Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHành trình xây những điểm trường "chạm mây"

Hành trình xây những điểm trường “chạm mây”


Ðến nay, anh Nam đã vận động, kêu gọi tài trợ xây dựng được 18 điểm trường, vận động hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho 360 em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn ở vùng núi…

18 điểm trường tặng học trò vùng cao

Ðầu năm học mới 2024-2025, điểm trường ông Phụng, thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng.

Ðây là dự án do Câu lạc bộ Bạn thương nhau kêu gọi sự chung tay, kết nối từ mọi miền, để trợ lực cho học trò vùng núi. Ðiểm trường được xây dựng với quy mô hai phòng học, phòng ở cho giáo viên, khu vệ sinh, tường rào cổng ngõ, sân trường, với tổng kinh phí gần 1,3 tỷ đồng.

Có trường học kiên cố là niềm vui, động viên rất lớn cho các thầy, cô giáo và học sinh ở xã Trà Dơn, một xã nghèo, khó khăn của huyện Nam Trà My. Ðây là điểm trường thứ 18 cũng là điểm trường đánh dấu chặng đường 11 năm gắn bó với các thầy, cô giáo và học trò vùng núi của Nguyễn Bình Nam và các tình nguyện viên Câu lạc bộ Bạn thương nhau.

Hành trình xây những điểm trường "chạm mây" ảnh 1
Điểm trường ông Phụng, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vừa được khánh thành.

Ðể đi đến hành trình hôm nay, anh Nguyễn Bình Nam cho biết: “Nhìn lại những khó khăn đã vượt qua, anh em trong câu lạc bộ thường động viên nhau tiếp tục cố gắng. Không gì quý bằng con chữ, kiến thức. Chúng tôi rất vui khi học trò vùng núi được đến trường”.

Anh Nam nhớ lại, cách đây 15 năm, lần đầu cùng nhóm bạn tự tiết kiệm tiền để trao quà tặng học sinh nghèo, những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, anh đã tự đặt ra mục tiêu sẽ lan tỏa, kết nối hành trình thiện nguyện xa hơn.

Năm 2013, Nam thành lập Câu lạc bộ Bạn thương nhau, gồm những người bạn thân, cùng đồng hành thiện nguyện. Trong năm đó, câu lạc bộ tổ chức chương trình Tết vùng cao tại điểm trường Nước Ui (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My). Khi trực tiếp chứng kiến điều kiện sinh hoạt, học tập nơi này, anh trăn trở với câu hỏi, làm sao để có thể xây dựng tặng thầy trò vùng cao một ngôi trường?

Khó cũng quyết làm, anh Nam mạnh dạn lên phương án, khảo sát và nhờ sự trợ giúp của chính quyền, người dân địa phương, để có thể vận chuyển được nguyên vật liệu lên đến điểm trường Nước Ui. So với số tiền dự toán ban đầu là 55 triệu đồng, anh Nam và câu lạc bộ đã vận động được hơn 222 triệu đồng để xây dựng và bàn giao điểm trường cho thầy, cô giáo và học trò trong năm 2013.

“Chính điểm trường đầu tiên này đã cho tôi thêm động lực để có thể đi đến hôm nay”, anh Nam nói.

Ðến nay, anh Nguyễn Bình Nam và Câu lạc bộ Bạn thương nhau đã vận động, kêu gọi tài trợ xây dựng được 18 điểm trường, trong đó riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 12 điểm trường, còn lại ở huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi). Mỗi điểm trường đủ chỗ học cho khoảng 60 học sinh.

Ðến nay đã có hơn 1.000 trẻ mầm non và lớp 1, lớp 2 được học trong điểm trường kiên cố. Tổng số tiền anh Nam vận động lên đến hàng tỷ đồng, được cập nhật, báo cáo chi tiết, minh bạch.

Hành trình xây những điểm trường "chạm mây" ảnh 2
Câu lạc bộ Bạn thương nhau với hành trình đưa học trò vùng cao xuống phố.

