Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 “Phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 – 02/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.Triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024, hiện nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS. Thông tin thu thập được về diện tích đất canh tác tại các xã/phường, thị trấn trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV là dữ liệu tham chiếu quan trọng để các địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 “Phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả từ thực hiện các dự án, tiểu dự án, qua đó tạo động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau về đặc điểm tình hình và việc triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Thới Bình.Rạng sáng 3/12, lễ bốc thăm vòng 3 FA Cup đã khép lại với những cặp đấu đáng chú ý. Trong khi hai gã khổng lồ Man United và Arsenal sẽ phải loại nhau thì các ông lớn khác đều gặp các đối thủ dưới cơ rất nhiều.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2024”. Giếng cổ Gio An, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Gia Lai mùa cà phê chín đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhờ sự đồng hành của chính quyền, người dân huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) không chỉ có cơ hội thoát nghèo mà còn phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn đổi mới, bản làng khang trang.Trang phục thổ cẩm được coi là tinh hoa trong kho tàng văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Lào Cai. Thời gian qua, để bảo tồn, phát triển, quảng bá nét đẹp trang phục truyền thống, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới. Việc quán triệt, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác dân tộc, từ đó phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, khơi dậy tinh thần tự lực của người dân, tạo ra những bước chuyển đột phá ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sau gần 40 năm đổi mới (1986 – 2024), các DTTS đã nêu cao truyền thống đoàn kết, quyết tâm xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển và phồn vinh. Bên cạnh những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội thì văn hóa nói chung, “văn hóa mặc” của các DTTS nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm nhất…
Nghệ An hiện có tổng diện tích hơn 1,018 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 75% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Hiện tại, đất có rừng hơn 1 triệu ha (bao gồm 790.352,86ha rừng tự nhiên và 171.421,51ha rừng trồng); đất chưa có rừng hơn 271 nghìn ha (có 70.004,23ha đã trồng rừng nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng).
Lâu nay, lĩnh vực lâm nghiệp đóng vai tròng quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Nghệ An. Xét ở góc độ kinh tế, lĩnh vực lâm nghiệp đã đóng góp tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh giai đoạn 2021-2023, luôn đạt trên 5,5%. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2021 đạt 7,85%, năm 2022 đạt 9,07%, năm 2023 đạt 6,67%. Còn kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ năm 2021 đến năm 2023 đạt 821,25 triệu USD, trong đó, năm 2021 đạt 207 triệu USD, năm 2022 đạt 344 triệu USD, năm 2023 đạt 270,25 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2024 đạt 161 triệu USD.
Lâm nghiệp đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Điều này càng được khẳng định chắc chắn, bằng diện tích rừng trồng tăng lên hàng năm. Tính từ năm 2010 đến nay, diện tích trồng rừng đạt hơn 15.000ha/năm và tổng diện tích rừng trồng hiện có hơn 220.000ha; trong đó, diện tích rừng sản xuất hơn 178.000 ha. Nhờ vậy, độ che phủ rừng Nghệ An tăng lên và hiện đạt 58,33%. Điều này, là đòn bẩy để gia tăng tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời mở thêm cơ hội cho xuất khẩu tín chỉ carbon.
Nhìn từ huyện Con Cuông, là địa phương có độ che phủ rừng lớn nhất cả tỉnh, với hơn 84%, bình quân mỗi năm, trồng mới từ 1.500 -1.800ha rừng tập trung. Và rừng đang mang lại cơm no, áo ấm cho người trồng rừng. Anh Hà Văn Quyết, dân tộc Thái ở thôn Thanh Đào, xã Bồng Khê (Con Cuông) chia sẻ: Nhà tôi có hơn 1ha cây mét, 18ha keo lai. Tính ra, mỗi 1ha mét và keo lai, có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm. Tôi còn trồng xen canh thêm cây sắn, mỗi năm sắn cũng cho thu hoạch trên 70 triệu đồng.
Phát triển kinh tế rừng, đã và đang tạo sinh kế bền vững cho người dân nhiều vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tại huyện Quỳ Châu, địa phương có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, với hơn 95.000ha, phân bổ ở 12/12 xã, thị trấn. Rừng đang tạo việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương. Lãnh đạo huyện Quỳ Châu cho biết: Tính ra, mỗi năm Quỳ Châu có diện tích rừng trồng là 3.000ha và hiện tại diện tích rừng trồng đạt hơn 23.000ha, doanh thu mỗi năm đạt hơn 350 tỷ đồng.
Giấc mơ từ rừng đang lớn dần lên theo số tiền bán tín chỉ các bon. Thông qua chương trình thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), lũy kế từ 3/10/2023 Nghệ An thu được hơn 282 tỷ đồng. Số tiền trên quy đổi từ 789.462ha diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong bối cảnh nguồn lực của Trung ương và địa phương phân bổ cho lĩnh vực lâm nghiệp còn khá hạn chế, tỉnh Nghệ An nói chung và các cơ quan chủ rừng nói riêng, thực sự đặt nhiều kỳ vọng từ việc bán tín chỉ các bon rừng mang lại. Kinh phí thu về rất lớn, theo lý thuyết, sẽ góp phần quan trọng giảm tải áp lực nặng nề trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Thêm một động lực quan trọng hiện thực hóa giấc mơ sống và làm giàu từ rừng của người dân xứ Nghệ, đó là mục tiêu phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân theo Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An.
Hiện tại, các huyện đã thực hiện lập, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán bảo vệ rừng với các nội dung: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 101.630,44ha; Hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình là 151.982,15ha; Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khai thác kinh tế dưới tán rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ là 3.580ha; khối lượng gạo trợ cấp trồng rừng cho hộ nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, rừng phòng hộ là 84,83ha. Tính chung các nội dung hỗ trợ kể trên, thì đang có 25.613 hộ dân được hưởng lợi từ rừng.
Ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An nhấn mạnh: Nghệ An đang quyết liệt bằng các giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng vốn rừng, phát triển bền vững từ rừng. Nhìn từ thực tế thì, điều đó đang thành hiện thực. Việc phát triển bền vững từ rừng sẽ hạn chế tình trạng phá rừng, cháy rừng… tạo môi trường sinh thái xanh sạch.
Có cuộc sống ổn định và làm giàu từ rừng là có thật. Hành lang pháp lý cho phát triển rừng, phát triển ngành lâm nghiệp càng thêm chắc chắn khi ngày 24/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 895/QĐ-TTg về việc Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số cơ chế, chính sách, định hướng phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn 2026-2030.
Quy hoạch lâm nghiệp mới sẽ tạo hành lang pháp lý để tỉnh xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển. Từ đó, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp theo đúng định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hien-thuc-giac-mo-thu-nhap-tu-rung-cua-nguoi-dan-xu-nghe-1733200053765.htm