Trang chủNewsThời sựHoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh...

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8)


Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8)
Đào tạo nghề cho LĐ người DTTS chính là nâng cao năng lực tự thân vận động vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở vùng DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

Cần số liệu cho yêu cầu cấp bách

Ngày 10/7/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động (LĐ) nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong Chỉ thị số 37-CT/TW, Ban Bí thư nhận định: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐ nông thôn, đã có gần 10 triệu LĐ ở nông thôn được học nghề. Trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề; có 2,1 triệu người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người DTTS, LĐ nữ, các đối tượng chính sách được hỗ trợ học nghề.

Bộ LĐTB&XH đặt mục tiêu, đến năm 2030, có 40% LĐ người DTTS biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; 80% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông – lâm nghiệp hàng hóa; tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 – 40% vào năm 2030.

“Tuy nhiên, LĐ nông thôn chủ yếu được học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; chất lượng đào tạo còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS”, Chỉ thị số 37-CT/TW nhấn mạnh.

Trong khi công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn còn hạn chế, yếu kém thì chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến hết quý II/2024, cả nước có gần 38 triệu LĐ chưa qua đào tạo, phần lớn là LĐ nông thôn, LĐ người DTTS.

Giai đoạn 2021 – 2025, công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Giảm nghèo bền vững (Tiểu dự án 1 của Dự án 4); Xây dựng Nông thôn mới (Nội dung số 9 của Nội dung thành phần số 3); Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Tiểu dự án 3 của Dự án 5).

Theo đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH), các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thuộc 03 Chương trình MTQG hướng tới mục tiêu đưa tỷ lệ LĐ nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%, góp phần nâng tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước đạt 30% vào năm 2025.

Với LĐ người DTTS, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thuộc 03 Chương trình MTQG nhằm mục tiêu đến năm 2025 có 50% LĐ trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu. Chiếu theo số liệu sơ bộ, thì sẽ có khoảng 4 triệu LĐ người DTTS được đào tạo nghề. Đây là con số không hề nhỏ cho một lộ trình thực hiện không dài (2021 – 2025, trên thực tế giữa năm 2022 mới triển khai do ảnh hưởng của đại dịch Covid 0-19). 

Trước đó, trong hơn 10 năm thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho LĐ nông thôn đến năm 2020 (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, được sửa đổi tại Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015), cả nước cũng chỉ mới đào tạo nghề được cho hơn 1,1 triệu LĐ người DTTS. Trong giai đoạn này, đa số LĐ người DTTS được đào tạo nghề nông nghiệp, thời gian đào tạo dưới 3 tháng.

Vì thế, đến năm 2019, kết quả điều tra kinh tế – xã hội của 53 DTTS cho thấy, trong 8,03 triệu người DTTS từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng LĐ, thì chỉ có 10,3% LĐ đã qua đào tạo, chủ yếu trình độ sơ cấp. Trong số LĐ người DTTS chưa qua đào tạo mà cuộc điều tra năm 2019 thu thập được, có không ít LĐ đã được học nghề dưới 3 tháng, nhưng quên nghề sau khi được đào tạo vì nhiều nguyên nhân.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8) 1
Tiếp cận Đề án 1956, LĐ người DTTS chủ yếu học nghề nông nghiệp, tỷ lệ học nhóm nghề về công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 27%. (Ảnh minh họa).

Như vậy, để đạt mục tiêu chính sách tại 03 Chương trình MTQG, việc đổi mới công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn, nhất là LĐ ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và miền núi, đã và đang là yêu cầu cấp bách. Nhưng để đổi mới toàn diện theo yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024, thì phải có dữ liệu chính xác về tình hình lao động – việc làm (LĐ – VL) hiện nay của LĐ người DTTS; phải tách bạch được LĐ nông thôn nói chung, LĐ người DTTS nói riêng, ở từng địa bàn, từng dân tộc.

Yêu cầu này đang được thực hiện trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Với bộ câu hỏi về lĩnh vực LĐ – VL trong phiếu điều tra hộ DTTS, đối chiếu với dữ liệu trong phiếu điều tra xã, được kỳ vọng sẽ cho ra những thông số chính xác để các Bộ ngành, địa phương đổi mới công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn nói chung, LĐ người DTTS nói riêng.

