Trang chủNewsThời sựHọc giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa chuyến thăm của Chủ...

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình

Sáu năm sau chuyến thăm lần thứ hai, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm thăm lại Việt Nam vào ngày 12-13/12.

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại buổi họp báo hôm 7/12.

Nhiều học giả Trung Quốc đánh giá rằng chuyến thăm lần này của ông Tập là cơ hội để củng cố hơn nữa các kết nối về mọi mặt giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ chính trị tới giao lưu nhân dân, từ kinh tế, thương mại tới chuyển đổi số…

“Chuyến thăm sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, đồng thời làm sâu sắc thêm sự hợp tác sâu rộng, đa tầng và trên mọi phương diện giữa hai nước”, Giáo sư Vương Cần thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) nói với phóng viên Dân trí.

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm năm 2015 (Ảnh: Tiến Tuấn).

Tiếp nối truyền thống tiếp xúc cấp cao

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam khi 2 nước cán dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ song phương: Kỷ niệm 15 năm thiết lập đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc (2008-2023).

Theo Giáo sư Vương, trong chuyến thăm lần này, 2 bên dự kiến chủ yếu thảo luận về định hướng chiến lược mới nhằm tăng cường quan hệ Việt – Trung.

“Trong tình hình quốc tế và địa chính trị mới, việc nâng cao định hướng chiến lược mới trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có liên quan đến sự phát triển trung và dài hạn trong quan hệ hai nước”, ông Vương nói.

Chuyến thăm của ông Tập là sự tiếp nối truyền thống thăm hỏi, tiếp xúc cấp cao trong lịch sử gần 75 năm quan hệ Việt – Trung. Những lần tiếp xúc ấy đã đóng góp vào xu hướng nhìn chung là đi lên của quan hệ song phương.

“Việt Nam và Trung Quốc là “láng giềng không rời”, có quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa sâu rộng. Xã hội và người dân cả hai nước đều được hưởng lợi từ mối quan hệ ngoại giao ổn định giữa hai bên”, Giáo sư Tra Đạo Huỳnh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế, Viện Hợp tác Nam – Nam, Đại học Bắc Kinh, nói với phóng viên Dân trí.

Giáo sư Tra cho rằng các chuyến thăm thường xuyên giữa lãnh đạo Việt – Trung không chỉ khẳng định sự giao lưu giữa xã hội và nhân dân hai nước, mà còn đem lại sự bảo đảm ở bình diện chính sách cho việc 2 nước tiếp tục những tương tác thân thiết.

Dù quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn một số bất đồng, 2 nước đã khẳng định sẽ xử lý thỏa đáng trên cơ sở “hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn cục diện quan hệ Việt – Trung”, theo tuyên bố chung năm 2022.

“Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã tìm ra cách hòa hợp với nhau dựa trên phương châm “cầu đồng tồn dị””, Giáo sư Tra nhận định. “Sự hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực ấy là hình mẫu để các nước khác tham khảo”.

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình - 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Khu mới Hùng An ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc hồi tháng 6. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao 2 nước đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Việt – Trung (Ảnh: Đoàn Bắc).

Cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế

Một trong những số liệu thể hiện mối liên kết vững chắc giữa Việt Nam và Trung Quốc là các con số về kinh tế – thương mại – đầu tư.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhiều năm liên tục, còn Việt Nam là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, theo TTXVN. 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Trung đạt 155,58 tỷ USD, gấp khoảng 8 lần quy mô hơn 10 năm trước, theo Báo Chính phủ.

Giáo sư Vương chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc – Việt Nam có tính bổ trợ cao và hợp tác kinh tế giữa hai nước có tiềm năng lớn.

Chẳng hạn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam, đặc biệt là điện tử, điện thoại di động, máy tính, dệt may, máy móc thiết bị và các ngành công nghiệp khác, đã trở thành điểm nóng đầu tư của các công ty Trung Quốc.

“Trung Quốc có lợi thế về vốn, công nghệ và thị trường, trong khi Việt Nam là nước thị trường mới nổi đang phát triển nhanh với lợi thế về chi phí lao động”, ông Vương nói.

Những năm gần đây, Việt Nam đã đưa ra một loạt chiến lược và chính sách phát triển quốc gia trung và dài hạn, như Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh…

“Điều này đã tạo ra không gian hợp tác rộng rãi cho Trung Quốc và Việt Nam trên nhiều cấp độ, ở mọi mặt và trên nhiều lĩnh vực”, Giáo sư Vương nhận định.

