Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiHiệp định về biển cả: Cơ hội cho Việt Nam

Hiệp định về biển cả: Cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển do khai thác quá mức, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Hiệp định về biển cả là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen biển ở các vùng biển quốc tế.

Tăng cường hợp tác, chia sẻ lợi ích từ nguồn gene biển

Trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 diễn ra tại New York (Mỹ), ngày 20/9, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán (Hiệp định về biển cả).

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc. Điều này truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia Ảnh VGP

Theo thống kê, nguồn gene biển là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc các vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào. Nhiều vùng ở đáy đại dương có hệ sinh thái đặc biệt giàu có, với nhiều loại gene quý hiếm, có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và tiềm năng kinh tế lớn, nhất là có thể tạo ra thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, sản xuất dược mỹ phẩm…

Thời gian qua, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gene biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này. Hiệp định này là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen biển ở các vùng biển quốc tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Hiệp định mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học-công nghệ khai thác nguồn gene ở vùng biển khơi và chia sẻ lại lợi ích với chúng ta.

“Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 xác định “Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao”… là một trong những khâu đột phá, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.

Ông cũng nhận định, Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gen biển. Đó là những cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu, và có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thành lập các khu bảo tồn biển. Điều này góp phần thực hiện tầm nhìn của Chiến lược biển Việt Nam về “tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”, thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”, nêu tại Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Việt Nam làm gì để đón đầu cơ hội?

Sau khi ký Hiệp định về biển cả, các quốc gia cần thực hiện thủ tục phê chuẩn, phê duyệt để chính thức trở thành thành viên của Hiệp định. Hiệp định sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi có 60 nước thành viên.

Hiệp định về biển cả mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam Ảnh tainguyenvamoitruongvn

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng trong thời gian này Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho toàn hệ thống chính trị, cho toàn xã hội để tìm được sự đồng thuận cao nhất về vấn đề này. Cũng cần duy trì “nhiệt huyết” và kinh nghiệm từ quá trình đàm phán để thực sự biến cam kết quốc tế thành hành động ở cấp quốc gia, “hứa là làm” để nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam trong thế giới đại dương toàn cầu, xứng đáng là một quốc gia biển.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành và tổ chức, địa phương liên quan phải chuẩn bị các phương án (kịch bản) để tích cực và chủ động tham gia bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở các vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia trong Biển Đông và ngoài biển cả.

Ông Hồi cũng khuyến nghị Việt Nam cần đánh giá đúng tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết 36 về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14. Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về Công nghệ đại dương cũng như có thể phát triển nghề cá viễn dương với đội hình ra biển có tổ chức, đủ mạnh và hiện đại.

Cần ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước loại bỏ khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) hướng tới phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm. Cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ về quản trị biển, về khoa học – công nghệ biển có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết, tư vấn các vấn đề quy định trong Hiệp ước Biển cả. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn áp dụng các biện pháp “mạnh” để chuyển từ nghề cá nhỏ, truyền thống sang nghề cá thương mại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạo hoá, có khả năng hội nhập quốc tế cao.

Cùng chủ đề

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Hiệp định về Biển cả tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản trị các vùng biển và đại dương, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về việc Việt Nam tham gia Hiệp định về Biển cả. Ngày 20/9 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên...

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về Biển cả

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN Ngày...

Hiệp định về Biển cả – Văn kiện thứ 3 thực thi UNCLOS 1982

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), đa số các nước đã hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, ngày 19-6 và thể hiện ý định sớm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ປະສິດທິຜົນທີ່ແທດຈິງຈາກການຮ່ວມມືບຳລຸງສ້າງວິຊາຊີບ ຫວຽດນາມ – ລາວ