Giải quyết việc làm bền vững

Hơn 10 năm trước, khi giám sát việc triển khai Đề án 1956 hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐ người DTTS, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nhận định, LĐ người DTTS chủ yếu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp (chiếm 70%); chỉ khoảng 2,86% LĐ đã qua đào tạo nghề, đại đa số là dưới 3 tháng. 

Trong khi đó, hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào lao động, sản xuất và phát triển công nghiệp trên địa bàn miền núi, vùng DTTS còn rất hạn chế (tại Báo cáo số 581/BC-HĐDT13, ngày 25/10/2013).

Nhấn mạnh ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho LĐ người DTTS, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội kiến nghị, trong quá trình triển khai Đề án 1956 ở vùng DTTS và miền núi, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo, tạo điều kiện và cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập tham gia đào tạo, dạy nghề gắn với thu hút LĐ vào doanh nghiệp.

Nâng cao tri thức, kỹ năng LĐ sản xuất cho nông dân và LĐ người DTTS chính là nâng cao năng lực tự thân vận động vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cho nông dân và các DTTS bền vững”.

Trích Báo cáo số 581/BC-HĐDT13 của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Đây là giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm (VL), tạo sinh kế, tăng thu nhập cho LĐ người DTTS.

Đồng thời, đây cũng là giải pháp để “giảm tải” áp lực khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi, trong bối cảnh nhiều địa phương không còn quỹ đất.

Nhưng như đã nêu ở trên, tiếp cận Đề án 1956, LĐ người DTTS chủ yếu học nghề nông nghiệp (tỷ lệ học nhóm nghề về công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 27%). Việc đào tạo nghề do các cơ sở công lập đảm nhận, doanh nghiệp gần như vắng bóng.

Thậm chí, theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH tại báo cáo tổng kết 10 năm triển khai Đề án 1956, không những không tham gia mà một số chủ doanh nghiệp còn từ chối việc nhận học viên các lớp đào tạo nghề đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp vì sợ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, LĐ người DTTS vẫn làm nghề nông, dù đã hoặc chưa được đào tạo nghề.

Năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS cho thấy, có 7,9/8,03 triệu LĐ người DTTS có VL, nhưng 73,3% LĐ làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (tỷ lệ này của cả nước là 35,3%); chỉ có 14,8% LĐ có VL trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; 11,9% làm dịch vụ.

Vì thế, thu nhập bình quân của LĐ người DTTS rất thấp, bình quân khoảng 1,1 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là dân tộc Mảng (436,3 nghìn đồng/người/tháng). Trong khi thu nhập bình quân cả nước năm 2019 đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng.

Từ những số liệu về LĐ – VL trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2019, để “định vị” VL bền vững cho LĐ người DTTS, từ năm 2021, cơ chế triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong 03 Chương trình MTQG đã được xây dựng chặt chẽ hơn, gắn đào tạo với giải quyết VL.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: “Định vị” việc làm cho lao động (Bài 8) 3
Đào tạo nghề gắn với giải quyết VL là giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm (VL), tạo sinh kế, tăng thu nhập cho LĐ người DTTS; đồng thời cũng “giảm tải” áp lực khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi trong bối cảnh nhiều địa phương không còn quỹ đất. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, trong Thông tư 15/2022/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Tài chính quy định, việc hỗ trợ triển khai mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho LĐ vùng DTTS và miền núi thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu. Cơ chế này là nhằm khyến khích doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết VL cho LĐ người DTTS.

Nhờ đó, ở nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi, số LĐ có VL ngoài lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã tăng lên, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ câu kinh tế. Như Sóc Trăng, giai đoạn 2021 – 2023, toàn tỉnh đã giải quyết VL cho 43.880 LĐ, trong đó có trên 7.800 LĐ người DTTS.

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 29.705 người; trong đó, có 4.670 người là đồng bào DTTS. Tỷ lệ có VL sau đào tạo đạt trên 90%,; trong đó, học viên người DTTS sau học nghề có VL đạt trên 97,93%.

Với cơ chế chặt chẽ trong việc triển khai chính sách hỗ trợ thuộc 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn, LĐ người DTTS được kỳ vọng sẽ được khắc phục; các địa phương sẽ đạt được những kết quả tích cực như ở tỉnh Sóc Trăng. 

