Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc phí tăng, sinh viên mong các trường tăng cường học bổng

Học phí tăng, sinh viên mong các trường tăng cường học bổng


Mức tăng học phí sẽ khác nhau tùy theo mức độ tự chủ và từng khối ngành đào tạo. Cụ thể, trường ĐH công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (chưa tự chủ), học phí tối đa trong năm học 2023-2024 từ 12-24,5 triệu đồng/năm (năm học 10 tháng). So với năm học trước đó, học phí tăng thêm 2,2-10,2 triệu đồng tùy khối ngành.

Cũng trong năm học 2023-2024, học phí trường ĐH công lập tự đảm bảo chi thường xuyên tối đa 24-49 triệu đồng/năm. Trường ĐH công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí tối đa 30-61,25 triệu đồng/năm. Như vậy, học phí các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư cũng tăng thêm 9,5 đến 10,75 triệu đồng so với năm học 2022-2023.

Trước lộ trình tăng học phí, người học bày tỏ nhiều băn khoăn. T.D, sinh viên (SV) một trường ĐH công lập tại TP.HCM, cho rằng việc tăng học phí khá áp lực với SV có hoàn cảnh khó khăn phải sống xa nhà. T.D nói: “Các SV không chỉ lo HP mà còn lo nhiều chi phí đắt đỏ khác khi theo học tại thành phố lớn. Chỉ riêng tiền ở trọ, 1 phòng 4 người ở cách xa trung tâm số tiền phải trả khoảng 1,5 triệu đồng/người /tháng. Trong khi đó, phần lớn các trường ĐH đều không có nhiều chỗ ở cho người học trong ký túc xá”.

Học phí tăng, sinh viên mong các trường tăng cường học bổng- Ảnh 1.

Phụ huynh chờ làm thủ tục nhập học, đóng học phí cho sinh viên trúng tuyển ĐH năm 2023

“Các bạn thường dành thời gian ban ngày đi học và bắt đầu làm thêm từ 18 – 24 giờ. Trung bình một tuần đi làm 5 ngày với khoảng 100 giờ, theo mức lương từ 20.000 – 25.000 đồng/giờ, SV chỉ có thể kiếm 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. HP cao, lương thấp nên SV có hoàn cảnh khó khăn càng thêm vất vả”, T.D chia sẻ thêm.

Hoàng Yến (SV Trường ĐH Mở TP.HCM), nhìn nhận: “HP các trường ĐH công lập ngày càng cao và ở mức ngang ngửa với các trường tư thục. Với mức HP trung bình trên dưới 30 triệu đồng/năm, người học có những lựa chọn khác nhau”. Hoàng Yến phân tích: “Đó có thể là việc chọn 1 ngành học yêu thích ở trường tư thục khác với điều kiện học tập đầy đủ và điểm chuẩn dễ thở hơn. Nhưng có người buộc phải chọn 1 ngành học không yêu thích ở 1 trường hoặc bậc học khác có HP thấp hơn”.

Trong khi đó, Vũ Hòa (SV Trường ĐH Mở TP.HCM) cho biết hiện đang học chương trình đặc biệt với HP mỗi năm 34,5 triệu đồng. Điều kiện học tập tốt hơn nhiều so với mức HP chương trình đại trà trường công lập chưa tự chủ. Từ sự so sánh trên, Hòa kết luận: “Việc đóng mức HP cao hơn thì người học sẽ có được điều kiện học tập tương ứng. Với gia đình có điều kiện, mức HP trên có thể chấp nhận được”. Nhưng trên bình diện chung, Vũ Hòa vẫn cho rằng HP cần có nhiều mức khác nhau để người học lựa chọn theo điều kiện hoàn cảnh của mình. Đồng thời, các trường cần tăng cường học bổng cho người học tốt, hỗ trợ tài chính cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Học phí tăng, sinh viên mong các trường tăng cường học bổng- Ảnh 2.

Sinh viên mong muốn các trường cần tăng cường học bổng cho người học tốt, hỗ trợ tài chính cho người có hoàn cảnh khó khăn.

