Trang chủNewsThời sựHoàn thiện thể chế, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đất...

Hoàn thiện thể chế, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đất nước


small_20240717_hn-so-ket-6-thang-bo-tnmt-1.jpg
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tham dự có các Thứ trưởng Bộ TN&MT: Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; lãnh đạo các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Hội nghị là dịp để toàn ngành cùng nhìn nhận, đánh giá kết quả đã đạt được, cũng như tồn tại, hạn chế, từ đó xác định những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai trong các tháng cuối năm để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ, của Ngành.

Điểm lại những kết quả công việc của ngành TN&MT, trong 06 tháng đầu năm 2024, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh ghi nhận toàn ngành đã bám sát các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, của ngành được nhịp nhàng, thông suốt.

small_20240717_hn-so-ket-6-thang-bo-tnmt-3.jpg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh ghi nhận những kết quả nổi bật nêu trên có được là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành

Có nhiều kết quả quan trọng tiếp tục được ghi nhận và đánh giá cao, trong đó nổi bật là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và khối lượng công việc rất lớn, khó, phức tạp, như trình Quốc hội thông qua Luật cho phép Luật Đất đai và các Luật có liên quan có hiệu lực thi hành sớm từ 01/8/2024, để sớm khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập trong thực tiễn; hoàn thành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước 2023; trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Địa chất và khoáng sản; trình Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia, là quy hoạch khó, lần đầu được triển khai xây dựng ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phân bổ, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững không gian biển…

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh ghi nhận những kết quả nổi bật nêu trên có được là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toàn Ngành. Trong đó có sự quyết liệt, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực quản lý của Bộ; các đồng chí Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các lãnh đạo Sở TN&MT đã chủ động nắm bắt tình hình thực tiễn, triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực…

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các đại biểu tham dự trực tuyến cũng như trực tiếp cùng phân tích sâu thêm những mặt được, chưa được, nhất là rút ra bài học kinh nghiệm công tác chỉ đạo, điều hành thời gian qua… từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để chỉ đạo, điều hành trong những tháng còn lại của năm 2024, bảo đảm hiệu quả, tạo tiền đề thắng lợi quan trọng cho năm 2025, là năm bản lề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Hệ thống pháp luật về TN&MT ngày càng đồng bộ, thống nhất

small_20240717_hn-so-ket-6-thang-bo-tnmt-2.jpg
Ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT, báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 ngành TN&MT

Báo cáo kết quả sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 ngành TN&MT, ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, bám sát các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Toàn ngành TN&MT đã lấy phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” làm trọng tâm hành động; tiếp tục tăng cường hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao đóng góp của Ngành cho phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngành TN&MT đã bám sát diễn biến tình hình, lắng nghe ý kiến phản hồi chính sách của người dân, doanh nghiệp để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới công tác kế hoạch, đầu tư; triển khai đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đạt nhiều kết quả nổi bật.

Nổi bật là công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật tiếp tục được tập trung thực hiện, qua đó tạo lập hệ thống pháp luật về TN&MT ngày càng đồng bộ, thống nhất; giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và yêu cầu của quá trình phát triển.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cụ thể, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2024) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, theo đó các Luật nêu trên sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024. Đồng thời, hoàn thành xây dựng, trình Chính phủ 06 dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định. Bộ cũng đang khẩn trương xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các thông tư để bảo đảm thi hành đồng bộ với Luật.

Triển khai Luật Tài nguyên nước năm 2023, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai, thi hành Luật; hoàn thành, trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; ban hành theo thẩm quyền 03 Thông tư; thực hiện công bố thủ tục hành chính theo quy định để bảo đảm triển khai thi hành của Luật kể từ ngày 01/7/2024.

Cùng với đó, Bộ cũng hoàn thiện, trình Chính phủ trình Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; Tập trung rà soát, đánh giá và xây dựng các dự thảo: Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn… với tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để cho địa phương; đơn giản hóa TTHC tạo thuận lợi nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Tại các địa phương, cơ quan chuyên môn về TN&MT đã tham mưu, trình Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường tạo lập hệ thống pháp luật về TN&MT ngày càng đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về TN&MT, công tác cải cách TTHC được ngành TN&MT thực hiện mạnh mẽ, thực chất, rút ngắn thời gian thực hiện cả ở Trung ương và địa phương; Công tác chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu trong Ngành TN&MT tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, toàn Ngành đã chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp để đảm bảo các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế như đất đai, sản xuất, tài nguyên nước, thông tin, số liệu khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước…

Cũng theo ông Phạm Tân Tuyến, với việc thực hiện có hiệu quả phương châm hướng về địa phương, cơ sở để giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, Bộ TN&MT tăng cường sự phối hợp, huy động sự vào cuộc, tham gia của các tổ chức chính trị -xã hội trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường; kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng; thực hiện tốt công tác cảnh báo, dự báo KTTV góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hướng về cơ sở, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong công tác quản lý TN&MT

Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng nghe các báo cáo tham luận của các đơn vị trực thuộc Bộ về công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai 2024; công tác triển khai Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020 và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, cắt giảm TTHC; kết quả giải quyết đơn thư, thanh tra, kiểm tra 6 tháng đầu năm 2024 của ngành TN&MT; việc hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Theo đó, với tinh thần cầu thị, luôn hướng về địa phương, cơ sở, trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các đơn vị trực thuộc Bộ đã chủ động cùng với các địa phương nắm bắt các vướng mắc trong thi hành pháp luật về TN&MT.

truc-tuyen.jpg
Hội nghị diễn ra trực tuyến với các điểm cầu kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo các Sở TN&MT: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tham luận về việc đổi mới quản lý hành chính đất đai thông qua việc kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản tại địa phương; lãnh đạo sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tham luận về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo, phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh; lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Bình Dương tham luận về nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có thể cung cấp cho các dự án trọng điểm quốc gia đi qua tỉnh; lãnh đạo Sở TN&MT thành phố Hải Phòng tham luận về công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước…

Làm việc phải có sản phẩm, đích đến rõ ràng

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đánh giá cao những kết quả công việc đã triển khai từ đầu năm 2024, đồng thời chia sẻ về khối lượng công việc của ngành TN&MT từ Bộ đến các Sở địa phương trong thời gian tới là rất lớn với nhiều nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao cho. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Bộ trưởng đề nghị toàn ngành cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, thách thức cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.

small_20240717-bo-truong-ket-luan.jpg
Để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của toàn ngành trong năm 2024, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị khi thực hiện nhiệm vụ cần bám theo quan điểm: Đã làm việc phải có đích đến cụ thể, kết quả công việc phải có sản phẩm rõ ràng…

Về nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024, trước bối cảnh, tình hình trong nước và thế giới có nhiều yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với ngành tài nguyên và môi trường, để tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu, nhiệm vụ của toàn ngành trong năm 2024, Bộ trưởng đề nghị cần tiếp tục nghiêm túc quán triệt phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”; đồng thời khi thực hiện nhiệm vụ cần bám theo quan điểm: đã làm việc phải có đích đến cụ thể, kết quả công việc phải có sản phẩm rõ ràng…

Về những nhiệm vụ cụ thể, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các đơn vị của Bộ sớm tổ chức triển khai, xây dựng ban hành các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Kế hoạch triển khai các Quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, lĩnh vực bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, thông suốt trong công tác quản lý nhà nước của ngành TN&MT từ Trung ương đến địa phương.

Cùng với đó, tập trung tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thi hành Luật Đất đai 2024, Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó, sửa đổi, hoàn thiện các quy định còn chưa phù hợp… Về việc này, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ phối hợp cùng các Sở TN&MT cùng chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao để tháo gỡ các vấn đề tồn đọng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vì sự phát triển của đất nước.

Nhóm nhiệm vụ thứ hai cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, trong đó, kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp phép, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền triệt để cho địa phương…; cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, công cụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực…

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác khu vực, quốc tế và hợp tác song phương, đa phương với các đối tác truyền thống cũng như các đối tác tiềm năng, tập trung vào các lĩnh vực biến đổi khí hậu, khí tượng thuỷ văn, bảo tồn đa dạng sinh học, rác thải biển, khoáng sản thiết yếu… Đồng thời, đặt ra cho các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học của ngành cần có nhiều nghiên cứu, tham mưu, tăng cường công tác đào tạo để có được những công trình khoa học gắn với thực tiễn.

Với các nhóm nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn của Bộ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ về đo đạc, bản đồ trong xác định, phân định biên giới, địa giới hành chính trên đất liền và trên biển; ứng dụng công nghệ viễn thám trong theo dõi, giám sát tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo dự báo sẽ có khoảng 60 – 65% La Nina sẽ bắt đầu khoảng tháng 7 – 8/2024, Bộ trưởng đề nghị Tổng cục Khí tượng thuỷ văn phối hợp với các cơ quan chuyên môn theo dõi sát sao diễn biến thiên tai, khí tượng thủy văn phức tạp gồm cả nắng nóng, hạn mặn, giông lốc, mưa đá hơn mức bình thường và mưa, bão, lũ, ngập lụt xuất hiện nhiều để đưa ra các cảnh báo, dự báo sớm, góp phần giảm thiệt hại ở mức thấp nhất về người và vật chất cho địa phương.

Đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị cơ quan chuyên môn cần tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng, vận hành, kết nối, tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng về quản trị, vận hành hệ thống thông tin đất đai quốc gia cho người dùng theo phân cấp quản lý. Thông qua kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin với các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ công tác quản lý, giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đưa nguồn lực đất đai phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.

Với sự đồng lòng, đoàn kết, trí tuệ, tinh thần đổi mới, sáng tạo và quyết tâm chính trị của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh mong muốn và tin tưởng sâu sắc rằng Ngành tài nguyên và môi trường sẽ phát huy những thành tựu, kết quả quan trọng đã đạt được, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị trong các tháng còn lại của năm 2024 .



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-tn-mt-trien-khai-nhiem-vu-6-thang-cuoi-nam-2024-hoan-thien-the-che-gop-phan-thuc-day-phat-trien-kt-xh-dat-nuoc-376856.html

Cùng chủ đề

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai. Công điện nêu: Ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 105/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành...