Tới đây, khi kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS được bàn giao, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các Bộ ngành, đơn vị, tổ chức liên quan tiến hành phân tích tình hình LĐ – VL để có những định hướng chính sách trong giai đoạn tiếp theo.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý II/2024, cả nước có 52,5 triệu LĐ từ 15 tuổi trở lên thì tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mới đạt 28%. Trước đó, trong năm 2023, tỷ lệ LĐ qua đào tạo của cả nước là 27,6% trong tổng số 52,4 triệu LĐ từ 15 tuổi trở lên, tăng 0,3% so với năm 2022 (27,3%). Như vậy, hiện công tác đào tạo nghề vẫn còn cách chỉ tiêu 2%, để đạt mục tiêu 30% LĐ qua đào tạo vào năm 2025. Đó là chưa kể, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2025, lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên của nước ta sẽ tăng lên 58,7 triệu người, sẽ tiếp tục kéo dãn tỷ lệ LĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Cải thiện điều kiện sống cơ bản (Bài 7)





Nguồn: https://baodantoc.vn/hoach-dinh-chinh-sach-tu-ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kinh-te-ho-dtts-dinh-vi-viec-lam-cho-lao-dong-bai-8-1723637500160.htm

Cùng chủ đề

Bluetooth 6.0 ra mắt

Tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp. Theo đó, tính năng nổi bật của Bluetooth 6.0 là "Bluetooth Channel Sounding" cho phép các thiết bị xác định khoảng cách chính xác giữa các thiết bị với nhau. Về cơ bản, nó cung cấp cho các thiết bị Bluetooth nhận thức khoảng cách thực...

Nga – Trung tăng cường hợp tác định vị toàn cầu

SCMP cho biết thị trường vệ tinh định vị Trung Quốc dự báo tăng trưởng nóng trong thời gian tới khi nước này đẩy mạnh sử dụng và mở rộng hệ thống Bắc Đẩu sang các thị trường bên ngoài. Theo Hiệp hội Dịch vụ Dựa trên Vị trí và Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu Trung Quốc (GLAC), giá trị của các dịch vụ định vị vệ tinh và dựa trên vị trí của Trung Quốc...

Giải đáp băn khoăn về quy định gắn định vị tàu du lịch

Cử tri Vĩnh Long bày tỏ băn khoăn quy định tàu du lịch phải gắn thiết bị định vị nhưng kinh tế của các hộ kinh doanh còn thấp, bấp bênh không đảm bảo...

realme công bố định vị thương hiệu mới “Make it real – Biến mọi ý tưởng thành hiện thực”

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành realme, ông Sky Li công bố chiến lược thương hiệu mới của realme với định vị “Trở thành thương hiệu công nghệ thấu hiểu người dùng trẻ hơn”. Chiến lược này còn thể hiện bước chuyển mình của realme từ việc là một thương hiệu “tìm kiếm cơ hội” trở thành thương hiệu “định vị trên thị trường” sau 5 năm thành lập....

Hệ thống định vị cho thành phố ngầm lớn nhất thế giới

Trung QuốcCác nhà nghiên cứu phát triển một hệ thống định vị chi phí thấp và độ chính xác cao cho mạng lưới đường hầm 380 km chạy bên dưới tân khu Hùng An. Tân khu Hùng An nằm bên trên một mạng lưới đường hầm dưới lòng đất. Ảnh: Xinhua Nhóm nghiên cứu ở Đại học Bưu điện và Viễn thông Bắc Kinh (BUPT), đứng đầu là phó giáo sư Lu Zhaoming, kết hợp công nghệ Bắc Đẩu của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết: “Trong các mô hình đơn vị đang triển khai giúp dân, mô hình trồng cây bo bo dưới tán rừng đang phát huy hiệu quả. Đơn vị đã phối hợp địa phương hỗ trợ giống ban đầu, ngày công trồng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đến nay các hộ gia đình trên địa bàn tham gia trồng cây bo bo...

Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Được biết, hiện nay Tổ vay vốn của anh Sửu có 50 thành viên, với các chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như: Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết việc làm… Bằng nguồn vốn vay 50 triệu đồng/ hộ gia đình, nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ra đời, mang lại hiệu quả thiết thực. Chỉ tính riêng giai...

MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

Tổng công ty Viễn thông MobiFone cũng đã huy động thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật tinh nhuệ nhất tỏa đi các điểm nóng, để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão. Đến hết ngày 8/9, MobiFone đã cơ bản khôi phục mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt tại các tỉnh, như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên…Tại thành phố Hải...

Dữ liệu tham chiếu để xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù

Để tiếp tục ưu tiên đầu tư, hỗ trợ những dân tộc có khó khăn đặc thù trong giai đonạ 2026 – 2030, việc xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng khác với năm 2019, quá trình xây dựng Đề án tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 – 2030 đang được triển...

Chung tay giữ gìn, phát triển di sản văn hóa miền núi xứ Thanh

Ghi nhận những đón góp của những “đầu tàu”, tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021 – 2023 (được tổ chức ngày 27/10), Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 109 cá nhân là Người có uy tín, trưởng dòng họ tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc góp phần củng cố, phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc trong...

Bài đọc nhiều

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

TP Hải Phòng: Đường ngập như sông, mất điện diện rộng

Sau cơn bão số 3, nhiều tuyến đường ở TP Hải Phòng ngập như sông, cây cối đổ gãy, ngã hẳn ra đường. Nội thành TP Hải Phòng cũng mất điện diện rộng. Theo anh Hoành, hiện nay, rất nhiều cột điện trên địa bàn bị gãy đổ, nhiều trạm biến áp cũng đổ xuống ruộng. Nhân lực không đủ nên họ đang phải quên ăn quên ngủ để sửa chữa. ...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

Cùng chuyên mục

Hơn 24.000 cây xanh ở Hà Nội gãy đổ, hư hỏng do bão số 3

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, bão số 3 khiến hơn 24.000 cây xanh ở Hà Nội gãy đổ, hư hỏng.   Sáng nay (9/9), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp - Chủ tịch Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã có những chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và báo chí về cơn bão số 3 (Yagi) vừa đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc cuối tuần...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp: ‘Lũ tại miền Bắc đang rất căng’

TPO - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, lũ ở các tỉnh phía Bắc đang rất căng, các địa phương cần thông báo, chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân. Trưa 9/9, trao đổi với PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lượng mưa tại các...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm cầu phao thay tạm cầu Phong Châu

Sáng 9.9, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm cầu phao thay tạm cầu Phong Châu Sau khi khảo sát hiện trường tại vị trí sập cầu Phong Châu, trưa 9.9, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp ngay tại Sở chỉ huy để chỉ...

Không nhận ra khu du lịch Bãi Cháy sau bão Yagi

“Bãi Cháy trước khi bão Yagi đổ bộ là trung tâm du lịch sầm uất, đẹp lắm, giờ đây tan tác” - ông Vũ Văn Mạnh (67 tuổi, ở phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) nói về sự tàn phá của bão Yagi khi quét qua Quảng Ninh. Ông Vũ Văn Mạnh (67 tuổi, ở phường Bãi Cháy) rầu rĩ khi nhiều gian hàng của gia đình ông bị gió bão tàn phá - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Sáng 9-9, người...

Khẳng định truyền thống đoàn kết đặc biệt, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.   ...

Mới nhất

Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3

Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 3006/QLD-KD 2024 về việc bảo đảm cung ứng thuốc trong mùa mưa lũ. Không để thiếu thuốc, tăng...

Đi xuyên đảo Côn Đảo ngắm rừng già, cây cổ thụ ở Bãi Dài

Côn Đảo không chỉ có biển xanh, cát trắng. Du khách còn có thể ngắm những cánh rừng già, nguyên sinh trên đảo. Đường Tây Bắc, Côn Đảo cắt ngang mé của khu rừng già ở Bãi Dài, Côn Đảo - Ảnh: VQG Không khí trong lành, mát mẻ, sạch sẽ ở Côn Đảo một phần là nhờ vào những cánh...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ: Nước lũ kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp chính cầu

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Chưa thể biết chính xác bao nhiêu người mất tích Cập nhật lúc hơn 15h sau cuộc họp chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, giám đốc Công an Phú...

Mới nhất

Self-guided Hue travel tips