Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHành trình trở thành chuyên gia Liên Hiệp Quốc

Hành trình trở thành chuyên gia Liên Hiệp Quốc


HỌC TRƯỜNG CHUYÊN VÀ… BỊ BUỘC THÔI HỌC

Trần Khánh Hà (40 tuổi), hiện là chuyên gia Liên Hiệp Quốc. Từ tháng 1.2019, anh sang Ethiopia làm việc tại Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về châu Phi (UNECA). Sau đó, anh chuyển sang Ủy ban Kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP) chi nhánh Thái Bình Dương tại Fiji từ tháng 9.2021 đến nay.

Hành trình trở thành chuyên gia Liên Hiệp Quốc- Ảnh 1.

Anh Trần Khánh Hà

Sở hữu một công việc đáng mơ ước của nhiều người nhưng ít ai biết rằng, con đường học hành trước đó của Hà có những ngã rẽ và sự bắt đầu khác thường. Hà vốn là cựu học sinh ban A (toán, lý, hóa) của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Với thế mạnh về khoa học tự nhiên, anh đã chọn thi vào Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Với điểm giỏi trong kỳ thi tuyển sinh, Hà đã trúng tuyển và còn nhận được học bổng tuyển sinh đầu vào của trường.

Nhưng chỉ sau học kỳ đầu tiên, Hà làm đơn xin bảo lưu kết quả học tập để tập trung vào việc học tiếng Anh. Từ một học sinh chuyên ban A chỉ đạt 6,5 điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, sau 6 tháng anh đã lấy được chứng chỉ IELTS 6.0. Rồi đầu năm thứ 2, Hà trở lại trường học tiếp nhưng không tham dự kỳ thi kết thúc học phần vì đã lựa chọn một hướng đi mới là du học. Hà kể: “Quyết định đi du học nhưng không xin dừng học, cũng không đến trường xin rút hồ sơ. Sau các đợt cảnh báo học vụ vì không có điểm, theo quy định học vụ, mình nhận được thông báo bị buộc thôi học”.

Kể thêm về quyết định du học, anh nói: “Ban đầu mình không có ý định đi du học, một phần vì gia đình không có điều kiện. Nhưng thời điểm vào ĐH, điều kiện kinh tế gia đình đã tốt hơn. Mình cũng một phần bị thôi thúc bởi bạn bè khi trong lớp khoảng 50 người mà có tới hơn 30 bạn đang học tập ở nước ngoài”. Cuối cùng, Hà đã trở thành sinh viên ngành khoa học máy tính và thông tin tại Trường ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand).

Năm 2006, sau khi hoàn thành chương trình đại học, Hà về nước và trở thành lập trình viên cho Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential. Hai năm sau đó, một lần nữa anh lại có quyết định dừng việc đang làm để học cao hơn. Năm 2009, sau khi hoàn thành chương trình MBA tại ĐH RMIT Việt Nam, Hà đi du lịch nửa năm rồi gia nhập Tổng công ty Bến Thành với vai trò quản lý công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin của công ty. 10 năm làm việc tại đây, anh trải qua thêm một số vị trí liên quan đến marketing, phát triển chiến lược…

QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG KÉO DÀI 3 NĂM

Đầu năm 2014, Hà tình cờ đọc được bài chia sẻ của một người bạn về cơ hội việc làm với tên gọi “Chương trình chuyên gia trẻ Liên Hiệp Quốc” (UN YPP). Chương trình dành cho ứng viên ở các nước mà sự hiện diện của quốc gia đó “trên bản đồ” việc làm của Liên Hiệp Quốc không có hoặc rất ít. Thời điểm đó, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách cần được bổ sung. Đúng với yêu cầu vị trí cần tuyển về công nghệ thông tin, Hà đã quyết định thử sức dù biết sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.

Hành trình trở thành chuyên gia Liên Hiệp Quốc- Ảnh 2.

Anh Trần Khánh Hà khi làm việc tại Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về châu Phi (UNECA) ở Ethiopia

Đúng như dự đoán, anh đã phải trải qua nhiều vòng của quá trình dự tuyển. Vòng đầu tiên, ứng viên tạo hồ sơ trên trang trực tuyến của Liên Hiệp Quốc. Chỉ từ vòng lọc hồ sơ, mỗi nước có trung bình xấp xỉ 200 hồ sơ hợp lệ. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc năm đó, toàn thế giới có khoảng 50.000 hồ sơ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Hà cùng với hơn 100 người khác của Việt Nam đã nhận được lời mời dự thi tập trung ở vòng 2. Vào tháng 12.2014, anh bay ra Hà Nội tham dự kỳ thi tập trung toàn thế giới được tổ chức theo giờ Mỹ, cùng đề cùng đợt và kéo dài hơn 4 tiếng từ 9 giờ tối đến hơn 1 giờ sáng hôm sau. Tất cả bài thi vòng 2 sau khi được niêm phong và đưa về New York (Mỹ) chấm để chọn ra khoảng 600 người vào tiếp vòng 3, trong đó có Hà.

