Trang chủNewsHiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản...

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Hiệp định về Biển cả tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản trị các vùng biển và đại dương, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về việc Việt Nam tham gia Hiệp định về Biển cả.

Ngày 20/9 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả. Nhân dịp này, Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn tại New York.

Thưa Bộ trưởng, tại lễ mở ký Hiệp định về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia này, có đến hơn 60 quốc gia ký Hiệp định. Con số này chứng tỏ sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt của các quốc gia đối với Hiệp định này. Xin Bộ trưởng cho biết vì đâu Hiệp định này được cộng đồng quốc tế quan tâm và ủng hộ đến như vậy?

Hiệp định này, hay còn gọi là Hiệp định về biển cả, là một trong những điều ước quốc tế được chú ý nhất trong thập kỷ qua. Có mấy lý do chính khiến cho Hiệp định được quan tâm và ủng hộ như vậy.

Thứ nhất, đúng như tên gọi Hiệp ước về biển cả, Hiệp định điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gien biển tại các vùng biển quốc tế. Đây là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc các vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào. Nhiều vùng ở đáy đại dương có hệ sinh thái đặc biệt giàu có, với nhiều loại gien quý hiếm, có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và tiềm năng kinh tế lớn, nhất là có thể tạo ra thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, sản xuất dược mỹ phẩm…

Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gien biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này.

Hiệp định này là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gien biển ở các vùng biển quốc tế.

Thứ hai, trong những năm gần đây, nhận thức và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề đại dương và luật biển ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển do khai thác quá mức, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ nguồn gien tại các vùng biển sâu, xa bờ, các quốc gia đã ngồi lại với nhau để xây dựng nên văn kiện này. Việc ký được Hiệp định hôm nay là kết tinh của quá trình nỗ lực lâu dài của cộng đồng quốc tế, một tiến trình gần hai thập kỷ, trong đó đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 2018, thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên Liên hợp quốc, kể cả các nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật biển.

Việc dự thảo Hiệp định được thông qua bằng đồng thuận vào tháng 6 vừa qua, việc đông đảo các quốc gia tham gia ký Hiệp định ngay vào dịp mở ký thể hiện thành công của tiến trình đàm phán, là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.

Thứ ba, bên cạnh mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững, Hiệp định đã mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận, tham gia nghiên cứu và hưởng lợi từ nguồn gien ở các vùng biển quốc tế.

Thứ tư, đây là Hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật biển, là một sự tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương. Một văn kiện quan trọng như vậy không thể không nhận được sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký Hiệp định về Biển cả.

Thưa Bộ trưởng, đối với Việt Nam, Hiệp định có tác động như thế nào?

Là một quốc gia ven biển, “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhận định, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán văn kiện ngay từ đầu.

Hiệp định là kết quả của một quá trình thương lượng, thỏa hiệp xung quanh các luồng quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về khai thác và bảo tồn; khuyến khích nghiên cứu khoa học và xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ; chia sẻ lợi ích công bằng. Thành công của đàm phán Hiệp định rất đáng khích lệ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, Hiệp định mang nhiều ý nghĩa quan trọng.

Thứ nhất, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Thứ hai, Hiệp định tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản trị các vùng biển và đại dương, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Hiệp định tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển. Mọi yêu sách biển không được phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, phạm vi của các vùng biển quốc tế, nơi tài nguyên sinh vật biển thuộc về toàn thể nhân loại, phải được xác định thông qua và phù hợp với Công ước Luật biển 1982.

Thứ ba, Hiệp định mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học-công nghệ khai thác nguồn gien ở vùng biển khơi và chia sẻ lại lợi ích với chúng ta.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 xác định “Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao”… là một trong những khâu đột phá, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Thứ , Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển. Đó là những cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa.

Thứ năm, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu và có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thành lập các khu bảo tồn biển. Điều này góp phần thực hiện tầm nhìn của Chiến lược biển Việt Nam về “tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”, thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”, nêu tại Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng cho biết công việc tiếp theo cần thực hiện sau khi ký Hiệp định là gì?

Sau khi ký, các quốc gia cần thực hiện thủ tục phê chuẩn, phê duyệt để chính thức trở thành thành viên của Hiệp định. Hiệp định sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi có 60 nước thành viên. Trong vòng 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định này.

Cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định sẽ thảo luận và quyết định rất nhiều công việc quan trọng, trong đó bao gồm việc đàm phán, thông qua thủ tục vận hành của chính Hội nghị thành viên, cũng như các cơ quan khác được thành lập theo Hiệp định, quyết định tỷ lệ đóng góp thường niên của các nước phát triển cho quỹ đặc biệt của Hiệp định, dàn xếp về tài trợ…

Các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này, nếu muốn triển khai và bảo vệ các thành quả đã đạt được trong đàm phán. Để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả Hiệp định, điều đầu tiên cần thực hiện là phải sớm phê duyệt Hiệp định.

Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và tăng cường đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhấn mạnh yêu cầu “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế – chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời, khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại”. Trước yêu cầu đó, việc ký Hiệp định mới chỉ là điểm khởi đầu, rất nhiều công việc còn ở phía trước và cần sự tích cực, chủ động của Bộ Ngoại giao cùng nhiều Bộ, ngành liên quan.

baoquocte.vn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp Thống đốc tỉnh Hokkaido Suzuki Naomichi

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng đến thăm tỉnh Hokkaido trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao vào thời điểm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản nói chung và hợp tác giữa tỉnh Hokkaido và Việt Nam phát triển tích cực, toàn diện trong các lĩnh vực với nhiều dấu ấn nổi bật. Đánh...

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu thích thú cà phê và đồ uống giải nhiệt Việt Nam

(Dân trí) - Chiều nay (30/7), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell Fontelles đã đến tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Ba Đình, Hà Nội). Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bước vào không gian bên...

Liên minh châu Âu muốn khởi động quá trình nâng cấp quan hệ với Việt Nam

TPO - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles bày tỏ mong muốn chuyến thăm của ông đến Việt Nam lần này sẽ khởi động quá trình nâng cấp quan hệ giữa EU với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới. Ông Josep Borrel Fontelles thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều trường sẽ công bố từ ngày 17/8, dự báo điểm chuẩn tăng

Từ 17h ngày 17/8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục ‘nóng’, lý do huyện Thanh Oai trả tiền cọc đấu giá đất, người mua tỉnh táo tránh...

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng, các đợt sốt đất chủ yếu là chiêu trò kiếm lời của giới đầu cơ, 7 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Chiêm ngưỡng khách sạn 5 sao “chế” từ đoàn tàu bỏ hoang

Khách sạn Kruger Shalati gây ấn tượng trong mắt du khách bởi nó vốn là một đoàn tàu bỏ hoang, nằm vắt trên cây cầu treo 130 tuổi bắc qua sông Sabie.

Nga chuẩn bị cho nhiều thập kỷ chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, thúc đẩy ‘liên minh chống trừng phạt’ quốc tế

Nga đã trở thành quốc gia bị phương Tây trừng phạt nhiều nhất sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kể từ tháng 2/2022, vượt qua cả Iran và Triều Tiên. Bất chấp áp lực, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 4,7% trong nửa đầu năm 2024.

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đi tìm câu trả lời liệu diện mạo mới có mở ra cuộc sống mới

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Edward Lewison cho rằng những khuyết điểm trên khuôn mặt khiến một số người, đã trở thành yếu tố đẩy họ vào con đường phạm tội và ông đã có hành trình đi tìm câu trả lời liệu diện mạo mới có mở ra cuộc sống mới.

Bài đọc nhiều

Tỷ phú đưa 4.500 nhân viên sang Việt Nam du lịch giàu cỡ nào?

Tỷ phú Dilip Shanghvi là một trong những doanh nhân giàu nhất Ấn Độ, với tài sản trị giá hàng chục tỷ USD. Cuối tháng 8 này, doanh nghiệp của ông sẽ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam du lịch. Theo Công ty du lịch Vietravel, tỷ phú Ấn Độ Dilip Shanghvi, nhà sáng lập Tập đoàn dược phẩm Sun Pharmaceutical Industries Limited (Sun Pharma) sẽ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam để du lịch tại 3 địa điểm là...

