Trang chủChính trịNgoại giaoHé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng...

Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt

Ukraine có thể khởi động “chiến dịch” xuất khẩu khí đốt sinh học sang châu Âu vào tháng 11 tới, sau khi tích trữ đủ lượng trong các cơ sở lưu trữ, đào tạo nhân sự bài bản và điều chỉnh luật nhằm mở đường cho hoạt động xuất khẩu. Các giao dịch thử nghiệm đầu tiên dự kiến ​​diễn ra ngay trong tháng 9 này.

Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt. (Nguồn: Getty Images)
Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt. (Nguồn: Getty Images)

Tuyên bố trên do Chủ tịch HĐQT Hiệp hội Năng lượng sinh học Ukraine Georgii Geletukha thông tin qua bài phân tích gửi đến truyền thông Ukraine.

Dọn đường cho “chiến dịch mới”

Ukraine đã mở mạng lưới khí đốt của mình cho các nhà sản xuất khí sinh học trong nước nhằm cho phép xuất khẩu sang châu Âu, nhưng vẫn giữ nguyên lệnh cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sản xuất trong nước.

Theo thông tin từ Nhà điều hành truyền tải khí đốt Nhà nước Ukraine (GTSOU), chính phủ nước này đã chính thức hóa các thủ tục xuất khẩu khí sinh học. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sản xuất trong nước được đưa ra ngay sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine, dù các nhà sản xuất độc lập cho rằng, lệnh cấm này hạn chế các khoản đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng.

Khí sinh học — còn được gọi là khí metan sinh học — được tạo ra khi vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ thành metan, carbon dioxide và các loại khí khác.

Các nhà phân tích châu Âu tin rằng, Ukraine, với khoảng 33 triệu ha đất nông nghiệp, có thể trở thành nhà cung cấp nhiên liệu chính cho Đức và các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), thay thế cho việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga qua hệ thống đường ống dẫn khí mà EU đã cam kết sẽ loại bỏ vào năm 2027.

Theo DW, Nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp khí đốt và hydro Zukunft Gas ước tính, Ukraine có thể sản xuất 22 tỷ m3 khí sinh học mỗi năm từ ngô ủ chua, sản phẩm phụ hữu cơ của quá trình thu hoạch ngô.

Chủ tịch HĐQT Hiệp hội Năng lượng sinh học Ukraine Georgii Geletukha cho biết, Ukrane hiện có 7 nhà máy khí sinh học, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động trước cuối năm 2024. Hai trong số đó sản xuất khí sinh học hóa lỏng và không cần kết nối với hệ thống truyền khí. Trong khi, 5 nhà máy sẽ được kết nối với mạng lưới khí đốt: 1 – với GTSOU và 4 – với mạng lưới phân phối.

Ông Geletukha cho biết thêm, “2 trong số các nhà máy sẽ được kết nối với mạng lưới phân phối là những nhà máy được chuẩn bị tốt nhất, đồng thời các doanh nghiệp này đã ký hợp đồng kết nối”. Ngoài ra, luật xuất khẩu khí sinh học quy định khí phải được bơm vào các cơ sở lưu trữ trước trong một tháng. Vì lý do này, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine phải học cách làm việc với nền tảng GTSOU, cũng như nghiên cứu các cơ chế thị trường khí đốt cho chính hoạt động xuất khẩu của mình.

“Tôi nghĩ sẽ cần một thời gian nữa. Sau đó, các nhà sản xuất khí sinh học sẽ bơm khí trong một tháng. Vào tháng 11, một số trong số các nhà máy sẽ tích lũy được lô khí sinh học cần thiết và sẽ sẵn sàng xuất khẩu”, Chủ tịch HĐQT Hiệp hội năng lượng sinh học Ukraine Geletukha kỳ vọng.

Theo ước tính của ông Georgii Geletukh, khi cả 7 nhà máy khí sinh học dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động ổn định, Ukraine có thể sản xuất 111 triệu m3 khí mỗi năm. Hai nhà máy sẵn sàng đi vào hoạt động sớm nhất có thể sản xuất tổng cộng 6 triệu m3 khí sinh học mỗi năm.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự đoán cho năm 2025 về sự phát triển của ngành sản xuất khí sinh học Ukraine, vì các nhà đầu tư tiềm năng sẽ còn phải chờ đợi kết quả của các hoạt động xuất khẩu đầu tiên này.

Trước đó, nhóm nghiên cứu DiXi Group của Ukraine, cho rằng nước này có thể sản xuất khoảng 21,8 tỷ m3 biogas và/hoặc khí sinh học mỗi năm.

Để chính thức “dọn đường” cho các lô khí sinh học xuất khẩu, hồi tháng 3, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự thảo luật số 9456 về “Kiểm soát Hải quan và thông quan đối với khí sinh học được vận chuyển qua đường ống vượt qua biên giới của Ukraine”.

Sẵn sàng loại Moscow khỏi mạng lưới

Mới đây nhất, ngày 9/9, Bộ Tài chính Ukraine đã chính thức công bố Sắc lệnh 380 ngày 1/8/2024, trong đó đưa ra những thay đổi đáng kể đối với quy định về thủ tục thông quan khí sinh học qua đường ống. Lệnh cấm xuất khẩu khí sinh học đã hoàn toàn được gỡ bỏ, từ nay trở đi, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine sẽ có thể xuất khẩu khí sinh học sang EU qua hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine, thông qua các điểm kết nối liên bang với 4 quốc gia thuộc EU.