Tiếp đó, vòng phỏng vấn cuối cùng đã diễn ra vào năm 2015. Cuộc phỏng vấn trực tuyến kéo dài 30 phút về các kỹ năng thành thạo công việc, anh đã được 4 giám khảo đánh giá cao. Mấy tháng sau đó, anh nhận được thông báo là một trong số 13 người thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin được Liên Hiệp Quốc tuyển dụng làm việc.

Tuy vậy, anh Hà cho hay: “Quy trình tuyển dụng ứng viên đã xong nhưng mình vẫn chưa phải là nhân viên chính thức của Liên Hiệp Quốc. Theo quy trình của tổ chức, danh sách các ứng viên được tuyển dụng có hiệu lực trong vòng 2 năm. Việc bố trí việc làm sẽ lần lượt theo nhu cầu thực tế của tổ chức. Sau 2 năm nếu ứng viên chưa được bố trí, kết quả tuyển dụng bị hủy và ứng viên cần tham gia lại từ đầu quy trình tuyển dụng”. Sau 2 năm chưa được bố trí việc làm, Hà tưởng chừng mọi thứ chỉ dừng lại như suy nghĩ “thử sức” ban đầu. Nhưng rồi may mắn đã mỉm cười, kết quả được gia hạn thêm 1 năm và Hà đã được Liên Hiệp Quốc “gọi tên” vào năm 2018.

THAY ĐỔI CÁCH NHÌN NHẬN VỀ THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ SỐNG

Tháng đầu tiên của năm 2019, Hà chính thức trở thành một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc. Ở đợt tuyển đó, Hà là ứng viên duy nhất của Việt Nam được chọn. Anh cho biết, trong tổng số khoảng 42.000 nhân viên đang làm việc cho tổ chức này, người Việt Nam chiếm tỷ lệ rất thấp. “Sự hiện diện của người Việt Nam trong bản đồ việc làm của Liên Hiệp Quốc rất ít. Thời điểm đi châu Phi, mình cũng là người Việt Nam duy nhất ở cấp độ chuyên gia Liên Hiệp Quốc tại UNECA”, Hà thông tin thêm.

“Rất nhiều” là cụm từ anh Hà dùng để trả lời cho câu hỏi về những điều có được từ công việc hiện tại. Trong vai trò phụ trách quản lý chương trình tại Fiji, hiện anh được trả khoảng 50.000 USD mỗi năm, tức khoảng 100 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, anh được tổ chức hỗ trợ 80% học phí cho các con, mỗi 2 năm cả gia đình được tài trợ chuyến đi khứ hồi về Việt Nam. Nhưng đó không phải là tất cả, mà theo anh: “Mình sẽ tiếp tục gắn bó với công việc này bởi tính chất phụng sự quốc tế của nó”.

Chia sẻ thêm về công việc đang làm, anh cho biết như đúng mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, công việc nhằm tăng cường phát triển kinh tế bền vững, gìn giữ và thúc đẩy văn hóa, giảm đói nghèo, tăng cường quyền con người, quyền bình đẳng giới… Những mục tiêu này, bản thân anh trước đây ít quan tâm đến. Nhưng với công việc hiện tại, cách nhìn nhận của anh về thế giới, về các giá trị sống đã thay đổi.

Ví dụ đơn giản nhất cho sự thay đổi, chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói: “Trước đây khi chưa đến châu Phi mình có thể nghĩ đó là châu lục nghèo, khí hậu nóng, nhiều người da đen… Nhưng khi đến đó, mình mới biết họ rất đa dạng về văn hóa, về màu da và khí hậu có những vùng phủ đầy tuyết. Rồi đi nhiều, mình thấy Việt Nam dù chưa phát triển mạnh nhưng là điểm đến tuyệt vời so với nhiều nơi trên thế giới. Không đi, chắc chắn mình không có sự thay đổi nhận thức về cả thế giới như vậy”.



Source link

Cùng chủ đề

Tiếp tục vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung tới các thế hệ mai sau

Những cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc từng giúp đỡ cách mạng Việt Nam giờ đây đều đã ngoại lục tuần nhưng họ vẫn tiếp tục những công việc thầm lặng để vun đắp cho tình hữu nghị hai nước. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam, Trung Quốc là một trong những nước giúp đỡ Việt Nam về vũ...

Chuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà phát triển du lịch bền vững

Để phát huy tiềm năng, phát triển bền vững, đảo Cát Bà cần sự chung tay của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng với 8 việc cần làm ngay. ...