Phát động Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN Việt Nam 2024

Ngày 14/10 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phát động Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN Việt Nam 2024.Trong lần tổ chức năm nay, với sự đồng hành của Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup, hệ thống...

Việt Nam – Nhật Bản: Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực có thế mạnh và được ưu tiên

Đại sứ Ito Naoki cho biết, Chính phủ Nhật Bản luôn sẵn sàng đồng hành trong các chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Với bề dày truyền thống hợp tác giữa Bộ với các đối tác của Nhật Bản trong các lĩnh vực...

Đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia, người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ được giao trong việc xây dựng các chính sách pháp luật môi trường. Bám sát ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Thống nhất ngay từ ngày hôm nay (10/11), nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc làm này có ý nghĩa nhân văn sau sắc, phải tạo phong trào, xu thế, tổ chức như ngày hội, như chiến dịch để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thanh Hóa

Ngày 10/11, tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư Thôn 1, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn. Khu dân cư tích cực xây dựng các mô hình "Sáng...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lai

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lại nói chung và cán bộ, nhân dân làng Ia Nueng nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng tăng cường sức mạnh đại đoàn kết, tập trung thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đồng chí trao đổi,...

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Bài đọc nhiều

Ông Donald Trump lái xe rác vận động tranh cử

Ông Trump lên xe chở rác để vận động tranh cử.Ngày 30/10, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã gây chú ý với hình ảnh lái xe rác đến cuộc vận động tranh cử ở Green Bay tại bang Wisconsin, khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang đếm ngược với giờ G.Theo AP, cựu tổng thống Trump muốn thu hút sự chú ý đến phát biểu được đưa ra một ngày trước đó của đương kim Tổng thống...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Tuyển futsal Việt Nam vào chung kết sau cuộc lội ngược dòng kịch tính trước tuyển Úc

Đội tuyển futsal Việt Nam lội ngược dòng 5-4 đầy kịch tính trước tuyển futsal Úc trong trận bán kết Giải futsal Đông Nam Á 2024. Tuyển futsal Việt Nam thắng Úc 5-4 để vào chung kết - Ảnh: ASEAN FUTSAL Chiều 8-11, tuyển futsal Việt Nam chơi trận bán kết giải futsal Đông Nam Á 2024 với tuyển futsal Úc trên sân Termial 21 Korat ở Thái Lan. Cú sốc cho tuyển futsal Việt Nam Tuyển futsal Úc đã tiến bộ nhiều trong những...

Điều gì giúp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cán mốc 100 tỉ USD

Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm 2024 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cán mốc trăm tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư khẳng định: Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực...

Cùng chuyên mục

Bão số 7 giảm cường độ, bão Toraji sẽ đi vào Biển Đông vào đêm nay (11/11)

(ĐCSVN) - Bão số 7 đã giảm cường độ, sức gió hiện còn cấp 9, giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 10-15 km/h. Dự báo đêm nay (11/11), khi bão số 7 suy yếu, bão Toraji đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Philippines sẽ đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 8.   ...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh khô, nhiệt tăng đến 33 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (11/11-13/11), không khí lạnh khô bổ sung liên tiếp, nền nhiệt tăng mạnh đến 33 độ dù đã sang mùa Đông; ban đêm trời lạnh với mức nhiệt cách biệt hơn 10 độ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (11-13/11), ổn định với hình thái có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày trời nắng,...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Bản tin Mặt trận sáng 11/11

Bản tin Mặt trận sáng 11/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà thăm và làm việc tại Ấn Độ; Quảng Ngãi: Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết tại khu dân cư Mỹ Tân; Đà Nẵng: Chủ...

Video vụ đánh bom liều chết kinh hoàng ở nhà ga xe lửa Pakistan

(CLO) Một vụ đánh bom liều chết tại một nhà ga xe lửa ở phía tây nam Pakistan vào thứ Bảy đã giết chết ít nhất 25 người. Một nhóm phiến quân ly khai trong khu vực nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công khủng bố này. ...

Mới nhất

Hành trình TokyoLife kiên định với phương châm phụng sự xã hội

Người Nhật luôn trân quý những giá trị sâu sắc, nơi tri thức và sự kiên trì không chỉ dừng lại ở việc nâng cao bản thân, mà còn là nền tảng để hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Nhà tư tưởng lớn Yukichi Fukuzawa từng nói: "Mục tiêu cao nhất của tri thức không phải...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube...

Bạc thế giới tăng gần 2%

Giá bạc hôm nay (11/11), thị trường bạc tiếp tục tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.165.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.201.000 đồng/lượng...

Hôm nay đấu giá tiếp 32 lô đất Hoài Đức, giá dự đoán vượt 100 triệu đồng/m2

Mức giá khởi điểm của tất cả các thửa đất vẫn là 7,3 triệu đồng/m2, con số tương tự các phiên đấu giá trước tại khu Lòng Khúc. Khoản tiền cọc cho các lô đất dao động trong khoảng 141 - 251 triệu đồng/thửa.Đa số các lô đất có diện tích khoảng 97 m2, cá biệt có những...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích...

Mới nhất