Ðể xây dựng được các điểm trường này, nhóm của anh Nam phải thực hiện ít nhất ba chuyến đi, đầu tiên là đi khảo sát, thứ hai là đi xác minh, thứ ba là làm việc, họp với lãnh đạo địa phương để làm các thủ tục cấp phép, rồi gặp, họp dân để nhờ người dân bảo vệ công trình, hỗ trợ thợ khi cần thiết. Trong thời gian ba tháng thi công, anh và các bạn lại sắp xếp thời gian lên kiểm tra, động viên thợ hoàn thành công trình đúng tiến độ.

Có nhiều điểm trường gặp khó khăn trong cả quá trình vận chuyển trang thiết bị, vật liệu xây dựng, anh Nam phải chạy đi chạy lại nhiều lần cho đến khi công trình hoàn thiện, khánh thành, bàn giao cho thầy-trò từng điểm trường. Cứ sau ba năm anh lại lên lại từng điểm trường một lần để kiểm tra chất lượng các hạng mục công trình, xem có phải sửa sang gì không.

“May mắn là đến nay, điểm trường đầu tiên xây dựng là Nước Ui vẫn bảo đảm an toàn cho việc dạy-học”, anh Nam chia sẻ.

Ðể vượt qua mọi khó khăn, anh Nam đúc kết rằng đó là nhờ sự đồng tâm, hợp sức và sự chung tay kết nối của những tấm lòng thảo thơm dành cho thầy, cô giáo, học sinh vùng núi xa xôi, đã tiếp thêm một nguồn động lực vô cùng lớn.

Ngược lại, sau hàng trăm chuyến trèo đèo lội suối vượt rừng để đến được với những điểm trường “trong mây”, trái tim, tâm hồn anh được tiếp thêm nguồn năng lượng sống dồi dào, được kết nối và có thêm rất nhiều bạn bè, là giáo viên, là người dân vùng núi, là những em học sinh biết vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi con chữ, biết đọc, biết viết, biết sống và san sẻ yêu thương.

“Thật hạnh phúc vì mình đã thực hiện được ước mơ sẽ sống vì những điều tốt đẹp nhất. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, nhưng sự tiếp sức kịp thời để thầy, cô giáo cần mẫn bám điểm trường, chăm sóc và dạy chữ cho các em mới là món quà tuyệt vời nhất. Khi các em có kiến thức, các em sẽ làm chủ cuộc đời”, anh Nam chia sẻ.

Hành trình xây những điểm trường "chạm mây" ảnh 3
Học trò điểm trường ông Phụng, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam với những món quà Câu lạc bộ Bạn thương nhau vận động mạnh thường quân trao tặng.

Truyền năng lượng sống

Ðặt ra mục tiêu thiện nguyện là “Ði thật xa-Nơi thật khó-Ðến tận nơi-Trao tận tay”, “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, nhiều năm qua, anh Nguyễn Bình Nam trở thành người giữ lửa, truyền năng lượng sống tích cực đến cộng đồng và đã trở thành người bạn đối với đồng bào vùng cao các tỉnh miền trung, đặc biệt là các em học trò vùng cao.

Sau những ngày bộn bề công việc, cứ cuối tuần người thủ lĩnh của Câu lạc bộ Bạn thương nhau với hơn 40 thành viên thường trực và hàng chục tình nguyện viên lại lên núi, bền bỉ thực hiện khát vọng sống vì cộng đồng, vì những ánh mắt trẻ thơ trong trẻo của học trò vùng cao, vì những thầy, cô giáo cắm trụ tại các điểm trường rẻo cao với vô vàn khó khăn, thiếu thốn.

Hàng loạt dự án đã được nhóm của anh Nam triển khai rất thiết thực, ý nghĩa như “Bữa cơm miền núi”, “Én nhỏ vùng cao”, “Tủ sách vùng cao”, “Tủ thuốc vùng cao”, “Ði học trên núi”, “Ði dạy trên núi”… hướng đến học trò ở vùng núi khó khăn.

Hàng nghìn suất ăn, hàng trăm suất học bổng… được trao tận tay học trò vùng núi trong 11 năm qua. Hành trình thiện nguyện của anh Nguyễn Bình Nam đã truyền cảm hứng và mang lại niềm tin tưởng, làm động lực để các em học trò ở những vùng núi đặc biệt khó khăn được học chữ, sớm chạm được ước mơ, khát vọng.