Báo Ukraine: Kiev có thể đã ám sát chuyên gia tên lửa hàng đầu của Nga

(Dân trí) - Truyền thông Ukraine nói rằng, Kiev có thể đã ám sát một trong những chuyên gia tên lửa hàng đầu của Nga tại Moscow. Mikhail Shatsky, một chuyên gia người Nga tham gia vào quá trình hiện đại hóa tên lửa được dùng để phóng vào Ukraine, đã thiệt mạng do bị bắn ở Moscow, một nguồn tin của quân đội Ukraine nói với Kyiv Independent vào ngày 12/12.Nguồn tin cho hay, cơ quan tình báo quân...

Nhiều sản phẩm du lịch được giới thiệu tại hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn

(Tổ Quốc) - Ngày 11/12, tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho hay: Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 9-11/12 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên...

Thương hiệu gạo Việt học hỏi gì từ kinh nghiệm của Thái Lan và Nhật Bản?

Ông Sakda Sinives - cố vấn chuyên môn Công ty TNHH A.S Power Green - gợi ý cần chọn tên thương hiệu độc đáo so với đối thủ cạnh tranh, ít bị trùng và không nên quá dài 3 âm tiết để khách hàng dễ nhớ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Putin tổ chức họp báo cuối năm, nhận hơn 2 triệu câu hỏi

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu buổi họp báo thường niên và phiên hỏi đáp vào 16 giờ hôm nay 19.12 (giờ Việt Nam). ...

Làm sao để chữa khỏi tiền tiểu đường?

Người bị tiền tiểu đường không nhất thiết sẽ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, tình trạng này cảnh báo nguy cơ cao sẽ mắc tiểu đường. Điều may mắn là tiền tiểu đường có thể đảo ngược nhưng cần phải hành động nhanh...

Làm thế nào để mặc váy slip mềm mại trong các bữa tiệc mùa lễ hội?

Chiếc váy “hot” nhất trong mùa này vẫn là váy slip - một chiếc váy trơn bằng lụa...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Sinh viên Phenikaa tỏa sáng rực rỡ tại Euréka 2024

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka lần thứ 26 năm 2024 vừa diễn ra với những dấu ấn đầy ấn tượng, đánh dấu một mốc son mới trong hành trình khám phá và sáng tạo của sinh viên các trường đại học trên cả nước. Với sự tham gia của 5.991 thí sinh đến...

Học sinh Phú Thọ được thí điểm học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ Bảy

Ngày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1918/SGD&ĐT-GDTrH về việc thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, nghỉ...

Thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh phổ thông

Từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THCS, THPT. Bộ GDĐT vừa có công văn gửi các sở GDĐT hướng...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Hơn 1.400 giáo viên được tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học

Chương trình hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh, trong các hoạt động dạy và học. Thông tin từ Trường Đại học RMIT Việt Nam cho biết trong tháng 11 và 12, đơn vị này vừa triển khai tập huấn miễn phí cho hơn 1.400 giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước về ứng dụng các...

Mới nhất

Vietjet tính thuê máy bay Trung Quốc bay Côn Đảo dịp Tết

Vietjet lên kế hoạch thuê máy bay COMAC để phục vụ cao điểm Tết, trong đó chủ yếu bay chặng như Hà Nội, TP.HCM đi Côn Đảo. ...

VN-Index giảm hơn 11 điểm, thanh khoản cải thiện

NDO - Phiên giao dịch ngày 19/12, áp lực bán mạnh ngay từ đầu phiên khiến thị trường chìm trong sắc đỏ suốt thời gian giao dịch, cổ phiếu hàng loạt các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, nguyên vật liệu, chứng khoán… lao dốc, rổ VN30 có tới 26 mã giảm, chỉ có 2 mã...

Flavors Awards 2024 vinh danh những cái tên nổi bật trong ngành F&B Việt Nam

Lễ trao giải Flavors Awards 2024 vinh danh những doanh nghiệp, dịch vụ xuất sắc trong ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam, hướng tới nâng cao vị thế của Việt Nam trên “bản đồ” ẩm thực thế giới. Vào ngày 14/12, lễ trao giải Flavors Awards do Vietcetera và Mastercard phối hợp tổ chức đã diễn ra...

Sinh viên Phenikaa tỏa sáng rực rỡ tại Euréka 2024

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka lần thứ 26 năm 2024 vừa diễn ra với những dấu ấn đầy ấn tượng, đánh dấu một mốc son mới trong hành trình khám phá và sáng...

Học sinh Phú Thọ được thí điểm học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ Bảy

Ngày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1918/SGD&ĐT-GDTrH về...

Mới nhất