Trang chủKinh tếNông nghiệpHãy lên với rúi rừng! (Bài 1)

Hãy lên với rúi rừng! (Bài 1)

Mới đây mà đã tới 10 năm ngày mất của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn. Hiếm có một nhà lãnh đạo nào xông xáo và có nhiều ý tưởng đầy triển vọng cho bà con nông dân như ông…

Tôi may mắn được đi theo ông tới nhiều vùng nông thôn suốt từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, những lần lên miền núi, ông thường có những nhận xét và đề xuất sắc sảo. Ngay từ cái thời mà miền núi còn đầy khó khăn, nhưng ông vẫn khẳng định nếu quyết tâm thì miền núi chắc chắn sẽ vươn lên được. Ông đau đáu về vấn đề đó và thường xuyên trao đổi với mọi người.

Ông đi thăm tới nước nào mà có những đối tượng cây trồng hay vật nuôi tốt là nghĩ ngay đến việc đưa nó về Việt Nam. Ông đặc biệt quan tâm tới vùng núi cao của chúng ta. Rất nhiều giống cây rừng và một số loài vật nuôi như gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, giống bồ câu Pháp, giống đà điểu, các giống măng Lục Trúc, Điền Trúc, giống lúa lai, giống cây mắc ca,… đã được ông đưa từ nước ngoài về. Ông giao cho các địa phương thử nghiệm. Ông theo dõi sát sao và luôn động viên mọi người chung sức tìm ra những đối tượng mới có nhiều triển vọng, đặc biệt là những đối tượng cho miền núi.

Hãy lên với rúi rừng! (Bài 1)- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Công Tạn trong trang trại vịt trời do ông lập. Ảnh: VNE

Một trong những cơ sở mà ông thường xuyên lên để chỉ đạo và theo dõi những đối tượng mới do ông đưa từ nước ngoài về là Công ty Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc (đóng ở Lạng Sơn). Ông thường gọi tôi đi theo…

Thời đó, miền núi còn nghèo lắm! Đi ngang Bắc Giang, ông bảo tôi: “Bao giờ quả vải của mình ra được với thế giới thì bà con ở đây giàu to…”. Ông cho tôi biết mấy giống măng tre của Đài Loan ông đã đưa về đây. Thời đó, nó mới được trồng thử nghiệm nhưng ông vẫn hy vọng: “Dân Đài Loan, họ giàu lên nhờ những giống măng này thì tại sao bà con ta ở miền núi lại không thể làm được!….”

Chính ông là người tổ chức đưa giống mắc ca vào Việt Nam. Ông lên và bàn với anh em ở công ty. Thế rồi một “chiến dịch” đưa giống mắc ca từ Trung Quốc vào Việt Nam đã được tiến hành. Mọi việc trót lọt!

Khi có cây rồi, các chuyên gia Úc đã sang và hướng dẫn cách ghép cây mắc ca. Từ đó, giống mắc ca được trồng đi khắp nơi. Rất tiếc, thời đó cây mắc ca còn quá mới nên chưa được “hâm mộ”.

Hôm tôi và anh Tạn vào họp với huyện Tuy Đức (Đắk Nông) để bàn việc tổ chức trồng cây mắc ca, ông giám đốc khuyến nông tỉnh lại phát biểu: “…Không khéo, cây mắc ca lại thành cây “mắc cạn” đấy!…”

Anh Tạn bực lắm! Tôi phải nói với anh: “Bỏ qua đi anh, bọn em sẽ quyết trồng thành công…”

Tới nay, mắc ca đã phủ kín Tây Nguyên, Tây Bắc và cả ở Việt Bắc nữa. Rất nhiều gia đình trồng mắc ca đã có thu nhập tới hàng trăm triệu cho mỗi hecta…

Hãy lên với rúi rừng! (Bài 1)- Ảnh 2.

Vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 âm lịch hằng năm, người dân xứ Lạng lại bắt đầu một vụ thu hoạch trám đen. Thứ quả màu tím thẫm, có hương vị bùi, ngậy, đậm đà này chính là một thứ đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân xứ Lạng nơi đây. Ảnh: Mộc Trà

Lạng Sơn cũng là điểm mà chúng tôi đang đẩy mạnh việc phát triển trồng cây trám ghép. Công ty Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc đã lo việc tạo giống. Cây ghép nên chỉ 3 năm là đã cho quả. Người Trung Quốc sang lùng mua hết trám. Họ đưa về và chế biến thành rất nhiều sản phẩm hấp dẫn.

Gần đây, tôi đi lên Phú Bình (Thái Nguyên) và vào tận Hương Sơn (Hà Tĩnh) mới biết, giá quả trám đen từ 120.000 – 140.000 đồng/kg. Thật tuyệt vời! Tôi cứ nghĩ nếu mỗi nhà ở miền núi chỉ cần trồng lấy vài chục cây trám ghép thì cũng….đủ tiền mua ô tô!