Nơi hiếm hoi giữ nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống ở Hưng Yên

Hưng Yên - Chỉ một tiếng di chuyển từ Hà Nội, du khách có thể tới làng Ông Hảo để tìm hiểu nghề làm mặt nạ giấy bồi, cảm nhận không khí Trung Thu đang tới. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/noi-hiem-hoi-giu-nghe-lam-do-choi-trung-thu-truyen-thong-o-hung-yen-1377296.html

Chiêm ngưỡng 24 loài chim, thú quý hiếm trong rừng phòng hộ ở Bình Thuận

(VTC News) - Qua việc đặt bẫy ảnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loài chim, thú,.. quý hiếm. Viện sinh thái học miền Nam (thuộc Viện Khoa học vật liệu ứng dụng) vừa có báo cáo kết quả nghiên cứu các loài chim, thú bằng bẫy ảnh tại Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Lòng Sông – Đá Bạc (huyện Tuy Phong). Thời gian...

Sông thiêng miền biên viễn

Cao Bằng – vùng đất biên cương có nhiều điểm đến lịch sử như hang Pác Bó, suối Lê Nin hay những địa danh gắn với các triều đại xưa kia như Thành nhà Mạc, đền vua Lê… Bốn hệ thống sông chính ở Cao Bằng cũng góp phần kiến tạo vẻ đẹp non nước cho xứ này là Bằng Giang, Quây Sơn, sông Gâm và Bắc Vọng. Cái tên Quây Sơn theo nghĩa Hán Việt là bao quanh núi....

Mỗi nóc nhà là một lá cờ lan tỏa tình yêu đất nước

Thời gian gần đây có một trào lưu lan tỏa trên mạng xã hội và nhận được rất nhiều sự hưởng ứng tích cực, đó là trào lưu biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ. Không ai biết trào lưu này bắt nguồn từ đâu, chỉ biết rằng việc này vẫn đang nối dài thêm lòng yêu nước trong mỗi người, bắt đầu từ việc phủ sơn đỏ và thêm ngôi sao năm cánh đầy tự hào lên...

Cùng chuyên mục

Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt-Trung ngày càng phát triển

74 năm kể từ khi lập quan hệ ngoại giao, Việt-Trung dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai...” Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp thân mật đồng chí Lý Thiết Ánh, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa và các cựu cố...

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại TP.HCM

Hôm nay 17-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương sẽ thăm và làm việc với Thành ủy TP.HCM. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh: NAM TRẦN Theo kế hoạch, hôm nay 17-8, đoàn công tác Trung ương Đảng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm trưởng đoàn có nhiều hoạt động quan trọng tại TP.HCM. Sáng 17-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung...

Từ 17h chiều nay, các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn nguyện vọng 1

Hiện có một số trường đại học dự kiến công bố điểm chuẩn ngay chiều nay như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngân hàng... Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hôm nay (17/8) là ngày cuối cùng hệ thống xét tuyển của Bộ chạy lọc ảo. Sau khi kết thúc lọc ảo, các cơ sở giáo dục đại...

Tiểu sử Thượng tướng Trịnh Văn Quyết – tân Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

(Dân trí) - Sau hơn 2 tháng được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Ông là người có thời gian dài công tác gắn với Quân đội. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/tieu-su-thuong-tuong-trinh-van-quyet-tan-bi-thu-trung-uong-dang-khoa-xiii-20240816115044905.htm

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc

Ngày 16/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Bí thư Trung ương Đảng.   TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/infographics/bi-thu-trung-uong-dang-chanh-van-phong-trung-uong-dang-nguyen-duy-ngoc-20240816213350223.htm

Mới nhất

Hội nghị về trí tuệ nhân tạo tạo sinh lần đầu tiên được tổ chức tại VN

Ngày 18/8, Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024 được tổ chức với chủ đề “Chân Trời Mới” diễn ra tại khách sạn Sheraton, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại Việt Nam. Đặc biệt, hội nghị có sự tham gia...

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris tập trung vào giá thực phẩm, nhà ở và chăm sóc y tế

Bà Harris có kế hoạch sử dụng các nguồn lực của liên bang để thúc đẩy việc xây dựng 3 triệu ngôi nhà mới nếu đắc cử tổng thống, thông qua quy định để kìm hãm tốc độ tăng tiền thuê nhà...   Trong bài phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở bang North Carolina vào ngày 16/8, Phó...

Vượt hàng trăm người, 5 nữ sinh Việt Nam nhận học bổng toàn phần du học Anh

Tin từ Hội đồng Anh cho biết 5 nữ sinh Việt Nam vừa được công bố nhận học bổng toàn phần khối ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) để du học tại các ĐH hàng đầu Anh từ tháng 9. Ngọc Ngân (trái) và Phương Thảo sẽ du học Anh từ tháng 9 tới ở các...

Mới nhất