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Từ phía trường ĐH, tiến sĩ Quách Thanh Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, bày tỏ sự đánh giá cao với chính sách của nhà nước thông qua Nghị định 97. Theo ông Hải, việc điều chỉnh HP của cơ sở giáo dục ĐH công lập theo nghị định là phù hợp với thực tế, tạo điều kiện để các trường thực hiện các hoạt động tăng cao chất lượng đào tạo và phục vụ người học.



Source link

Cùng chủ đề

Thành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên trời có biết con được Tiếp sức đến trường?

Sáng 8-11, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho cho 180 tân sinh viên - học sinh - giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị mẹ ruột bỏ rơi, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác nuôi, hay nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn nỗ lực chạm tới giấc mơ vào đại học.  Huy nói mình biết ơn mẹ đã...

Thiếu tình thương cha mẹ, làm mẫu trang điểm kiếm sống, là HS giỏi tỉnh, tân SV ĐH Bách khoa TP.HCM

Trong khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, tân sinh viên Lê Kiều Hân (19 tuổi) ngồi lần giở những trang sách. Cô mở điện thoại, vào nhóm làm thêm xem có lịch mới hay không. ...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những điểm sáng từ sàn diễn Celebrating Local Pride 8

Sàn diễn thời trang dành riêng cho các local brand Việt SR Celebrating Local Pride 8 (CLP 8)...

Đề nghị kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng vì che giấu việc học sinh đánh nhau

Liên quan vụ học sinh đánh nhau ở Trường THCS Trung Hiếu, Hội đồng kỷ luật của Phòng GD-ĐT H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã họp đề nghị kỷ luật hiệu trưởng. ...

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT...

Cùng chuyên mục

Hơn 800 sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội giao lưu cùng Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam

“Hãy suy nghĩ về việc tạo ra giá trị trong công việc lẫn cuộc sống, và thực hiện điều đó bằng đam mê và sự cống hiến” ...

Phát động Cuộc thi UPU lần thứ 54 với chủ đề ‘tưởng tượng bạn là đại dương’

Cuộc thi UPU lần thứ 54, năm 2025 đã chính thức được phát động. Với chủ đề năm nay, các học sinh được hóa thân thành đại dương để nêu lên những vấn đề mình đang phải đối mặt. Ngày 11/11, Lễ phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Sự kiện do Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT,...

Đề nghị kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng vì che giấu việc học sinh đánh nhau

Liên quan vụ học sinh đánh nhau ở Trường THCS Trung Hiếu, Hội đồng kỷ luật của Phòng GD-ĐT H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã họp đề nghị kỷ luật hiệu trưởng. ...

Cần ưu tiên chính sách cho nhà giáo

Có thể nói gần như ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được xem là thành tố quan trọng nhất. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu một quốc gia có một nền giáo...

Đảm bảo tin cậy, công bằng trong xét tuyển đại học bằng học bạ

Nhiều ý kiến khuyến nghị các trường ĐH không nên đơn thuần sử dụng điểm học bạ bậc THPT để xét tuyển, thay vào đó nên sử dụng kết quả học bạ kết hợp với các điều kiện khác như điểm thi tốt nghiệp THPT, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, bài kiểm tra đánh giá tư duy,...

Mới nhất

Những trăn trở từ đồng ruộng

Phân bón chiếm từ 35 – 50% chi phí vật tư đầu vào của trồng trọt nên việc duy trì thuế VAT với mặt hàng phân bón đang là điều trăn trở của nông dân. Giá lúa tăng một, giá phân bón tăng hai Những ngày này, nông dân trong xã Khánh Bình...

Hình ảnh bất ngờ tại Công ty vàng SJC khi giá vàng miếng lao dốc

(NLĐO) – Lượng khách đến Công ty vàng SJC vắng vẻ, đặc biệt khách có thể mua từ vài lượng vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99…...

Tiêm kích tàng hình mới của Trung Quốc gây sốt, hình dáng giống hệt F-35 Mỹ

Theo Reuters, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-35A đang trở thành tâm điểm tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2024. J-35A là mẫu tiêm kích tàng hình thứ 2 của Trung Quốc và sắp được biên chế cho không quân nước này.Dù J-35 và biến thể không quân J-35A đã được Trung...

Mới nhất