Những vùng đồi gò khô cằn ở miền núi còn có thể trồng một loại cây khác nữa là giống dẻ ăn hạt. Hạt dẻ của ta to hơn hạt dẻ của Trung Quốc. Tôi tới thăm một gia đình ở Lạng Sơn. Chị chủ cho biết, chị trồng 400 cây dẻ trên một hecta, cũng đã được 5 năm. Mỗi cây cho ít nhất 10 kg hạt. Giá hạt hiện nay là 100.000 đồng/kg.

Như vậy, một hecta có thể thu được 400 triệu! Nếu như có doanh nghiệp chế biến nào vào cuộc thì chắc giá còn cao hơn. Hiện nay, ở Trung Quốc, từ hạt dẻ người ta đã làm ra hơn 10 loại bánh khác nhau. Bánh rất ngon và giá cũng rất đắt!

Tôi tìm vào xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đây là nơi bà con trồng cây dổi từ đời các cụ. Có những cây dổi tới cả trăm năm!

Hiện nay, cây dổi được trồng phổ biến khắp xã. Cây được nhân giống bằng cách ghép nên chỉ 3 năm là đã cho quả. Người Trung Quốc tìm tới tận xã để mua hạt dổi, giá hạt tươi khoảng từ 700.000- 800.000 đồng/kg, còn hạt khô thì từ 1-1,5 triệu đồng/kg. Bà con dân tộc Mường ở đây khi di cư vào Đắk Lắk cũng đã đem theo cây dổi vào trồng. Hiện ở quanh khu vực Hồ Ea Kao (Buôn Ma Thuột), người ta đã trồng hàng vạn cây dổi… Nghe nói ở vùng núi của Quảng Nam cũng đã bắt đầu đưa cây dổi vào trồng.

Mới biết, nếu mạnh dạn chuyển đổi thì miền núi có khi còn tiến vượt miền xuôi!

Có một bài học tuyệt vời mà các nơi đang hướng tới học tập, đó là việc Tỉnh ủy Sơn La quyết định chuyển một phần lớn diện tích trồng ngô và sắn của tỉnh sang trồng cây ăn quả. Hàng vạn hecta xoài, nhãn, chanh leo,… nối tiếp nhau được hình thành. Thu nhập của bà con ở những vùng này vượt trội, có nơi tăng tới cả chục lần!

Bây giờ, Trung ương lại vừa quyết định làm một con đường mới từ Hòa Bình lên Mộc Châu. Bà con ở vùng này giàu vì nuôi bò sữa với trồng chè thì nay lại càng giàu hơn nhờ du lịch

Ở các tỉnh Tây Nguyên thì cà phê đang lên giá, có nơi giá tăng lên gấp đôi. Nếu giữ đúng chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thì bà con tha hồ đẩy mạnh sản xuất. Đó là chưa kể đến cây sầu riêng. Ở Đắk Nông, Đắk Lắk và cả ở Khánh Hòa, có nhiều vườn sầu riêng thu tới cả tỷ bạc! Tiềm năng ở những vùng cao này còn vô cùng to lớn!

Hãy lên với rúi rừng! (Bài 1)- Ảnh 3.

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng.

Nếu đi lên Tây Bắc, Việt Bắc, vào tới tận Tây Nguyên, thì mới thấy hết được tiềm năng về cây dược liệu của chúng ta. Vô vàn loài cây quý nhưng chưa được khai thác hợp lý; sẽ đến lúc kho dược liệu khổng lồ này được “đánh thức”. Cả thế giới sẽ tiến tới Việt Nam để mua thuốc!

Khi đi từ Sa Pa lên Lai Châu, tôi cứ ao ước có một doanh nghiệp nào đó sẽ lên đây để xây dựng một vùng hoa như Đà Lạt. Khí hậu nơi đây khác gì Đà Lạt đâu!

Nếu quyết tâm, chắc chắn sẽ hình thành được một vùng hoa mới. Sắp tới, chính phủ lại cho xây dựng trên này một sân bay. Hoa từ những vùng núi non này sẽ đi khắp thế giới!

Doanh nghiệp nào sẽ lên đây để cùng bà con biến vùng núi non xa xôi này thành những vùng hoa, vùng cây ăn quả ôn đới trù phú?…

Miền núi đâu còn xa xôi nữa, hãy lên với núi rừng!





Nguồn: https://danviet.vn/hay-len-voi-rui-rung-bai-1-20241031053541415.htm

Cùng chủ đề

Số hóa để cung – cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến...

Những hạt ngọc Tú Lệ

Hình như, người ta đã quá quen với khái niệm “Thu Hà Nội và cốm làng Vòng”. Nhưng mùa thu này, nếu đón mùa vàng vùng cao, du khách hãy nghe theo tiếng chày giã cốm nơi bản làng để tìm hiểu về một món ngon ăn chơi nhưng lại đong đầy cảm xúc mộc mạc từ ruộng nương, núi rừng.   Trên khắp những nẻo đường Tây Bắc, Đông Bắc, ở đâu có lúa nếp mùa mới, ở đó bà...

