nhận định.

Cô H. quan sát, nhiều học sinh đến các lớp học ngoại khóa ngay sau giờ tan trường. “Có em học tiếng Anh 2 buổi/tuần, học toán tư duy 1 buổi/tuần, học lập trình 1 buổi/tuần, học bóng rổ 2 buổi/tuần, học đàn 2 buổi/tuần, tổng cộng 8 buổi học ngoại khóa/tuần. Nhưng phụ huynh nói rằng cháu học rất nhàn, không học thêm gì”, cô H. chia sẻ.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 2

Phụ huynh đưa trẻ tựu trường (Ảnh: Nam Anh).

Ở góc độ phụ huynh, chị Hoàng Thị Thanh Hương (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, con chị chỉ học thêm môn duy nhất là tiếng Anh nhưng ngày nào cũng 10h đêm mới đi ngủ.

“1 tuần con tôi có 2 buổi về nhà lúc 7h tối vì học thêm tiếng Anh ở trung tâm, những ngày còn lại về nhà vào 5h chiều. Buổi tối, để làm hết bài tập cô giao, cháu thường mất 1-2 tiếng. Cháu viết chậm và viết sai nhiều, làm tính hay nhầm lẫn.

Vào lớp 1 được gần 1 tháng, hầu như ngày nào cháu cũng học đến 9h30 mới xong bài. Tổng thời gian học ở trường lẫn ở nhà có khi lên đến 8-9 tiếng, như thợ cày.

Mỗi lần nhận tin nhắn của cô giáo nhận xét con viết ẩu, đọc kém là tôi lại áp lực, lại gò con luyện chữ, luyện đọc.

Nhiều gia đình không có khả năng rèn con, phải đưa con đi học thêm, chứ không phải họ mong con thành ông nọ bà kia”, chị Hương nói.

“Không nên cho trẻ tiểu học đi học thêm, nhất là lớp 1”

Đó là lời khuyên của thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B (Vĩnh Phúc). 

Thầy Mạnh nhận định, trẻ chậm viết, chậm đọc, chậm làm toán là điều hoàn toàn bình thường. 

Trong bối cảnh rất nhiều học sinh tham gia lớp tiền tiểu học, biết đọc, viết, tính toán trước khi vào lớp 1, sự khác nhau về kỹ năng, nhận thức giữa các học sinh trong cùng 1 lớp là điều đương nhiên. Giáo viên sẽ dạy theo chương trình chuẩn chứ không dạy theo những gì học sinh đã biết. Do đó, cha mẹ không nên lo lắng.

“Tôi khẳng định, các con chỉ cần học 2 buổi/ngày ở lớp và không đi học thêm ở đâu, đến cuối năm, các con sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán, ngoại trừ các bạn có vấn đề về sức khỏe”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B nhấn mạnh.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 3

Học sinh lớp 1 trong ngày tựu trường tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).

Thầy Đào Chí Mạnh cũng lưu ý, giáo viên nên là người giúp phụ huynh giải tỏa lo lắng thay vì làm họ lo lắng hơn. Trong đó, giáo viên cần thay đổi thói quen cũ để dạy theo hướng phân hóa học sinh, căn cứ trên xuất phát điểm của mỗi em là khác nhau.

Khi dạy học phân hóa, học sinh có xuất phát điểm thấp hơn sẽ nhận được sự hỗ trợ riêng từ giáo viên để đạt các mục tiêu học tập. Do đó, trẻ không cần đi học thêm.

Cô N.T.H. nêu quan điểm, để trẻ không phải đi học thêm, cả thầy cô và cha mẹ đều phải xem trọng thời gian nghỉ ngơi của trẻ.

“Giáo viên cần bình tĩnh trước sự tiến bộ chậm của học sinh, không thúc ép học sinh phải đạt năng lực đồng đều nhau.

Cha mẹ cần bình tĩnh trước sự phát triển của con, không trang bị cùng một lúc quá nhiều kỹ năng, kiến thức. 

Việc học kỹ năng rất tốt, nếu trẻ yêu thích nữa thì không có áp lực. Song đó cũng là cái bẫy tâm lý khiến cha mẹ càng muốn con học nhiều hơn nữa. 

Hệ quả của việc này là trẻ rất ít thời gian ở nhà, ít thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, lâu dần sẽ mất kết nối với gia đình cũng như thế giới xung quanh”, cô H. bày tỏ.

Theo quy định về dạy thêm học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm dạy thêm với học sinh tiểu học. Dự thảo Thông tư mới bỏ nội dung này, thay thế bằng quy định không dạy thêm với học sinh học 2 buổi/ngày.