ຍສໝ - ການ​ຮ່ວມ​ມືດ້ານການ​ສຶກສາວິຊາຊີບລະຫວ່າງ​ ຫວຽດນາມ ​ແລະ ລາວ ​ໃນ​ໄລຍະ​ຜ່ານມານີ້ ໄດ້​ມີ​ຫຼາຍ​ໝາກຜົນ​ທີ່​ພົ້ນ​ເດັ່ນ​ໃນ​ບັນດາ​ຂົງ​ເຂດ​ຄື ການບຳລຸງສ້າງ​ໄລຍະ​ຍາວ​ໃຫ້​ນັກ​ສຶກສາ​ລາວ; ຊ່ວຍເຫຼືອດ້ານເຄື່ອງຈັກ, ອຸປະກອນບຳລຸງສ້າງ; ຝຶກ​ອົບຮົມ​ນັກ​ຊ່ຽວຊານ​ ແລະ ຜູ້ແຂ່ງຂັນຄົນລາວ ເຂົ້າ​ຮ່ວມ​ການ​ແຂ່ງຂັນສີມືແຮງງານ ອາ​ຊຽນ... ການ​ຮ່ວມ​ມື​ທີ່​ກ່າວ​ມາ​ຂ້າງ​ເທິງ​ນີ້​ ແມ່ນ​ໄດ້​ຮັບ​ການ​ຕີ​ລາຄາ​ສູງ​ຈາກ​ອົງການທີ່ກ່ຽວຂ້ອງ​ຂອງ​ສອງ​ປະ​ເທດ ​ເພາະວ່າ​ມັນ​ຕອບສະໜອງ​ບັນດາ​ບຸລິມະສິດ​ຂອງ​ທັງ​ສອງ​ຝ່າຍ ​ແລະ ນຳ​ມາ​ເຊິ່ງໝາກຜົນ​ທີ່ແທດ​ຈິງ. ສ້າງ​ການຫັນ​ປ່ຽນ​​ຢ່າງເຂັ້ມ​ແຂງກ່ຽວກັບ​ຄຸນ​ນະ​ພາບ​ຂອງ​ການ​ບຳລຸງສ້າງວິຊາຊີບ ນັກສຶກສລາວ ທຶນສ່ວນຕົວ ບຸນຍໍ ວິໄລສັກ (ເກີດປີ 2001) ມາຈາກເມືອງ ພະລານໄຊ ແຂວງ ສະຫວັນນະເຂດ, ກຳລັງສຶກສາຢູ່ຊຸດຮຽນພະຍາບານ K6 ຢູ່ວິທະຍາໄລການແພດ ກວາງຈິ້ . “ຍ້ອນ​ວ່າ​ ນ້ອງຮັກ​ການເປັນ​ພະຍາບານ, ນ້ອງ​ຈຶ່ງ​ຕັດສິນ​ໃຈ​ໄປ​ຮຽນ​ຢູ່ ​ກວາງ​ຈີ. ນ້ອງຕັ້ງ​ໃຈ​ວ່າ ຖ້າ​ຢາກ​ຮຽນ​ເກັ່ງ, ຕ້ອງ​ຮຽນ​ພາ​ສາ​ຫວຽດ​ໃຫ້​ໄດ້​ດີ, ດັ່ງ​ນັ້ນ ນ້ອງກໍ່ຕັ້ງໃຈຮຽນທີ່ສຸດ’’. ພາຍຫຼັງ​ຮຽນ​ທິດ​ສະ​ດີ​ແລ້ວ, ໃນຊຸມວັນລົງຕົວຈິງ​ຢູ່​ໂຮງ​ໝໍ​ແຂວງ​ ກວາງ​ຈິ​ ກໍ່​ມີຄວາມລຳບາກ. ແຕ່ແນວໃດກໍ່ຕາມ ດ້ວຍການແນະນຳຢ່າງສຸຈິດສຸດໃຈຈາກຄູສອນ, ບຸນຍໍ ວິໄລສັກ ກໍ່ໄດ້ນຳເອົາທິດສະດີເຂົ້າໃນການປະຕິບັດຢ່າງຄ່ອງຕົວ. ປະຈຸບັນ, ບຸນຍໍ ວິໄລສັກ ໄດ້ຮັບເຊີນໄປເຮັດວຽກຢູ່ໂຮງໝໍແຂວງ ສະຫວັນນະເຂດ ແລະ ໜ່ວຍງານອື່ນໆອີກຈຳນວນໜຶ່ງໃນ ລາວ. ອາຈານສອນ​ຢູ່​ວິ​ທະ​ຍາ​ໄລ​ໄຟ​ຟ້າ​ ຮ່າ​ໂນ້ຍ ສະໜັບສະໜູນການບໍາລຸງສ້າງວິຊາຊີບ ຊ່າງຕິດຕັ້ງໄຟຟ້າໃນລາວ ຈໍານວນ 2 ຄົນ ເພື່ອກະກຽມເຂົ້າແຂ່ງຂັນສີມືແຮງງານອາຊຽນ ຄັ້ງທີ 10 ບໍ່​ພຽງ​ແຕ່​ບຳລຸງສ້າງວິຊາຊີບຢູ່​ ຫວຽດນາມ ​ເທົ່າ​ນັ້ນ, ຢູ່​ເມືອງ ​ໜອງ​ບົກ, , ​ແຂວງ​ຄຳ​ມ່ວນ, ພາກ​ກາງ​​ລາວ ກໍ​ມີ​ໂຮງຮຽນ​ທີ່​ມີ​ຊື່​ວ່າ ​ມັດທະຍົມຕອນປາຍ -...

