Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngHé lộ phương án gỡ khó cho Dự án BOT cao tốc...

Hé lộ phương án gỡ khó cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang


Hé lộ phương án gỡ khó cho Dự án BOT cao tốc Bắc GiangLạng Sơn

Việc sửa đổi hợp đồng, bổ sung khoảng 4.500 tỷ đồng vốn nhà nước hỗ trợ có lẽ là giải pháp tối ưu nhất để cứu Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn khỏi nguy cơ vỡ phương án tài chính.





Một đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Một đoạn cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.

Đúng một tháng sau khi nhận được yêu cầu hoàn chỉnh Đề án về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, vào cuối tuần trước, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Báo cáo số 402/BC – UBND gửi Bộ GTVT về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc của Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang – TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 – Km106+500.

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Dự án BOT có tên rất dài này nhưng được biết đến nhiều hơn với cái tên Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn bao gồm 2 hạng mục: xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh và tăng cường mặt đường cho Quốc lộ 1 đoạn từ Bắc Giang tới Lạng Sơn.

Tại Báo cáo số 402, ông Lương Ngọc Quỳnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, các nội dung trong bản báo cáo chi tiết dài tới 24 trang là kết quả của cuộc làm việc giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và đơn vị tài trợ tín dụng là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank được tổ chức vào đầu tháng 8/2024.

Cần phải nói thêm rằng, Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn là một trong số ba dự án BOT giao thông do chính quyền các địa phương giữ vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đang được Bộ Giao thông vận tải – GTVT đưa vào Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông.

Điểm nhấn nổi bật nhất trong Báo cáo số 402 là việc UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất áp dụng giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.

Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ vốn Ngân sách Trung ương cho Dự án với số tiền khoảng 4.600 tỷ đồng như đề nghị của doanh nghiệp dự án nhằm bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính (khi đó thời gian hoàn vốn của dự án còn khoảng 28 năm 7 tháng).

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện việc cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho Dự án.

Trước đó, vào cuối tháng 3/2024, trong nỗ lực “giải cứu” Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Tờ trình số 23/TTr – UBND đề nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, đồng ý chủ trương hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 5.600 tỷ đồng (không quá 50% theo giá trị kiểm toán, quyết toán của Dự án) để bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính và đảm bảo vận hành, khai thác ổn định công trình.

Như vậy, so với phương án tháng 3/2024, số tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đã giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là điểm khác biệt duy nhất trong phương án giải cứu Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được UBND tỉnh Lạng Sơn đề cập trong Báo cáo số 402.

Được biết để có thể giảm 1.000 tỷ đồng hỗ trợ của Nhà nước, tại cuộc họp có mặt của “ba nhà” là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn (đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền); nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và Vietinbank (nhà tài trợ), các bên đã thống nhất thực hiện theo đúng nguyên tắc chỉ đạo của Thủ tướng khi xử lý các khó khănm vướng mắc tại Dự án là “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Cụ thể, nhà tài trợ vốn thống nhất điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm phê duyệt nhưng không quá 31/7/2025, từ 10,5%/năm xuống 9,5%/năm. Đồng thời điều chỉnh lãi suất cơ sở và biên độ tại công thức tính lãi suất cho vay tại hợp đồng tín dụng như sau: lãi suất cơ sở được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm, trả lãi sau, kỳ hạn 12 tháng được bên cho vay thông báo vào ngày xác định lãi suất; biên độ 3,5%/năm. Phía nhà đầu tư cũng thống nhất sẽ giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 11,5% xuống 11%.

Hài hoà lợi ích

Được biết, ngoài giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn và nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn cũng đã cân nhắc 2 phương án tháo gỡ, khó khăn vướng mắc khác: tiếp tục thực hiện theo hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.