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình - 3

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc (Ảnh: Hải Nam – Nguyễn Nam).

Nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn tới Việt Nam, như Xiaomi bắt đầu sản xuất smartphone tại Thái Nguyên, hay tập đoàn BYD muốn sản xuất xe điện,…

Tăng cường kết nối hạ tầng giao thông giữa hai nước cũng là nội dung được đề cập nhiều trong các cuộc trao đổi giữa quan chức và lãnh đạo 2 nước gần đây, nhất là đường sắt.

Giáo sư Tra cũng cho rằng đây là định hướng phát triển đúng vì tầm quan trọng của yếu tố địa kinh tế trong giao lưu quốc tế càng trở nên nổi bật trong bối cảnh chính trị quốc tế ngày càng phức tạp.

“Việc xây dựng liên kết trong lĩnh vực giao thông vận tải (trong đó có đường sắt xuyên biên giới), năng lượng, công nghiệp chế biến… đặc biệt là giữa các tỉnh miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc, sẽ đem lại lợi ích trực tiếp trong bối cảnh tính cạnh tranh của 2 khu vực này trong kinh tế toàn cầu là còn tương đối hạn chế”, Giáo sư Tra nói.

Hiện nay, hệ thống đường sắt của hai nước chưa tương thích nên tàu hàng tới biên giới sẽ cần thời gian bốc dỡ.

Do đó, tăng cường kết nối đường sắt có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, tạo cú hích cho du lịch, và hội nhập hơn nữa các ngành công nghiệp sản xuất của hai nước, theo khuôn khổ hai hành lang “Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng”, “Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng” và “vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”.

Đặt trong bối cảnh ấy, chuyên gia cho rằng những tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo 2 nước nói chung và chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình nói riêng sẽ là cú hích cho những dự án kinh tế tương lai của Việt Nam – Trung Quốc.

“Các chuyến thăm cấp cao giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp và người dân 2 nước tự lực và dần gia nhập chuỗi công nghiệp quốc tế trung và cao cấp”, Giáo sư Tra đánh giá.

Cùng chủ đề

Tinh gọn bộ máy theo thông điệp của Tổng Bí thư: Những đề xuất

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, công cuộc tiếp tục đổi mới đang diễn ra trên đất nước chúng ta. Một trong những trọng tâm của công cuộc đổi mới là cải cách để tinh gọn bộ máy. Tầm nhìn của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tinh gọn bộ máy thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm thiểu lãng phí và tạo ra...

Xây dựng Bạch Long Vĩ thành pháo đài bảo vệ vùng biển, vùng trời Tổ quốc

Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội 14 của Đảng

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội 14 của Đảng. Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Tiểu ban,...

Tổng Bí thư làm việc với Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.Tổng Bí thư nêu rõ, thống nhất quan điểm phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tăng trưởng cao nhưng phải đảm bảo ổn định vĩ mô, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

(Dân trí) - Quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) thu hút khách hàng ở đa dạng độ tuổi đến trải nghiệm, chụp ảnh, bởi không gian nhiều cây xanh giống như một khu rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội. Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h sáng. Bước vào quán, ai nấy đều cảm nhận sự bình yên tách biệt khói bụi, xô bồ của phố...

Cuộc sống nhiều xáo trộn của Britney Spears trong 3 năm đòi lại tự do

Tháng 6/2021, màn phát biểu dài hơn 20 phút của Britney Spears trước phiên tòa công khai đã gây chấn động đối với nền âm nhạc thế giới. Việc nói ra sự thật về 13 năm bị lạm dụng dưới quyền giám hộ đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời ngôi sao nổi tiếng. Nữ ca sĩ sở hữu khối tài sản hàng chục triệu USD kể về nỗi cô đơn, sự bế tắc và căn bệnh trầm cảm...

Nhóm của ông Trump lên danh sách “thanh lọc” chưa từng có tại Lầu Năm Góc?

(Dân trí) - Các nguồn tin cho biết đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lập danh sách các sĩ quan quân đội sẽ bị sa thải. Ông Pete Hegseth (trái) được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (Ảnh: Getty). Hãng tin Reuters ngày 14/11 dẫn 2 nguồn tin cho biết nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân...

Hà Nội chi 1.250 tỷ đồng để xây dựng công viên rộng 95ha

(Dân trí) - Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (Hà Nội) được xây dựng trên khu đất rộng 95ha, với mức đầu tư 1.250 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2027 sẽ hoàn thành. Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (gọi tắt công viên Hà Đông) tọa lạc trên mảnh đất rộng 95ha thuộc địa bàn 2 phường Hà Cầu và Kiến Hưng (quận Hà...