ນັກສຶກສາລາວ: ເຂົ້າໃຈ ແລະ ຮັກແພງຫວຽດນາມ ຈາກການເດີນທາງປະສົບການ

ຍສໝ - ໄປ​ຮຽນ​ຢູ່​ຫວຽດ​ນາມ, ນັກ​ສຶກ​ສາ​ລາວ​ມີ​ປະ​ສົບ​ການ​ຕົວ​ຈິງ ແລະ ໄດ້​ໄປ​ຢ້ຽມ​ຢາມ​ຫຼາຍ​ແຫ່ງ. ຜ່ານ​ນັ້ນ​ຊ່ວຍ​ເດັກນ້ອຍ​ຝຶກ​ຝົນ​ທັກ​ສະ​ການ​ຟັງ ​ແລະ ສື່ສານ​ພາສາ​ຫວຽດນາມ; ຮຽນ​ຮູ້​ກ່ຽວ​ກັບ​ປະຫວັດສາດ, ວັດທະນະທຳ​ຮີດຄອງ​ປະ​ເພນີ, ປະ​ເທດ​ຊາດ ​ແລະ ປະຊາຊົນ​ຫວຽດນາມ, ປະກອບສ່ວນ​ເພີ່ມ​ທະວີ​ການ​ພົວພັນ​ມິດຕະພາບ​ທີ່​ເປັນ​ມູນ​ເຊື້ອ​ລະຫວ່າງ​ສອງ​ປະ​ເທດ. ການເດີນທາງ​ຫາກົກເຫງົ້າເຄົ້າຕໍ​ຂອງ​ຫວຽດ​ນາມ​ ​ໃນ​ຕົ້ນ​ເດືອນ​ມີນາ 2023, ​ໂຮງຮຽນ​ມິດຕະພາບ T78 (​ເມືອງ ຟູ້​ເຖາະ, ຮ່າ​ໂນ້ຍ) ​ໄດ້​ຈັດ​ຕັ້ງ​ການ​ຢ້ຽມຢາມ​ເຂດ​ປູຊະນີຍະສະຖານ​ປະຫວັດສາດ​ວັດຮູ່ງ - ຟູ​ເຖາະ ​ໃຫ້​ນັກຮຽນ​ລາວ​ທຸກ​ຄົນ​ພວມ​ຮ່ຳຮຽນ​ຢູ່​ໂຮງຮຽນ. ລົດ​ເມ​ໄດ້​ອອກ​ເດີນທາງ​ແຕ່​ເຊົ້າ​ເພື່ອ​ພາ​ນັກຮຽນ ​ແລະ ຄູ​ສອນ​ລາວ​ເກືອບ 200 ຄົນ​ຈາກ​ໂຮງຮຽນ​ມິດຕະພາບ T78 ​ໄປ​ສູ່​ເມືອງ​ເຟືອງ​ເຈົາ - ​ເມືອງ​ເອກ​ຂອງ​ລັດ​ວັນ​ລານ 4.000 ປີ​ກ່ອນ. ພື້ນທີ່ຂອງທາດຫຼວງມີຂະໜາດໃຫຍ່ຫຼາຍ, ມີວັດ 4 ແຫ່ງ, ວັດ 1 ແຫ່ງ ແລະ ສຸສານ 1 ແຫ່ງ ມີຄວາມກົມກຽວກັບທິວທັດທຳມະຊາດ, ມີພູມສັນຖານສູງສະຫງ່າງາມ, ດິນແດນເຕັມໄປດ້ວຍບັນຍາກາດອັນສັກສິດຂອງພູຜາ ແລະ ນ້ຳມາເຕົ້າໂຮມກັນ. ມີນາ ໄຊຍະວົງ (ອາຍຸ 19 ປີ) ເວົ້າວ່າ: ເສັ້ນທາງຍາວໄກ, ຂັ້ນໄດຫຼາຍ ແລະສູງ, ເຖິງວ່າເຮົາເມື່ອຍຈາກການຍ່າງຫຼາຍ, ແຕ່ເລື່ອງເລົ່າກໍ່ກະຕຸ້ນໃຈເຮົາ. ຢູ່​ໂຮງຮຽນ, ພວກ​ເຮົາ​ຮຽນ​ຜ່ານ​ອິນ​ເຕີ​ເນັດ ​ແລະ ຟັງ​ຄູ​ສອນ​ເລົ່າ​ເລື່ອງ​ນິທານ​ຂອງ​ມັງກອນ ​ແລະ ​ເທວະ​ດາ; ເລື່ອງຂອງໄຂ່ຮ້ອຍ hatching ເປັນຮ້ອຍ; ເດັກນ້ອຍ 50 ຄົນໄດ້ຕິດຕາມພໍ່ ລາກລອງກ່ວນ ລົງທະເລສາບ, ເດັກນ້ອຍ 50 ຄົນໄດ້ຕິດຕາມແມ່ ເອົາເກີ...