Đối với phương án thực hiện theo hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đây là phương án được UBND tỉnh Lạng Sơn áp dụng trong gần 5 năm vừa qua. Nếu tiếp tục thực hiện theo phương án này thì không cần bổ sung vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án nhưng tồn tại hàng loạt các hạn chế rất khó xử lý.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở lưu lượng thực tế trên tuyến và dự kiến tốc độ tăng trưởng cho các năm tiếp theo, kết quả tính toán phương án tài chính của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án cho thấy thời gian hoàn vốn của dự án khoảng 44 năm 11 tháng, trong khi thời gian hoàn vốn ban đầu là 18 năm 3 tháng.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho phía nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án mà còn cho cả phía ngân hàng cung cấp tín dụng trong quá trình xử lý khoản vay, cơ cấu nợ của dự án.

Bên cạnh đó, do dự án không có sự tham gia của vốn ngân sách nhà nước, không có cơ chế chia sẻ doanh thu nên giải pháp chỉ kéo dài thời gian thu phí theo quy định của hợp đồng mà không có sự hỗ trợ, chia sẻ doanh thu từ phía Nhà nước sẽ không thực sự giải quyết được các khó khăn, vướng mắc của dự án.

Đối với giải pháp chấm dứt hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án cần bố trí khoảng 11.267 tỷ đồng để thanh toán các chi phí mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã thực hiện sẽ giải quyết được ngay các khó khăn, vướng mắc của dự án.

Việc bố trí 11.267 tỷ đồng trong giai đoạn hiện nay sẽ gây áp lực tương đối lớn lên ngân sách nhà nước, mặt khác các nhà đầu tư cũng sẽ có thiệt hại khi đầu tư không có lợi nhuận và phía ngân hàng cung cấp tín dụng cũng sẽ không thu được phần lãi vay chưa trả từ giai đoạn đưa vào vận hành khai thác dự án cho đến nay, dẫn tới mất vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Như vậy, giải pháp chấm dứt hợp đồng là khó khả thi do sẽ tạo áp lực lớn lên ngân sách nhà nước, đồng thời gây thiệt hại cho cả phía Nhà nước và Nhà đầu tư.

Như vậy, trong số 3 phương án được đặt ra thì chỉ có giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ mới có thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án; đồng thời đảm bảo dự án tiếp tục được thực hiện.

“Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được thực hiện theo các quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP, được đầu tư bằng 100% nguồn vốn do nhà đầu tư huy động, không có sự tham gia của vốn Ngân sách nhà nước, không có cơ chế chia sẻ doanh thu nên giải pháp kéo dài thời gian thu phí mà không có sự hỗ trợ, chia sẻ doanh thu từ phía Nhà nước sẽ khó trong việc giải quyết được các khó khăn, vướng mắc của dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá.

Cần phải nói thêm rằng, Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn là một trong những công trình BOT có số phận “truân chuyên” bậc nhất xét cả quá trình triển khai (3 lần đổi chủ đầu tư) lẫn quá trình thu phí hoàn vốn.

Các khó khăn, vướng mắc này của Dự án đã được Kiểm toán nhà nước xác nhận trong Thông báo số 09/TB-KTNN2 ngày 16/1/2020.

Cụ thể, theo phương án tài chính ban đầu, Dự án được thu phí hoàn vốn tại 2 trạm trên Quốc lộ 1 (tại Km 24+800 và Km93+160) và các trạm trên tuyến cao tốc, dự kiến doanh thu của Dự án là 93 tỷ đồng/tháng. Trong quá trình triển khai do các yếu tố khách quan dẫn đến doanh thu thu phí hiện nay của Dự án chỉ còn khoảng 30 tỷ đồng/tháng, đạt khoảng 32% phương án tài chính ban đầu, dẫn đến thâm hụt dòng tiền hoàn vốn của Dự án, không đủ chi trả gốc và lãi phát sinh đối với ngân hàng cho vay vốn.

Doanh thu thực tế từ khi thu phí ngày 1/6/2018 đến hết tháng 6/2024 của tuyến cao tốc và Trạm thu phí Km93+160, Quốc lộ 1 đạt 1.905,439 tỷ đồng, tương đương 41,6% giá trị lũy kế dự kiến theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, việc chưa hoàn thành Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT để kết nối đồng bộ thông tuyến đến TP. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị theo kế hoạch; mặt khác việc ảnh hưởng của dịch COVID-19, chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với các cửa khẩu dẫn đến tốc độ tăng trưởng lưu lượng và phân bổ lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc không đảm bảo như dự báo trong phương án tài chính được phê duyệt.

Bên cạnh đó, Dự án được Vietinbank chi nhánh Hà Nội cung cấp hạn mức tín dụng 10.169 tỷ đồng, đã giải ngân khoảng 9.229 tỷ đồng, từ ngày 31/12/2020 ngân hàng đã dừng giải ngân vốn tín dụng cho dự án do vướng mắc các quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng (còn khoảng 940 tỷ đồng chưa giải ngân).

“Hiện công nợ dự án còn khoảng trên 400 tỷ đồng đối với phần xây lắp và khoảng 21 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng do nguồn vốn tín dụng dừng giải ngân từ tháng 10/2020 dẫn đến khiếu kiện kéo dài của các Nhà thầu thi công dự án, nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình vận hành khai thác bình thường dự án”, đại diện Doanh nghiệp dự án xác nhận.

Những thông số cơ bản của Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang – TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100 – Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 – Km106+500:
– Cơ quan có thẩm quyền: Trước ngày 25/5/2018: Bộ GTVT; từ ngày 25/5/2018 đến nay: UBND tỉnh Lạng Sơn.
– Nhà đầu tư thực hiện: Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả – Công ty cổ phần Lizen – Công ty TNHH Hòa Hiệp – Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà.
– Doanh nghiệp dự án: Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn.
– Phạm vi dự án: Tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 63,4 km; Quốc lộ 1 có chiều dài khoảng 110,2 km.
– Tổng mức đầu tư: 12.188,664 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 1.654,47 tỷ đồng (tương đương 13,5% tổng vốn đầu tư); vốn vay là 10.543,194 tỷ đồng (tương đương 86,5% tổng vốn đầu tư); vốn ngân sách nhà nước là 0 đồng.
– Lãi suất vay trong thời gian xây dựng và thời gian khai thác là 10,5%/năm; lợi nhuận cho nhà đầu tư: 11,5%/năm.
– Sử dụng doanh thu tại các trạm thu phí đặt tại Km93+160, Quốc lộ 1 và trên tuyến cao tốc để hoàn vốn đầu tư cho dự án (bỏ trạm Km24+900, Quốc lộ 1).
– Hình thức thu phí: thu phí kín đối với tuyến cao tốc, thu phí hở đối với tuyến Quốc lộ 1, lộ trình tăng phí là 15%/3 năm.
– Thời gian thu phí hoàn vốn dự án: khoảng 28 năm 7 tháng (đến năm 2048).





Nguồn: https://baodautu.vn/he-lo-phuong-an-go-kho-cho-du-an-bot-cao-toc-bac-giang—lang-son-d223026.html

Cùng chủ đề

9 tháng, thu nhập lãi thuần của VietinBank tăng 19,7% so cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính quý III/2024. Theo đó, thu nhập lãi thuần 9 tháng năm 2024 của VietinBank đạt 46,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2023. Các chỉ tiêu kinh doanh trong 9 tháng năm 2024 của VietinBank tiếp tục tăng trưởng tích cực, bám sát kế hoạch Đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước giao....

V-Family – Gói giải pháp tài chính dành cho triệu gia đình Việt

Nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính toàn diện của các thành viên trong gia đình, từ ngày 25/10/2024, VietinBank chính thức ra mắt gói giải pháp tài chính ưu việt dành cho gia đình mang tên “V-Family”. Nắm bắt được nhu cầu đa dạng của các thành viên trong gia đình, gói giải pháp tài chính gia đình V-Family được thiết kế phù hợp với các độ tuổi khác nhau, đáp ứng nhu cầu tài chính riêng biệt của...

