Trang chủDestinationsĐắk NôngHồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp

Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp


Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc. Người đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì Nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác. Người sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.

nha-bac-ho-o-nghe-an-2-min.jpg
Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) là nơi cất khóc tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là nơi sinh sống thời niên thiếu của Người. Nơi đây còn lưu giữ nhà tranh thân thương mộc mạc, ao sen, những ký ức thiêng liêng gắn liền với gia đình, tuổi thơ của Bác

Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

bennharong.jpg
Ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước

Năm 1911

Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911, Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

ben1.jpg
Bến cảng Nhà Rồng năm xưa, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Từ 1912 đến 1917

Từ năm 1912 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động. Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của Nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.

Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho Nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

bac1.jpg
Nguyễn Ái Quốc tham dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours, ngày 26/12/1920. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Tháng 12 năm 1920

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

Năm 1921

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922, Hội ra báo “Người cùng khổ “ (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm l925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.

Năm 1923

Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô. Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Người kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản.

duong-cach-menh-4.jpg

Tháng 11 năm 1924

Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách “Đường Kách mệnh” – một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

bao_thanh_nien-17_07_29_030.jpg
“Thanh Niên” – tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam

Năm 1925

Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 5 năm 1927

Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Berlin (Đức), đi Bruxell (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về Châu Á.

Năm 1928 – 1929

Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt động trong phong trào vận Đảng Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

bac-ho_dylw.jpg
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. (Tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Năm 1930

Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng, họp tại Cửu Long gần Hương Cảng, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam lãnh đạo Nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

nha_tu_victoria-15_04_12_787.jpg
Nhà tù Victoria, nơi giam giữ Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc), năm 1931. (Ảnh tư liệu: baotanglichsu.vn)

Tháng 6 năm 1931

Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hong Kong. Đây là một thời kỳ sóng gió trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do.

Tháng 10 năm 1938

Tháng 10 năm 1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.

Năm 1941

Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Bao nhiêu năm thương nhớ đợi chờ khi qua biên giới, Người vô cùng xúc động.

bac-ho-ve-nuoc.jpg
Bác Hồ về nước ngày 28/1/1941. Tranh: Trịnh Phòng/qdnd.vn

Tháng 5 năm 1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Năm 1942 – 1943

Tháng 8 năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam, thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian 13 tháng bị tù, Người đã viết tập thơ “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9 năm 1943, Người được trả tự do.

nhat_ky_trong_tu.jpg

Tháng 9 năm 1944

Tháng 9 năm 1944, Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

bac7.jpg
Lán Nà Lừa, thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong những ngày Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội (1945). Ảnh: hochiminh.vn

Tháng 5 năm 1945

Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

bh1.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Ảnh tư liệu

Tháng 8 năm 1945

Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

ct10.png

Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi.

dh2.jpg
Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951). Ảnh tư liệu

Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của Nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

ttxvn_dai_hoi.jpg
Nông dân Thái Bình vận chuyển thóc đến đóng thuế cho nhà nước tại tổng kho thị xã Hòa Bình, tháng 12/1960. Ảnh: TTXVN

Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

bac8.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, ngày 5/9/1960 tại Hà Nội. Ảnh tư liệu

Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm 1960, Người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội, Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1964

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể Nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

bac9.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm một số đơn vị, cơ sở, địa phương có nhiều thành tích trong lao động sản xuất. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Khu Công nghiệp liên hợp gang thép Thái Nguyên nhân dịp lò cao số 1 ra mẻ gang đầu tiên (1/1/1964). Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Năm 1965 – 1969

Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo Nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

2019-08-20-bao-chi-05.jpg

Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

3_57192.jpg
Xe tăng của Quân Giải phóng húc đổ cánh cổng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)

Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, sáng lập Đảng Mác- Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của Nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị.

hcm100.jpg

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE).

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam hoàn thành thắng lợi mục tiêu đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

hcm-lenin.png



Nguồn

Cùng chủ đề

Lắng nghe, thấu hiểu và tăng gắn kết

Kinhtedothi - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ các nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là tin vào dân, dựa vào dân, vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân. Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết trên cơ sở hiệp thương dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình, phê bình và đoàn kết...

Tạo sức bật mới trong triển khai các nhiệm vụ

Kinhtedothi - Quyết liệt đổi mới tư duy hành động, thúc đẩy tinh thần chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung là một trong những điểm nhấn trong học và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội. Tháo gỡ “điểm nghẽn” về ý thức trách nhiệm Hiện TP Hà Nội đang tập trung hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng...

Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng trước thềm Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam...

Tham gia cùng đoàn có Đoàn Chủ tịch, Trưởng đoàn đại biểu 22 quận, huyện, TP Thủ Đức; nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc; đoàn đại biểu dân tộc, tôn giáo, các giới Ủy...

Lãnh tụ Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Tám

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/lanh-tu-ho-chi-minh-voi-cach-mang-thang-tam-379200.html

Khai mạc Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

(NADS) - Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước năm 2022, từ ngày 30/8 đến ngày 8/9. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao giải Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Trong hơn 10.300 tác phẩm ảnh và video tham dự, Ban tổ chức Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã chọn ra được 60 video và 150 bức ảnh xuất sắc nhất để trưng bày tại triển lãm, trong đó 34 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải. Tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Ngày 5/12, tại họp báo công bố...