ການເຄື່ອນໄຫວອາສາສະໝັກ ໄດ້ປູກຝັງຄວາມສາມັກຄີລະຫວ່າງ ຫວຽດນາມ ແລະ ລາວ

ຍສໝ - ໃນ​ຊຸມ​ປີ​ມໍ່ໆ​ມາ​ນີ້, ບັນດາ​ການ​ເຄື່ອນ​ໄຫວ​ອາສາ​ສະໝັກ​ຂອງ​ຊາວ​ໜຸ່ມ​ນະຄອນ ​ໂຮ່ຈີ​ມິນ, ຮ່າ​ຕິ້ງ, ກວາງ​ຈີ, ກວາງ​ນາມ... ​ໄດ້​ຮັບ​ການ​ຜັນ​ຂະຫຍາຍ​ຢູ່​ຫຼາຍ​ທ້ອງ​ຖິ່ນ​ຂອງ​ລາວ. ບັນດາ​ການ​ເຄື່ອນ​ໄຫວ​ທີ່​ແທດ​ຈິງ ​ແລະ ມີ​ປະສິດທິ​ຜົນ​ໄດ້​ປະກອບສ່ວນ​ເຂົ້າ​ໃນ​ການ​ເພີ່ມ​ທະວີ​ການ​ພົວພັນ​ມິດຕະພາບ​ທີ່​ເປັນ​ມູນ​ເຊື້ອ​ລະຫວ່າງ​ຫວຽດນາມ - ລາວ. ກິດຈະກໍາອາສາສະຫມັກທີ່ຫນ້າຕື່ນເຕັ້ນ ຫ້ອງຄອມພີວເຕີ ໂຮງຮຽນ ມສ ຊົນເຜົ່າ ອັດຕະປື ເມືອງ ສາມັກຄີໄຊ ແຂວງ ອັດຕະປື ປະເທດລາວ ມີນັກຮຽນ ມ. ເດັກ​ຍິງ​ນ້ອຍ​ແລະ​ເດັກ​ຊາຍ​ນັ່ງ​ແລະ​ພິມ​ໄວ​ໃນ​ແປ້ນ​ພິມ​ໄດ້​. ຍ້ອນ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ເຊື່ອມ​ຕໍ່​ອິນ​ເຕີ​ເນັດ, ນັກ​ສຶກສາ​ໂຮງຮຽນ​ປະຖົມ​ຊົນ​ເຜົ່າ​ອັດ​ຕະປື​ໄດ້​ເຊື່ອມ​ຕໍ່​ກັບ​ໂລກ, ​ເປີດ​ກວ້າງ​ຄວາມ​ຮູ້, ​ໄດ້​ຮັບ​ການ​ເປີດ​ເຜີຍ​ຂໍ້​ມູນ​ຂ່າວ​ສານ, ​ໃນ​ນັ້ນ​ມີ​ຫຼາຍ​ເລື່ອງ, ຄລິບ​ກ່ຽວ​ກັບ​ການ​ພົວພັນ​ຫວຽດນາມ - ລາວ, ຄົ້ນພົບຫວຽດນາມ, ຄລິບກ່ຽວກັບການສອນພາສາຫວຽດນາມ. ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ກາຍ​ເປັນ​ເພື່ອນ​ຮ່ວມ​ງານ, ໜູນ​ຊ່ວຍ​ນັກ​ສຶກສາ​ທ້ອງ​ຖິ່ນ​ໃນ​ການ​ຮ່ຳຮຽນ​ວິທະຍາສາດ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ ​ແລະ ສອງ​ພາສາ​ຫວຽດນາມ ​ແລະ ລາວ, ສ້າງ​ສະໜາມ​ກິລາ​ທີ່​ມີ​ສຸຂະພາບ​ເຂັ້ມ​ແຂງ ​ແລະ ມີ​ປະ​ໂຫຍ​ດທີ່​ມີ​ຄວາມ​ໝາຍ​ດ້ານ​ມະນຸດສະທຳ​ອັນ​ເລິກ​ເຊິ່ງ. ຫ້ອງ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ລວມມີ 10 ຊຸດ​ເຄື່ອງ​ຈັກ​ມູນ​ຄ່າ 120 ລ້ານ​ດົ່ງ ​ເປັນ​ຂອງຂວັນ​ຂອງ​ຄະນະ​ຊາວ​ໜຸ່ມ​ຕຳຫຼວດ​ນະຄອນ​ໂຮ່ຈິ​ມິນ ​ໃນ​ໄລຍະ​ເດີນທາງ​ອາສາ​ສະໝັກ​ລະດູ​ຮ້ອນ​ ມິຖຸນາ 2023 ​ໃຫ້​ບັນດາ​ຄູ​ອາຈານ ​ແລະ ນັກຮຽນ​ໂຮງຮຽນ​ປະຖົມ​ຊົນ​ເຜົ່າ​ອັດ​ຕະປື. ບໍ່​ພຽງ​ແຕ່​ຊາວ​ໜຸ່ມ​ນະຄອນ​ໂຮ່ຈີ​ມິນ​ເທົ່າ​ນັ້ນ, ປີ 2023, ຊາວ​ໜຸ່ມ​ແຂວງ ຮ່າ​ຕິ້ງ, ກວາງ​ນາມ, ບິ່ງ​ດິ່ງ ​ແລະ ກວາງ​ຈີ ​ໄດ້​ຈັດ​ຕັ້ງ​ຫຼາຍ​ກຸ່ມ​ອາສາ​ສະໝັກ​ຊ່ວຍ​ເຫຼືອ​ປະຊາຊົນ​ລາວ. ນະຄອນ​ໂຮ່ຈິ​ມິນ ​ໃຫ້ການ​ສະໜັບສະໜູນ​ດ້ານ​ຄອມ​ພິວ​ເຕີ​ໃຫ້​ແກ່​ນັກ​ສຶກສາ​ລາວ. (ພາບ: ເຕີນຫງ້ຽບ) ຢູ່​ແຂວງ​ຈຳປາ​ສັກ ​ແລະ ອັດ​ຕະປື, ລາວ, ກຸ່ມ​ອາສາ​ສະໝັກ​ນະຄອນ ​ໂຮ່ຈີ​ມິນ ​ໄດ້​ຈັດ​ຕັ້ງ​ການ​ກວດ​ພະຍາດ​ໃຫ້​ແກ່ 5.000 ຄົນ ​ແລະ ​ເດັກນ້ອຍ, ​ແບ່ງປັນ​ປະສົບ​ການ​ໃນ​ການກວດ​ພະຍາດ Covid...