Đoàn thanh niên VietinBank tổ chức thành công chương trình hiến máu tình nguyện năm 2024

Với ý nghĩa mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại, Chương trình hiến máu tình nguyện “Trao giọt máu hồng - Sẻ chia sự sống” năm 2024 do Đoàn Thanh niên VietinBank phát động và tổ chức trên toàn hệ thống VietinBank đã thu hút hàng nghìn người tham gia và thu về hơn 3.000 đơn vị máu. Chương trình hiến máu tình nguyện “Trao giọt máu hồng - Sẻ chia sự sống” được Đoàn Thanh niên...

VietinBank và JCB ra mắt thẻ VietinBank JCB Ultimate SaviY

Ngày 24/10/2024, VietinBank và Tổ chức Thẻ Quốc tế JCB (JCB) tổ chức Lễ ra mắt thẻ Tín dụng Quốc tế (TDQT) VietinBank JCB Ultimate SaviY (SaviY) - dòng thẻ dành riêng cho tín đồ ẩm thực, thời trang. Đây là sản phẩm thẻ hứa hẹn mang lại trải nghiệm đẳng cấp cùng những đặc quyền ưu việt dành riêng cho khách hàng (KH). Tham dự Lễ ra mắt có: Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng Giám đốc...

VietinBank tham gia SIBOS 2024 “Kết nối tương lai tài chính”

Từ ngày 21 - 24/10/2024, SIBOS 2024 - Hội nghị thường niên do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là sự kiện lớn nhất trong năm của cộng đồng tài chính toàn cầu, nơi các diễn giả, chuyên gia, lãnh đạo hàng đầu của các ngân hàng, công ty tư vấn và tổ chức tài chính quốc tế gặp gỡ, thảo luận về các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco kiến nghị Chính phủ cho phép khai thác thương mại cát biển để xây dựng và san lấp các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm. Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco kiến nghị Chính phủ cho phép khai thác thương mại cát...

Giá đất “ăn theo” đường sắt cao tốc Bắc

Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực này đã tăng vọt. Với khoản tài chính 3 - 4 tỷ đồng, nhà đầu tư khó mua được lô đất có ô tô đỗ cửa. Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực...

Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộTổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt...

Mcredit tiếp sức tài chính và trao tặng các khoản tiết kiệm với tổng giá trị 200 triệu đồng

Đồng hành cùng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa tựu trường, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) mang đến chương trình "Trả góp có 'eM' - Tiếp sức mùa tựu trường" giúp khách hàng dễ dàng sở hữu các sản phẩm phục vụ học tập và có cơ hội nhận các khoản tiết kiệm nhân văn. Mcredit tiếp sức tài chính và trao tặng các khoản tiết kiệm với tổng giá trị 200 triệu đồng...

Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An

Ngày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác tham gia trong chuỗi sự kiện Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan và tìm cơ hội hợp tác. Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long AnNgày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác...

Bài đọc nhiều

Hơn 5.500 tỷ đồng, dang dở 15 năm

TPO - Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được phê duyệt từ năm 2009 với mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên hơn 5.550 tỷ đồng. Tuy nhiên, công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ An kéo dài suốt 15 năm vẫn chưa thể vận hành.  TPO - Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được phê duyệt từ năm 2009 với mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó...

Môi giới bất động sản đang làm nhiễu loạn thị trường, gây “ngáo giá”?

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng, cá biệt vẫn có những môi giới bất động sản bị lợi ích chi phối, bất chấp quy định pháp luật, cấu kết với các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản nâng giá hoặc dìm giá thị trường. Gần đây, dư luận xôn xao thông tin liên quan đến việc cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản có hành vi cấu kết, đẩy giá,...

giảm do nguồn cung tăng

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.640 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Nam Long ký kết hợp tác cùng đại lý chiến lược phân phối dự án Waterpoint

(Dân trí) - Tại khu đô thị tích hợp Waterpoint, Nam Long vừa ký kết hợp tác cùng 7 đại lý phân phối chiến lược, sẵn sàng cho kế hoạch ra mắt các phân khu mới thuộc khu đô thị Waterpoint trong thời gian tới. Sự hợp tác mạnh mẽ, hiệu quả với hệ thống các sàn giao dịch đánh dấu cột mốc mới trong chiến lược phân phối dự án Waterpoint, nhằm mang đến những giá trị và lợi...