Như vậy, đối tượng không được tổ chức dạy thêm mở rộng hơn với không chỉ học sinh tiểu học mà còn cả học sinh cấp 2 ở các trường tổ chức dạy học 2 buổi.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/hoc-sinh-lop-1-hoc-nhu-tho-cay-ngay-8-9-tieng-chuyen-khong-hiem-20240923150838984.htm

Cùng chủ đề

Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tụt hạng

Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia được khảo sát chỉ số thông thạo tiếng Anh, giảm 5 bậc so với năm 2023 từ 58 xuống 63. Hôm nay (13/11) Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 - EPI 2024). Chỉ số EPI năm 2024 được phân tích từ kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người không phải người bản ngữ...

Bài thi trên máy tính mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, các hình thức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đã bắt kịp xu thế mới và thi trên máy vi tính đang được thí sinh toàn cầu ưa chuộng. ...

Đề xuất cấm giáo viên gian lận kết quả đánh giá học sinh

(Dân trí) - Dự thảo Luật Nhà giáo quy định cụ thể 5 nội dung nhà giáo không được làm, trong đó cấm gian lận kết quả đánh giá học sinh. Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về viên chức. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Tin nhắn “bắt, lập biên bản giáo viên dạy thêm” đang lan truyền là giả mạo

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh này đến Công an Thành phố để xác minh ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia đình Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái Cece Trương hát về chủ đề “Mẹ”

(Dân trí) - Ca sĩ Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái Cece Trương sẽ cùng tham gia chương trình "Quê hương biển gọi" số 6 với chủ đề "Mẹ". Quê hương biển gọi là dự án nghệ thuật có sự tham gia của các nghệ sĩ, hoa hậu, người mẫu... sinh ra, lớn lên hoặc từng học tập và công tác tại Khánh Hòa, yêu mến Khánh Hòa. Chương trình nhằm chung tay xây dựng nguồn ngân sách hỗ...

Hãng điện thoại Trung Quốc ra mắt S25 và S25 Ultra trước cả Samsung

(Dân trí) - Itel, hãng điện thoại có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, vừa cho ra mắt bộ đôi smartphone S25 và S25 Ultra, có thiết kế giống những hình ảnh bị rò rỉ về Galaxy S25 Ultra của Samsung. Trong khi Samsung dự kiến sẽ ra mắt dòng smartphone Galaxy S25 vào đầu năm sau, những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này đã bị rò rỉ trên mạng. Có thể dựa vào...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

(Dân trí) - Theo ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách là tín hiệu rất đáng mừng vì người Việt đặc biệt quan tâm tới lịch sử. Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách...

Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 đã yêu cầu Israel tránh tiến hành các cuộc không kích, như một phần của cuộc chiến chống lại Hezbollah tại Li Băng, gần một trong những căn cứ của Moscow tại Syria. "Israel thực sự đã tiến hành một cuộc không kích ngay tại vùng lân cận Hmeimim", ông Alexander Lavrentiev, đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Cận Đông, nói với hãng thông tấn RIA Novosti.Và ông nhấn mạnh...

Nga lên tiếng về việc Mỹ đặt căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 cho rằng, việc Mỹ mở một căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Moscow bằng cách di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự đến gần biên giới của nước này hơn. Mỹ ngày 13/11 chính thức khai trương căn cứ tên lửa mới tại Redzikowo, phía Bắc Ba Lan. Căn cứ này bắt đầu được xây dựng từ những năm 2000, tại thị trấn...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam. ...

Công an điều tra cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm cầm thước đánh bầm tím cả 2 chân học sinh lớp 6. ...

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân

Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 6 bầm tím hai chân. Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin đã làm việc với gia đình, đồng thời đề nghị cô giáo chở em học sinh...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím 2 chân, cô giáo chủ nhiệm bị đình chỉ

Nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân, sau khi va chạm với bạn trong tiết Thể dục. Hiện, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ công tác 5 ngày đối với cô giáo để làm rõ vụ việc. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Sáu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đã nắm được vụ việc cô giáo chủ...

Mới nhất

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tọa đàm “Quy định chống phá rừng của EU

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi” Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với...

Thúc đẩy phát triển bền vững ngành sản xuất xi măng

Trước yêu cầu về sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến phát triển bền vững cũng đặt ra những thách thức với ngành sản xuất xi măng. Sản xuất xi măng được coi là một trong những ngành có tỷ lệ phát thải cao, chiếm tới 75% lượng phát thải của lĩnh...

Hạt đu đủ có loại bỏ ký sinh trùng đường ruột?

Ký sinh trùng đường ruột là những sinh vật nhỏ bé, thường là giun hoặc các sinh vật đơn bào, sinh sống trong...

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở...

Mới nhất