Trong đó Dự án “Ði học trên núi” được triển khai từ tháng 9/2022 đến nay. Dự án hoạt động với phương châm “Mỗi gia đình/cá nhân ở phố nhận nuôi một em trên núi”, mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng.

Hành trình xây những điểm trường "chạm mây" ảnh 4
Đến nay hành trình đến với những điểm trường vùng cao của Nguyễn Bình Nam đã vận động, xây dựng được 18 điểm trường.

Danh sách học sinh tham gia dự án có sự giới thiệu của trường với thông tin cụ thể về hoàn cảnh từng em. Dự án “Ði học trên núi” hoạt động dưới sự điều phối của các thành viên Câu lạc bộ Bạn thương nhau với các thầy, cô giáo tại các trường.

Hằng tháng, các thầy, cô nhận tiền từ dự án để mua sắm quần áo, sách vở, vật dụng cần thiết, nhu yếu phẩm trợ lực cho các em và gia đình. Dự án hiện đang hỗ trợ cho 360 em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn của hàng chục điểm trường tại vùng núi Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi với mức 500.000 đồng/em/tháng, tính ra một năm hơn hai tỷ đồng.

Riêng đối với giáo viên cắm trụ tại các điểm trường vùng cao, nhóm của anh Nguyễn Bình Nam thực hiện dự án “Ði dạy trên núi”, đến nay kêu gọi hỗ trợ cho 20 giáo viên vùng cao tại các huyện Nam Trà My, Trà Bồng, Hướng Hóa với số tiền 500.000 đồng/người/tháng. Ðối tượng được hỗ trợ là giáo viên hợp đồng, chưa vào biên chế, lương thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, có con nhỏ…

Sau bão số 3 gây thiệt hại khủng khiếp, anh Nguyễn Bình Nam và Câu lạc bộ Bạn thương nhau lại lên đường thiện nguyện, trao tặng tiền, nhu yếu phẩm cho thầy, cô giáo và học sinh tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trong chương trình “Hỗ trợ học sinh Bảo Yên trở lại trường học”.

Anh Nam chia sẻ: “Thật may mắn và hạnh phúc khi mọi người bình yên sau bão lũ. Trước ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, chúng tôi lên đường với sứ mệnh làm cầu nối mang theo bao tin tưởng, yêu thương mà những tấm lòng bạn bè, người thân, những người chưa bao giờ gặp tin tưởng tìm đến nhóm để gián tiếp ủng hộ. Cho đi là còn mãi, cứ mong sao nguồn năng lượng sống này tiếp tục được nhân lên”.





Nguồn: https://nhandan.vn/hanh-trinh-xay-nhung-diem-truong-cham-may-post835072.html

Cùng chủ đề

Vì sao Sở Nông nghiệp chưa tiếp nhận?

Sau khi tỉnh Quảng Ngãi có chỉ đạo giao Cảng cá sông Trà Bồng cho Sở NN&PTNT tiếp nhận, quản lý, vận hành, khai thác. Song, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi vẫn chưa thể tiếp nhận. ...

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. ...

Đình chỉ công tác cô giáo “tác động vật lý” khiến học sinh thâm tím lưng

(Dân trí) - Cô V.T.T., giáo viên Trường Tiểu học Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bị tạm đình chỉ công tác do "tác động vật lý" học sinh trong lớp. Sáng 30/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Võ Đào Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Đình, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND thị xã Bỉm Sơn đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối...

Xôn xao tin nhắn cô giáo gửi phụ huynh học sinh ‘đừng bận tâm’ chuyện quà 20-10

Mới đây, trên một diễn đàn mạng xã hội, nhiều người bàn tán xôn xao ngay sau khi nhìn thấy một đoạn tin nhắn của cô giáo trong nhóm lớp được một tài khoản phụ huynh học sinh với nickname Gió chia sẻ.Cụ thể nội dung của đoạn tin nhắn đó như sau: "Gửi quý phụ huynh thân mến! Sắp đến dịp...