ການພົວພັນມິດຕະພາບ ຫວຽດນາມ-ລາວ ຜ່ານແຕ່ລະໜ້າປຶ້ມ

ຍສໝ - “60 ປີ​ແຫ່ງ​ວັນ​ສ້າງ​ຕັ້ງ​ການ​ພົວພັນ​ທາງ​ການ​ທູດ​ລະຫວ່າງ​ລາວ-ຫວຽດນາມ”, “ສາຍ​ພົວພັນ​ພິ​ເສດ​ຫວຽດນາມ-ລາວ”, “ທ້ອງ​ຟ້າ​ທີ່ບຸກທະລຸ”, “ບົດ​ບັນທຶກ​ຄວາມ​ຊົງ​ຈຳ​ຂອງ​ລາວ​ເທິງ”... ​ແມ່ນ​ປຶ້ມ​ທີ່​ດີ​ ກ່ຽວ​ກັບ​ສາຍ​ພົວພັນ​ມິດຕະພາບ​ທີ່​ຍິ່ງ​ໃຫຍ່, ຄວາມ​ສາມັກຄີ​ແບບ​ພິ​ເສດ ​ແລະ ການ​ຮ່ວມ​ມື​ຮອບດ້ານ​ລະຫວ່າງ​ຫວຽດນາມ ​ແລະ ລາວ ​ທີໄດ້​ຮັບ​ການ​ຕ້ອນຮັບ​ຢ່າງ​ຕັ້ງໜ້າ​ຈາກ​ຜູ້​ອ່ານ​ຂອງ​ສອງ​ປະ​ເທດ. ແຫຼ່ງ​ຂໍ້​ມູນ​ທີ່​ເປັນ​ປະ​ໂຫຍດ​ກ່ຽວ​ກັບ​ການ​ພົວ​ພັນ​ຫວຽດ​ນາມ - ລາວ ທ້າຍ​ເດືອນ​ທັນວາ 2022, ຢູ່​ນະຄອນຫຼວງ​ວຽງ​ຈັນ, ວິທະຍາຄານ​ການ​ທູດ​ລາວ (​ກະຊວງ​ການ​ຕ່າງປະ​ເທດ​ລາວ) ​ໄດ້​ຈັດ​ພິທີ​ວາງສະ​ແດງ​ປຶ້ມ "60 ປີ​ແຫ່ງ​ການ​ພົວພັນ​ທາງ​ການ​ທູດ​ລະຫວ່າງ​ລາວ-ຫວຽດນາມ" ​ເນື່ອງ​ໃນ​ໂອກາດ ສັນຍາມິດຕະພາບ ລາວ-ຫວຽດນາມ, ຫວຽດນາມ-ລາວ 2022. ແນວຄວາມຄິດ ແລະ ຄົ້ນຄວ້ານັບແຕ່ຕົ້ນປີ 2022 ເປັນຕົ້ນມາ, ປຶ້ມ “60 ປີແຫ່ງການພົວພັນທາງການທູດ ລາວ-ຫວຽດນາມ” ແມ່ນໂຄງການຂອງສະຖາບັນການທູດລາວ. ​ເນື້ອ​ໃນ​ຂອງ​ປຶ້ມ​ໄດ້​ຖືກ​ສັງ​ລວມ ​ແລະ ຄັດ​ເລືອກ​ຕາມ​ປະຫວັດສາດ​ການ​ພົວພັນ​ລາວ - ຫວຽດນາມ; ລວມມີບົດຄວາມຂອງຜູ້ນຳລາວ, ອະດີດການນຳຂັ້ນສູງ ແລະ ນັກວິຊາການກ່ຽວກັບການຮ່ວມມືລະຫວ່າງຂະແໜງການການທູດຂອງສອງປະເທດ; ການຮ່ວມມືສອງຝ່າຍ ແລະ ຫຼາຍຝ່າຍໃນພາກພື້ນ ແລະ ສາກົນ; ຮ່ວມ​ມື​ໃນ​ໄລ​ຍະ​ກ່ອນ​ປີ 1975 ແລະ​ຫຼັງ​ປີ 1975 ແລະ​ຮ່ວມ​ກັນ​ສ້າງ​ສາ​ ແລະ ​ພັດ​ທະ​ນາ​ປະ​ເທດ​. ຕ່າມທ່ານ ທອງ​ພັນ ສະຫວັນ​ເພັດ - ຮອງ​ລັດຖະມົນຕີ​ວ່າການ​ກະຊວງ​ການ​ຕ່າງປະ​ເທດ​ລາວ​ກ່າວ​ວ່າ, ປຶ້ມ​ດັ່ງກ່າວ​ແມ່ນ​ເອກະສານ​ອັນ​ລ້ຳ​ຄ່າ​ຂອງ​ພະນັກງານ, ລັດຖະກອນ​ຂອງ​ກະຊວງ, ສາຂາ​ທີ່​ກ່ຽວຂ້ອງ​ແຕ່​ສູນ​ກາງ​ເຖິງ​ທ້ອງ​ຖິ່ນ​ໃນ​ລາວ. ພິ​ເສດ, ປຶ້ມ​ດັ່ງກ່າວ​ໄດ້​ຊ່ວຍ​ໃຫ້​ບັນດາ​ນັກ​ຄົ້ນ​ຄ້ວາ, ນັກຮຽນ ​ແລະ ນັກ​ສຶກສາ​ເຂົ້າ​ໃຈ​ການ​ພົວພັນ​ຮ່ວມ​ມື​ລະຫວ່າງ ລາວ ​ແລະ ຫວຽດນາມ ​ໃນ​ໄລຍະ 60 ປີຜ່ານມາ. ບັນດາ​ຜູ້​ແທນ​ໄດ້​ໄປ​ຢ້ຽມຢາມ​ເຂດ​ວາງສະ​ແດງ​ປຶ້ມ “60 ປີ​ແຫ່ງ​ການ​ພົວພັນ​ທາງ​ການ​ທູດ​ລະຫວ່າງ...