Ngoài ra, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine sẽ không phải lo liên kết trực tiếp giữa các nhà máy khí sinh học của họ với hệ thống truyền tải mà có thể kết nối ngay với các mạng lưới phân phối.

Theo các sửa đổi được thông qua, các điều khoản và biểu thuế đối với việc kết nối, vận chuyển và xuất khẩu của hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine đối với các nhà sản xuất khí sinh học tương tự như đối với các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên.

Theo các nhà phân tích của nền tảng thông tin pháp lý toàn cầu Lexology, loại khí sinh học tinh khiết tương ứng với khí tự nhiên về đặc tính và có thể được sử dụng trong cùng lĩnh vực như nhiên liệu sưởi ấm, phát điện và vận tải. Điều quan trọng là nó có thể được tích hợp vào cơ sở hạ tầng khí đốt hiện có mà không phải trả thêm chi phí cho các mạng lưới mới, khiến nguồn tài nguyên này không chỉ có lợi nhuận mà còn có thể được sử dụng rộng rãi.

Đánh giá của các chuyên gia Lexology cho thấy, khả năng xuất khẩu khí sinh học của Ukraine sang EU có một số lợi thế. Thứ nhất, với nguồn tài nguyên nông nghiệp dồi dào, Ukraine có vị thế tốt để đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu năng lượng tái tạo của châu Âu thông qua sản xuất khí sinh học.

Lợi thế thứ hai phải kể đến là quan hệ Đối tác chiến lược Ukraine-EU được thiết lập vào tháng 2/2023, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khí tái tạo, góp phần vào sự hội nhập sâu hơn của Ukraine vào thị trường năng lượng EU. Quan hệ này cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững ở các vùng nông thôn rộng lớn của Ukraine bằng cách tạo ra các cơ hội thu nhập bền vững.

Ngoài ra, khí sinh học có thể thay thế khí tự nhiên, củng cố sự độc lập về năng lượng của Ukraine và EU bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nga.

Trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, mỗi năm, gần 150 tỉ m3 khí đốt tự nhiên của Moscow đi qua hàng nghìn km đường ống ngầm do Liên Xô xây dựng ở Ukraine để đi vào châu Âu.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các quốc gia thuộc EU giảm dần phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Đến nay, lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga vào châu Âu đã giảm hơn 90%.

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt 5 năm giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Đây là thỏa thuận thương mại và chính trị duy nhất còn lại giữa Moscow và Kiev. Theo tính toán, Nga có thể thiệt hại 6,5 tỷ USD/năm theo giá hiện tại. Đây là động lực mạnh mẽ để các nhà xuất khẩu khí đốt Nga đàm phán gia hạn thỏa thuận.

Tuy nhiên, khi các nhà xuất khẩu khí đốt Nga sẵn sàng kéo dài thoả thuận vận chuyển, thì phía Kiev tuyên bố cứng rắn rằng, đã sẵn sàng loại Moscow khỏi mạng lưới vận chuyển khí đốt của họ, quyết không gia hạn thỏa thuận để cắt đứt dòng tiền chảy vào Điện Kremlin.

Tất nhiên, tổn thất với phía Nga về doanh thu không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nước này liên tiếp gặp khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Nhưng về phía Kiev, việc không gia hạn thoả thuận không chỉ làm ảnh hưởng đến vị thế là một đường ống dẫn khí đáng tin cậy, mà còn khiến nước này mất khoảng 800 triệu USD/năm tiền phí vận chuyển, trong lúc nguồn thu eo hẹp do xung đột quân sự kéo dài.

Giáo sư quan hệ quốc tế Margarita Balmaceda tại Đại học Seton Hall (Mỹ) cho rằng, nền kinh tế Ukraine có thể bị thiệt hại nhiều nhất. Kiev có thể mất nguồn tiền để duy trì cơ sở hạ tầng năng lượng và vị thế là kênh dẫn năng lượng với giá cả phải chăng cho các đồng minh phương Tây. Nhưng dường như Kiev đã có những tính toán mới, sẵn sàng đối mặt với thiệt hại trước, để thực hiện một kế hoạch lâu dài hơn.





Nguồn: https://baoquocte.vn/he-lo-ly-do-ukraine-tuyet-tinh-nga-quyet-noi-chuyen-rieng-voi-eu-ve-khi-dot-287037.html

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Ukraine thẳng thừng “cự tuyệt” khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Mới đây, Công ty SPP (thuộc sở hữu nhà nước của Slovakia) thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành tinh khi sức khỏe cộng đồng gắn liền với chất lượng môi trường. Ngoài việc chú trọng triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ con người và trái đất, Takeda còn nỗ lực mang đến các liệu pháp dự phòng cho những bệnh truyền nhiễm đang gia tăng do biến đổi khí hậu, trong đó có vaccine chủng ngừa sốt xuất huyết.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta “lấy lại” gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị...

Vài năm trước, khi giá cà phê chỉ bằng một nửa so với hiện nay, cà phê đã bị mất thị phần vào tay cây hồ tiêu và sầu riêng. Xu hướng này đã đảo ngược trong hai năm qua, đưa tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam tăng lên 718.000 ha vào cuối năm 2023 và dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn nữa vào cuối năm 2024, theo Vicofa.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Knapper khẳng định, trong suốt hơn 30 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ sự ủng hộ từ lưỡng đảng, dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.  Theo đó, những nhân tố từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như ông John McCain và ông John Kerry đã ủng hộ sự phát triển quan hệ mạnh...

Cùng chuyên mục

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Mới nhất

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của...

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. ...

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa...

Mới nhất