Đắk Nông triển khai Chiến dịch truyền thông ‘Hướng về lá cờ Tổ quốc’

Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Nông đề nghị các đơn vị, địa phương triển khai Chiến dịch 'Hướng về lá cờ Tổ quốc'. Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), Cục Thông tin đối ngoại – Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch truyền thông “Hướng về lá cờ Tổ quốc” nhằm lan tỏa tinh thần dân tộc và tình yêu Tổ quốc đến...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông xứng đáng với niềm tin của Nhân dân

 Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông (20/8/2013-20/8/2023), phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Xuân Hải, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh về những thành tựu nổi bật của Ban trong 10 năm qua.PV: Xin đồng chí khái quát...

Quốc hội Thái Lan xác nhận ngày bầu Thủ tướng mới

Reuters dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan cho biết, các nhà lập pháp Thái Lan sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu thủ tướng vào ngày 22/8 tới. Thông báo được đưa ra ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của đảng Tiến bước (MFP) liên quan việc tái đề cử Chủ tịch của MFP vào vị trí thủ tướng. ...

700 trẻ em biết bơi nhờ… công an

Những ngày hè năm 2023, Trung úy Phan Văn Hải, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an huyện Đắk Mil hầu như kín lịch công tác. Bên cạnh việc bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn thường nhật, hàng tuần, anh giành từ 4 - 5 buổi để tham gia đứng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em huyện Đắk Mil. Công việc này, anh Hải đã...

Bài đọc nhiều

Người dành tất cả cho đam mê nghệ thuật

Nguyễn Quốc Học đã cho ra đời các tập nhạc Em về chiều tím, 10 ca khúc thiền, Truyện Kiều trường diễn ca, Dấu tay tìm hình phố. Mỗi tập nhạc là một dấu ấn riêng của Học dành cho con người, cảnh sắc quê hương, cho những thứ cao cả xuất phát trong lòng với cái tâm luôn hướng thiện, hướng đến cái trong sáng nhất. Mỗi tập sách khi xuất bản, Học...

Phong tục trong lễ cưới của người M’nông

Nam nữ thanh niên M’nông đến tuổi trưởng thành có quyền lựa chọn người yêu để tiến đến hôn nhân. Ở mỗi nhóm M’nông, tập quán cưới xin có hơi khác nhau nhưng vẫn phải trải qua 3 bước chính trong hôn nhân: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. ...

Giữ bản sắc văn hóa để hòa nhập mà không hoà tan

“Văn hoá là hồn cốt dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn. Văn hoá mất thì dân tộc mất…”, lời của tiền nhân được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hoá Toàn quốc năm 2021 không chỉ mang ý nghĩa hiệu triệu mà sâu xa hơn, đó còn là lời nhắc nhở về nguy cơ xói mòn, lai căng, thậm chí mất mát giá trị hồn cốt của bản...

Truyện cổ M’nông: Nàng măng tre

Hai anh em bẻ măng mang về nhà, định đem ra luộc để ăn, nhưng măng tre lại biết nói và bảo: “đừng luộc tôi ăn mà hãy bỏ lên kho lúa cất, sau này sẽ trở thành giàu có”. Sau đó đến lần thứ hai, hai anh em cũng định luộc măng để ăn, nhưng măng tre lại nhắc lại lời như lần trước: “đừng luộc tôi ăn mà hãy bỏ lên kho...

Top những nhà hàng, quán ăn ở TP Gia Nghĩa, Đắk Nông với món ăn cực đỉnh

- Địa chỉ: Phường Nghĩa Trung, TP Gia Nghĩa- Xem thông tin đầy đủ về Nhà hàng Hướng Liễu tại đây* Các điểm nhà hàng, quán ăn được đánh giá tốt sẽ tiếp tục cập nhật và bổ sung thông tin vào bài viết.Phong Vũ(bài viết có sử dụng một số thông tin, hình ảnh tư liệu) Nguồn

Cùng chuyên mục

Sở TT&TT Đắk Nông kỉ niệm 20 năm ngày thành lập

Chiều ngày 29/8, Sở TT&TT Đắk Nông đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập (01/9/2004 - 01/9/2024). Dự buổi lễ có các đồng chí: Y Quang B'Krông, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Trọng Yên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Bốn, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở TT&TT các thời kì. Một số kết quả nổi bật sau 20 năm xây dựng và...

Bảo tồn và truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho giới trẻ

Văn hóa cồng chiêng là một di sản vô giá của Tây Nguyên, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Để bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này, việc truyền dạy cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Âm thanh của cồng chiêng gắn kết cộng đồng, tạo ra không khí vui tươi, đoàn kết. Việc học đánh cồng chiêng giúp các em rèn luyện tính kiên...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông xứng đáng với niềm tin của Nhân dân

 Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông (20/8/2013-20/8/2023), phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Xuân Hải, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh về những thành tựu nổi bật của Ban trong 10 năm qua.PV: Xin đồng chí khái quát...

Quốc hội Thái Lan xác nhận ngày bầu Thủ tướng mới

Reuters dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan cho biết, các nhà lập pháp Thái Lan sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu thủ tướng vào ngày 22/8 tới. Thông báo được đưa ra ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của đảng Tiến bước (MFP) liên quan việc tái đề cử Chủ tịch của MFP vào vị trí thủ tướng. ...

700 trẻ em biết bơi nhờ… công an

Những ngày hè năm 2023, Trung úy Phan Văn Hải, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an huyện Đắk Mil hầu như kín lịch công tác. Bên cạnh việc bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn thường nhật, hàng tuần, anh giành từ 4 - 5 buổi để tham gia đứng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em huyện Đắk Mil. Công việc này, anh Hải đã...

Mới nhất

Mới nhất