Váy dạ hội của Hoa hậu Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024 có gì đặc biệt?

(Dân trí) - Thiết kế váy dạ hội dành cho đêm thi bán kết "Miss Universe 2024" giúp Kỳ Duyên khoe trọn đường cong gợi cảm. Mới đây, váy dạ hội dành cho đêm thi bán kết Miss Universe 2024 của Hoa hậu Kỳ Duyên được công bố, ngay lập tức gây sốt trên mạng.Mẫu váy đầu tiên mang sắc màu vàng đồng, lấy cảm hứng từ cung Bọ Cạp (cung hoàng đạo của Kỳ Duyên), do nhà thiết kế...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

“Giải mật” kiến trúc tuyệt đẹp bên trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Dân trí) - Tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc trường phái Kiến trúc Đông Dương điển hình, là công trình kiến trúc đồ sộ từ mọi góc nhìn, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng. Quần thể tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại 13-15 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có phân khu chức năng cũng rõ ràng, bố cục chặt chẽ, đăng đối. Mặt bằng các...
08:10:23

Phim Việt giành giải cao nhất tại Liên hoan Phim châu Á ở Italy

Tại lễ bế mạc Liên hoan Phim châu Á (Asian Festival Film) lần thứ 21, diễn ra tối 17/4 tại Rạp chiếu phim Farnese Arthouse, thủ đô Rome, phim Việt Nam “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn Phạm Thiên Ân đã được trao giải phim hay nhất. Giải thưởng này một lần nữa cho thấy điện ảnh Việt Nam ngày càng được công chúng quốc tế đón nhận. Vnews  

Cùng chuyên mục

Bão Usagi tiến gần Biển Đông, bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(ĐCSVN) – Hôm nay (15/11), Bão Usagi giật cấp 15 tiến gần Biển Đông, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.Trên đất liền, miền Bắc tiếp tục có nắng hanh, đêm và sáng sớm trời se lạnh.​   ...

Ông Trump chọn ‘người nghi ngờ vaccine’ làm lãnh đạo Bộ Y tế Mỹ

Ngày 14/11 (giờ địa phương), Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo đề cử ông Robert F. Kennedy Jr. làm người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS).“Sự an toàn và sức khỏe của tất cả người Mỹ là vai trò quan trọng nhất của bất kỳ chính quyền nào, và HHS sẽ đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo mọi người được bảo vệ khỏi các hóa chất độc hại, chất...

Dự báo thời tiết 15/11/2024: Bão Usagi tiến vào biển Đông, miền Bắc se lạnh

Dự báo thời tiết 15/11/2024: Bão Usagi với sức gió mạnh cấp 12 đang tiến vào Biển Đông. Trên đất liền, miền Bắc tiếp tục có nắng hanh, đêm và sáng sớm trời se lạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 8 suy yếu thành vùng áp thấp. Trong khi đó dự kiến bão Usagi đang đi vào biển Đông. Tới 19h ngày 15/11, dự báo tâm bão ở vào khoảng 121,6 độ Vĩ...

Thuỷ điện xả nước bất thường gây thiệt hại cho dự án kè vùng hạ du Bắc Kạn

Thuỷ điện Thác Giềng 1 nhiều lần xả nước bất ngờ khiến các công trình đang thi công tại dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn thiệt hại nặng nề. ...

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

(Dân trí) - Quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) thu hút khách hàng ở đa dạng độ tuổi đến trải nghiệm, chụp ảnh, bởi không gian nhiều cây xanh giống như một khu rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội. Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h sáng. Bước vào quán, ai nấy đều cảm nhận sự bình yên tách biệt khói bụi, xô bồ của phố...

Mới nhất

5 dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo thận đang tổn thương

Thận ngoài việc lọc chất thải khỏi máu, điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải, còn giúp tiết hoóc môn và nhiều...

Thuỷ điện xả nước bất thường gây thiệt hại cho dự án kè vùng hạ du Bắc Kạn

Thuỷ điện Thác Giềng 1 nhiều lần xả nước bất ngờ khiến các công trình đang thi công tại dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn thiệt hại nặng nề. ...

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

(Dân trí) - Quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) thu hút khách hàng ở đa dạng độ tuổi đến trải nghiệm, chụp ảnh, bởi không gian nhiều cây xanh giống như một khu rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội. Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h...

Mới nhất