Cô giáo “tác động vật lý” khiến học sinh bầm lưng được chuyển làm văn thư

Sáng 19/10, bà Võ Đào Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Đình, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã chuyển cô V.T.T. (người đánh học sinh N.) sang làm văn thư.Theo bà Hoa, qua trích xuất camera, nhà trường phát hiện cô T. có hành động bạo lực với nhiều học sinh trong lớp 1B. Hiện, có 4 gia đình làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mùa lá vàng, lá đỏ lập kỷ lục mới về thời gian đến muộn

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã dự đoán mùa lá vàng, lá đỏ mùa Thu của Nhật Bản bị chậm lại do thời tiết ấm áp, thời điểm lá đỏ và lá vàng đạt đỉnh sẽ muộn hơn bình thường do nhiệt độ cao hơn. Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn dự báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết nhiệt độ kỷ lục vào tháng Chín và thời tiết ấm áp kéo dài...

Nâng cao vai trò kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

NDO - Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”. Quang cảnh hội...

Canada phát hiện ca cúm gia cầm H5 đầu tiên ở người

NDO - Nhà chức trách y tế Canada hôm qua cho biết, họ đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm H5 ở một người là một thiếu niên ở phía tây tỉnh British Columbia. Chính quyền tỉnh trong một tuyên bố cho biết, thiếu niên nói trên có khả năng đã nhiễm virus từ một con chim hoặc động vật và hiện đang được chăm sóc tại một bệnh viện nhi. Tỉnh cũng cho...

Suy giảm dự trữ buồng trứng ở người trẻ

NDO - Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trịnh Thị Ngọc Yến - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện nay, xu thế vô sinh đang trẻ hóa dần. Có rất nhiều trường hợp trẻ tuổi, khi đi khám mới phát hiện dự trữ buồng trứng đã bị suy giảm rất nhiều. Nhóm đối tượng nào nên thực hiện trữ trứng...

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù hợp cho các cơ chế hợp tác tiểu vùng trong giai đoạn phát triển mới. ...

Bài đọc nhiều

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Khám phá nền tảng giáo dục sáng tạo Studify

Studify, một nền tảng giáo dục sáng tạo, vừa ra mắt tại TP.HCM vào ngày 9.11 được kỳ vọng mang đến phương pháp học tập toàn diện cho người dạy và người học. ...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, chương trình học bằng tiếng Anh và khoa Ngôn ngữ Anh. ...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh giáo viên

Tiêu chuẩn về xếp loại chất lượng tại Thông tư 13 là phù hợp với yêu cầu về cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ ...

Nhiều trường đại học cắt giảm tổ hợp xét tuyển năm 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) mới đây công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Điểm đáng chú ý là trường sử dụng 4 tổ hợp môn xét tuyển áp dụng cho tất cả các ngành/chuyên ngành, tất cả các phương thức xét tuyển, gồm: Toán - tiếng Anh - Ngữ văn; Toán - tiếng Anh - Vật lý; Toán - tiếng Anh - Tin học; Toán...

Đừng sáng tạo quá đà!

Việc ra đề thi môn ngữ văn với yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến nhiều đề thi gây tranh cãi ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Mới nhất

Thủ khoa đại học áp lực khi thấy nhiều bạn học vừa giỏi vừa hiểu biết

(Dân trí) - Tân sinh viên Ngô Gia Phong, thủ khoa đầu vào Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) theo phương thức điểm đánh giá năng lực, thừa nhận bị áp lực khi thấy nhiều bạn vừa giỏi, vừa hiểu biết. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 diễn ra vào sáng 4/10, Trường Đại học...

Hành trình TokyoLife kiên định với phương châm phụng sự xã hội

Người Nhật luôn trân quý những giá trị sâu sắc, nơi tri thức và sự kiên trì không chỉ dừng lại ở việc nâng cao bản thân, mà còn là nền tảng để hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Nhà tư tưởng lớn Yukichi Fukuzawa từng nói: "Mục tiêu cao nhất của tri thức không phải...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube...

Mới nhất