Phải chăng đã chạm ‘đỉnh’

(CLO) Nếu như trong giai đoạn 2019 - 2021, bất động sản tại TP HCM, bao gồm cả phân khúc căn hộ, biệt thự, nhà liền kề,... tăng giá có phần vượt trội hơn so với thị trường Hà Nội thì hiện tại, tốc độ tăng giá nhà ở khu vực...

Cùng chuyên mục

Đấu giá đất huyện Hoài Đức: Lộ mức giá 103 triệu đồng/m2 của lô đầu tiên?

(Dân trí) - Một số người tham gia đấu giá 20 lô đất tại huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) chia sẻ, giá trúng của một lô đất đầu tiên trong phiên là 103,3 triệu đồng/m2. Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí lúc 14h ngày 4/11, phiên đấu giá đang đến vòng số 9. Là một nhà đầu tư tham gia đấu giá, chị T. cho biết, một lô đất 2 mặt tiền có diện tích 145,5m2 vừa...

Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco kiến nghị Chính phủ cho phép khai thác thương mại cát biển để xây dựng và san lấp các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm. Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco kiến nghị Chính phủ cho phép khai thác thương mại cát...

Chuẩn mực mới về cuộc sống thiên nhiên giao hòa, tối đa trải nghiệm tại The King

(CLO) Vượt xa các chuẩn mực thông thường về căn hộ cao cấp, The King (Vinhomes Ocean Park 1, Hà Nội) mang đến cho cộng đồng cư dân tinh hoa những trải nghiệm sống đáng giá giữa thiên nhiên xanh mát, kiến trúc hoàng gia sang trọng cùng những chuỗi tiện...

Era Central City Thái Bình – Bến đỗ cho giới tinh hoa và chuyên gia quốc tế

(Dân trí) - Được quy hoạch như khu đô thị kiểu mẫu với chuỗi tiện ích đẳng cấp, Era Central City Thái Bình hứa hẹn trở thành bến đỗ an cư cho giới tinh hoa, chuyên gia quốc tế và điểm đến vui chơi giải trí sôi động bậc nhất Thái Thụy. Chuỗi tiện ích tiên phongMang theo sứ mệnh tiên phong cho diện mạo đô thị tại thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) trên đà hội nhập quốc tế,...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng - dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  TPO - Công ty Hoàng...

Mới nhất

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại Hàn Quốc

VOV.VN - Trải qua 9 ngày hành trình liên tục trong điều kiện thời tiết phức tạp với quãng đường 2.400 hải lý, sáng 4/11, tàu CSB 8004 do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 chỉ huy chở đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng thành phố Yeosu,...

Nghệ nhân đưa ‘hồn cốt’ lụa Vạn Phúc hồi sinh

Với bàn tay cần mẫn, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã hồi sinh lụa Vân, "hồn cốt” của làng nghề truyền thống Vạn Phúc. VTC.vn

Hải quân Nga và Indonesia lần đầu tập trận song phương

Quân đội Nga và Indonesia ngày 4.11 bắt đầu đợt tập trận chung trên biển đầu tiên giữa hai nước tại biển Java. ...

Đúng vai mà không thuộc bài sẽ tạo ra những sản phẩm kém chất lượng

Đại biểu Quốc hội cho rằng cần rà soát các quy định về tổ chức bộ máy, xác định ranh giới trách nhiệm, quyền hạn để có căn cứ pháp lý thực hiện "đúng vai" và phải "thuộc bài" vì nếu đúng vai mà không thuộc bài sẽ tạo ra những sản phẩm kém chất lượng. Câu chuyện phân cấp,...

Mới nhất