ທ່ອງທ່ຽວຄະນິງຫາ: “ຫວນຄືນອະດີດ ແລະ ຮ່ຳຮຽນຄວາມໃໝ່” ນ້ຳໃຈມິດຕະພາບຫວຽດນາມ – ລາວ

ຍສໝ - ຢ້ຽມຢາມສະຫນາມຮົບເກົ່າແກ່ໃນລາວ; ຊອກຫາສະຖານທີ່ທີ່ແມ່ຂອງແຜ່ນດິນລ້ານຊ້າງໄດ້ໃຫ້ອາຫານ, ໜອງ ລ້ຽງ ... ເຫຼົ່ານີ້ແມ່ນການທ່ອງທ່ຽວທີ່ຄິດເຖິງ, ການລະນຶກເຖິງ, ຊອກຫາສະຫາຍ, ຫຼືຄວາມກະຕັນຍູຕໍ່ຜູ້ທີ່ຢູ່ແລະຕໍ່ສູ້ຮ່ວມກັນ. ນີ້​ແມ່ນ​ເສັ້ນ​ທາງ​ແດງ​ເພື່ອ​ຮັດ​ແໜ້ນ​ສາຍ​ພົວ​ພັນ​ມິດ​ຕະ​ພາບ, ຮີດ​ຄອງ​ປະ​ເພ​ນີ, ຄວາມ​ສັດ​ຊື່​ຕໍ່​ສອງ​ປະ​ເທດ ແລະ ປະ​ຊາ​ຊົນ​ສອງ​ປະ​ເທດ​ຫວຽດ​ນາມ - ລາວ ໃຫ້​ນັບ​ມື້​ນັບ​ແໜ້ນ​ແຟ້ນ​ກວ່າ​ເກົ່າ. ຫຼາຍກວ່າການທ່ອງທ່ຽວ “ສົງຄາມໄດ້ຫວນຄືນມາ, ຫຍ້າສີຂຽວໄດ້ປົກຄຸມຂຸມຝັງສົບໃນອະດີດຢູ່ສະໜາມຮົບທົ່ງໄຫຫີນ-ຊຽງຂວາງ (ປະເທດລາວ), ທີ່ນີ້ມີການປ່ຽນແປງຫຼາຍຢ່າງດ້ວຍເສັ້ນທາງທີ່ຊື່ສັດ, ຊີວິດການເປັນຢູ່ຂອງປະຊາຊົນນັບມື້ນັບຈະເລີນຮຸ່ງເຮືອງ, ມີແຕ່ຫີນ ໄຫຫີນຍັງຢືນຢູ່ບ່ອນນັ້ນ, ເຂົາເຈົ້າເຕືອນພວກເຮົາ, ອະດີດທະຫານອາສາສະໝັກຫວຽດນາມ ທີ່ຕໍ່ສູ້ໃນສະໜາມຮົບໃນລາວ, ເຖິງຄວາມໂຫດຮ້າຍ ແລະ ໂຫດຮ້າຍຂອງສົງຄາມ, ຢູ່ທີ່ນີ້, ທຸກໆຜືນແຜ່ນດິນ ແລະ ຍອດໄມ້ລ້ວນແຕ່ມີຮອຍຕີນ, ຢອດເຫື່ອ ແລະ ຢອດຢອດ. ​ເລືອດ​ເນື້ອ​ຂອງ​ທະຫານ​ສອງ​ປະ​ເທດ ຫວຽດນາມ ​ແລະ ລາວ ສົມທົບ​ກັນ​ສົມທົບ​ກັນ ​ເພື່ອ​ແລກປ່ຽນ​ເອກະລາດ​ແຫ່ງ​ຊາດ​ຂອງ​ສອງ​ປະ​ເທດ, ທົ່ງ​ໄຫ​ຫີນ​ທີ່​ສົມຄວນ​ໄດ້​ຮັບ​ແມ່ນ​ໜຶ່ງ​ໃນ​ບັນດາ​ຄຳ​ປາ​ໄສ​ຂອງ​ການ​ປະຕິວັດ, ​ເພື່ອ​ລຸ້ນລູກ​ຫຼານ​ຂອງ​ສອງ​ປະ​ເທດ. ໄປ​ເດີນ​ທາງ​ແລະ​ຊອກ​ຫາ​! - ນັ້ນ​ແມ່ນ​ການ​ແບ່ງປັນ​ຂອງ​ນັກຮົບ​ເກົ່າ ຫງວຽນ​ເຕີນ​ຢຸງ (ຮ່າ​ໂນ້ຍ) ​ເມື່ອ​ກັບ​ຄືນ​ມາ​ຢ້ຽມຢາມ​ທົ່ງພຽງ​ໄຫ, ສະໜາມ​ຮົບ​ທີ່​ດຸ​ເດືອດ​ໃນ​ສອງ​ສົງຄາມ​ຕ້ານ​ການ​ຮຸກ​ຮານ​ຂອງ​ຊາວ​ຫວຽດນາມ ​ແລະ ລາວ. ​ເມື່ອ​ໄດ້​ມີ​ໂອກາດ​ເຂົ້າ​ຮ່ວມ​ລາຍການ​ຢ້ຽມຢາມ​ສະ​ໜາມ​ຮົບ​ຢູ່​ລາວ, ທ່ານ​ນາງ ຮ່າ​ທິທູ (​ແທງ​ຮ໋ວາ) ​ໃຫ້​ຮູ້​ວ່າ: “​ແຕ່​ລະ​ເສັ້ນທາງ, ​ແຕ່​ລະ​ເສັ້ນທາງ​ໄດ້​ນຳ​ມາ​ໃຫ້​ຂ້າພະ​ເຈົ້າ​ມີ​ອາລົມ​ຈິດ​ພິ​ເສດ, ນັ້ນ​ແມ່ນ​ຄວາມ​ຂອບ​ອົກ​ຂອບ​ໃຈ​ຢ່າງ​ເລິກ​ເຊິ່ງ. ວິລະ​ຊົນ​ວິລະ​ຊົນ​ຫວຽດນາມ​ທີ່​ໄດ້​ສາມັກຄີ​ກັບ​ປະ​ຊາ​ຊົນ​ລາວ, ທັງ​ເປັນ​ຄວາມ​ພາກພູມ​ໃຈ​ຕໍ່​ຄວາມ​ສັດຊື່​ທີ່​ຫາ​ຍາກ​ໃນ​ໂລກ, ​ເປັນ​ມູນ​ເຊື້ອ​ອັນ​ລ້ຳ​ຄ່າ​ຂອງ​ສອງ​ປະ​ເທດ.” ສຳລັບ​ບັນດາ​ນັກຮົບ​ອາສາ​ສະໝັກ​ຫວຽດນາມ ​ທີ່​ໄດ້​ດຳລົງ​ຊີວິດ ​ແລະ ຕໍ່ສູ້​ຢູ່​ລາວ ​ແລະ ຍາດ​ພີ່ນ້ອງ, ການ​ກັບ​ຄືນ​ສູ່​ສະໜາມ​ຮົບ​ເກົ່າ​ແມ່ນ​ຄວາມ​ມຸ່ງ​ມາດ​ປາດ​ຖະໜາ ​ແລະ ຄວາມ​ມຸ່ງ​ຫວັງ. ​ໂດຍ​ຍຶດໝັ້ນ​ຄວາມ​ຕ້ອງການ​ນັ້ນ, ​ໃນ​ໄລຍະ​ມໍ່ໆ​ມາ​ນີ້, ຫຼາຍ​ວິ​ສາ​ຫະກິດ​ທ່ອງ​ທ່ຽວ​ຫວຽດນາມ ​ໄດ້​ຜັນ​ຂະຫຍາຍ​ບັນດາ​ລາຍການ​ທ່ອງ​ທ່ຽວ​ເພື່ອ​ນຳ​ບັນດາ​ນັກຮົບ​ເກົ່າ ​ແລະ ຍາດຕິ​ພີ່ນ້ອງ​ໄປ​ຢ້ຽມຢາມ​ບັນດາ​ສະໜາມ​ຮົບ​ເກົ່າ​ຢູ່​ດິນແດນ​ລ້ານ​ຊ້າງ. ທັດສະນະຄະຕິເພື່ອໄປຢ້ຽມຢາມສະຫນາມຮົບເກົ່າແກ່ໄດ້ຖືກອອກແບບໃນຫຼາຍວິທີ,...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Gương mặt nữ ‘thống trị’ lĩnh vực mật mã học nói điều ý nghĩa nhất của bà là ba đứa con

Mảnh mai và xinh đẹp, nụ cười đầy năng lượng luôn nở trên môi… là ấn tượng đầu tiên về Yael Tauman Kalai ở những ai gặp bà. ...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11/2024. Lần đầu tiên, “Giao lộ...

TSMC dừng cung cấp chip tiên tiến cho khách hàng Trung Quốc

Gã khổng lồ đúc chip TSMC thông báo tạm dừng sản xuất chip AI và chip điện toán hiệu suất cao cho các khách hàng Trung Quốc, nhằm tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Theo đó, các khách hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng bao gồm nhóm làm việc với điện toán hiệu suất cao, bộ xử lý đồ họa (GPU) và điện toán AI sử dụng các loại chip từ 7 nanomet, không bao...

Lễ hội Văn hóa – Du lịch Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc diễn ra thành công tốt đẹp

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 8/11 Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam và Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam đã chính thức được diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự sự kiện. ...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Bão số 7 duy trì cấp 14 trên Biển Đông, hướng về vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi

Video: Dự báo thời tiết ngày 9/11.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc.Sức gió mạnh nhất vùng...

Mới nhất