Hơn 100 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ phục hồi ngành chăn nuôi và thuỷ sản

Hơn 100 doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ gần 170 tỷ đồng tiền mặt, thức ăn, con giống... để phục hồi ngành chăn nuôi và thuỷ sản ở khu vực phía Bắc sau bão lũ. ...

Đăk Nông: Ban hành Nghị quyết riêng về cơ chế phát triển giống cây trồng

Theo ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông, giống được xác định là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là giống cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái, cây lâm nghiệp, vật nuôi và thủy sản có giá trị kinh tế cao. Theo đó, yếu tố đầu vào cực kỳ quan trọng, tác động...

Những hạt ngọc Tú Lệ

Hình như, người ta đã quá quen với khái niệm “Thu Hà Nội và cốm làng Vòng”. Nhưng mùa thu này, nếu đón mùa vàng vùng cao, du khách hãy nghe theo tiếng chày giã cốm nơi bản làng để tìm hiểu về một món ngon ăn chơi nhưng lại đong đầy cảm xúc mộc mạc từ ruộng nương, núi rừng. Trên khắp những nẻo đường Tây Bắc, Đông Bắc, ở đâu có lúa nếp mùa mới, ở đó bà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Chủ tịch UBND xã An Nhứt táo bạo tạo sinh kế cho người dân bằng ẩm thực đồng quê ngay giữa cánh đồng

Cả cánh đồng lúa xã An Nhứt (huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) vàng rực như một tấm thảm lớn chạy dài tít tắp tới tận chân trời, con đường nhựa uốn lượn bên cạnh dòng kênh xanh tạo nên khung cảnh thôn quê bình yên, tươi đẹp. Người...

Nông dân Tây Ninh dùng năng lượng mặt trời kết hợp tưới nhỏ giọt cho khoai mì, giảm phát thải CO2

Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO2, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân đang nỗ lực triển khai các giải pháp từ hoạt động trong nhà máy đến canh tác ngoài đồng ruộng. ...

Vì sao HTX Chợ Vàm ở An Giang được bình chọn là HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024?

Là một trong những HTX tập hợp được số lượng thành viên lớn, với 316 thành viên, hoạt động với 5 dịch vụ, HTX Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn và giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận,...

Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh triển khai nghị định về thanh lý rừng trồng, lưu ý rừng bị thiệt hại do bão YAGI

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị vừa ký công văn số 8153/BNN-LN ngày 30/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng....

Mưa xối xả ở Quảng Bình, lũ lên nhanh, hơn 15.000 căn nhà ngập trong biển nước

Do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xảy ra mưa lớn trong hai ngày qua, lũ trên các sông lên nhanh khiến hơn 15.000 căn nhà ngập trong biển nước. ...

Cùng chuyên mục

Đây là huyện thứ 3 của tỉnh Đắk Lắk được cấp chứng nhận nhãn hiệu sầu riêng tập thể

Sầu riêng của huyện Krông Năng vừa được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Sầu riêng Krông Năng". Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và giúp quả sầu riêng của tỉnh ngày...

Nước tràn đồng An Giang, phóng xe máy đi câu ếch đồng, con động vật hoang dã đặc sản đãi nhà giàu

Khi con nước lũ tràn đồng ở An Giang, mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ; mang về nhiều sản vật tự nhiên để người dân đầu nguồn sông nước cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng được coi là một trong những...

“Săn” giống mới, chất lượng tốt… cung cấp cho người trồng rừng Bình Định

Nâng cao chất lượng rừng trồng, Chi cục Kiểm lâm Bình Định khuyến khích các đơn vị sản xuất giống trong tỉnh, quan tâm đến các loại giống keo lai mới như: BB055, BV71, BV73, BV97, BV110, BV340, BV376, BV566, BV586... và 2 loại giống keo lá tràm LT70, LT156. Đây...

Đáng báo động phá rừng ở Đắk Lắk, mang chó đi cảnh giới, cho trẻ em bơm thuốc độc vô thân cây

Tình trạng phá rừng trái pháp luật tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Đối tượng mang theo chó nghiệp vụ để cảnh giới, thậm chí cho trẻ em bơm thuốc, khoan cây nhằm "hạ độc" cây rừng. ...

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang với công tác bảo vệ rừng – phòng cháy, chữa cháy rừng

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và mỗi người dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.Tỉnh Ninh Thuận là...

Mới nhất

Ông Donald Trump lái xe rác vận động tranh cử

Ông Trump lên xe chở rác để vận động tranh cử.Ngày 30/10, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã gây chú ý với hình ảnh lái xe rác đến cuộc vận động tranh cử ở Green Bay tại bang Wisconsin, khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang đếm ngược với giờ G.Theo AP, cựu tổng thống Trump muốn...

Mỹ lần đầu phát hiện lợn nhiễm cúm gia cầm H5N1

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 30.10 thông báo lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm ở lợn, tại một trang trại...

Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương...

Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1

Sau hơn 60 năm hoạt động, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ; trong đó có trung tâm hành chính - chính trị mới của tỉnh Đồng Nai. Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 lâu đời nhất tại Việt Nam, hình thành từ năm...

Mới nhất