Trang chủNewsThế giớiHàn Quốc và ước vọng toàn cầu

Hàn Quốc và ước vọng toàn cầu



Chiến lược An ninh quốc gia Hàn Quốc dưới thời ông Yoon Suk Yeol có điểm tương đồng so với tài liệu 15 năm trước, song với nhiều nét mới đáng chú ý.

NSS mới của Hàn Quốc xem Nhật Bản là láng giềng quan trọng và tìm kiếm hợp tác trong những lĩnh vực như an ninh quốc gia và kinh tế. (Nguồn: Văn phòng Quan hệ công chúng Nội các Nhật Bản)
NSS mới của Hàn Quốc xem Nhật Bản là láng giềng quan trọng và tìm kiếm hợp tác trong những lĩnh vực như an ninh quốc gia và kinh tế. (Nguồn: Văn phòng Quan hệ công chúng Nội các Nhật Bản)

Tuần qua, Hàn Quốc đã công bố Chiến lược An ninh quốc gia (NSS) đầu tiên dưới thời Tổng thống Yoon Suk Yeol. Khác với láng giềng Nhật Bản và đồng minh Mỹ, đây không phải là tài liệu thường niên và chỉ xuất hiện một lần trong mỗi nhiệm kỳ tổng thống như ông Lee Myung Bak (2008), bà Park Geun Hye (2014), ông Moon Jae In (2018) và giờ là ông Yoon Suk Yeol (2023).

Khoảng cách từ 4-5 năm giữa các phiên bản và thường xuất hiện ở giai đoạn đầu nhiệm kỳ đồng nghĩa rằng, tài liệu này mang tính xuyên suốt, hướng tới xác định các vấn đề, mục tiêu trong nhiệm kỳ duy nhất của Tổng thống Hàn Quốc.

Trong số đó, một vấn đề, mục tiêu tồn tại xuyên suốt các phiên bản NSS là tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Giờ đây, câu chuyện ấy vẫn quan trọng hơn bao giờ hết. Song NSS năm 2023 của Hàn Quốc không chỉ có vậy.

Dư âm cũ, cách tiếp cận mới

Trước hết, tiêu đề của tài liệu này là “Quốc gia quan trọng toàn cầu vì tự do, hòa bình và thịnh vượng”, gợi nhớ tên gọi bản NSS của xứ sở kim chi dưới thời của cố Tổng thống Lee Myung Bak, “Một Hàn Quốc toàn cầu”. Tài liệu năm 2009 này chỉ dày 39 trang, ngắn hơn nhiều so với văn bản dài 107 trang được công bố vừa qua. Tuy nhiên, văn bản này đã trở thành kim chỉ nam để Seoul đóng một vai trò tích cực, có ảnh hưởng hơn trên trường quốc tế trong các vấn đề như tự do thương mại, chủ nghĩa đa phương, gìn giữ hòa bình và biến đổi khí hậu.

Trên khía cạnh đó, bản NSS mới mong muốn làm điều tương tự, phản ánh rõ thông qua những ưu tiên nêu trong phần đánh giá về môi trường an ninh. Thay vì đi theo phong cách truyền thống và khởi đầu với tình hình bán đảo Triều Tiên, chương Hai của NSS đề cập vấn đề này cuối cùng.

Thay vào đó, phần này khởi đầu với đánh giá sơ bộ về an ninh toàn cầu, lưu ý rằng “các cuộc khủng hoảng, vốn chỉ xuất hiện vài trăm năm một lần, giờ lại diễn ra cùng một lúc”. Nhận định về ranh giới ngày càng mờ nhạt giữa “quốc gia” và “quốc tế”, cùng mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa an ninh và phát triển, tài liệu này đã dẫn chứng một số thách thức then chốt từ bên ngoài như cạnh tranh Mỹ – Trung, gián đoạn chuỗi cung ứng – vốn đóng vai trò then chốt đối với quốc gia thương mại như Hàn Quốc và các thách thức an ninh phi truyền thống.

Trong khi đó, chương Ba, Bốn và Năm vạch ra kế hoạch của Seoul nhằm giải quyết các thách thức này thông qua củng cố quan hệ đồng minh với Washington và đối tác chiến lược; củng cố trật tự quốc tế và nâng cao năng lực quốc phòng.

Những phần này có nhiều điểm tương đồng với nội dung đã được đề cập trong các văn bản chính sách được công bố vài tháng trước, bao gồm Chiến lược vì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng (tháng 12/2022) và Sách Trắng Quốc phòng năm 2022 (tháng 2/2023). Từ bán dẫn tới quốc phòng và sản xuất năng lượng phát thải thấp, vai trò của Hàn Quốc đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cân bằng quyền lực toàn cầu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, chương Bảy và Tám về an ninh kinh tế và đối phó thách thức an ninh mới nổi thừa nhận rằng, những vụ việc liên quan tới hành vi “cưỡng ép kinh tế” và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng gần đây cho thấy sự trỗi dậy của Hàn Quốc có thể bị cản trở. Điều này buộc Seoul nỗ lực xây dựng quan hệ với đối tác mới, song song việc duy trì quan hệ với các đối tác truyền thống.

Ngoại giao dựa trên giá trị

Đặc biệt, bản NSS mới của Hàn Quốc nhận định, trọng tâm của ngoại giao thời gian tới sẽ là “triển khai đồng thời ngoại giao dựa trên giá trị (value – based diplomacy) và ngoại giao thực tế (pragmatic diplomacy) vì lợi ích quốc gia”.

Tuy nhiên, không khó để thấy sự tương phản giữa hai mục tiêu này và chương Sáu về mối quan hệ liên Triều là minh chứng rõ nét hơn cả. Chiến thắng của ông Yoon Suk Yeol trong cuộc bầu cử Tổng thống một năm về trước phần nào đó đến từ nỗ lực không thành của chính quyền tiền nhiệm trong hòa giải hai miền. Trên cơ sở đó, chương này có đề cập những biện pháp răn đe quân sự và vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, phần còn lại của chương này chủ yếu nhắc tới nỗ lực chưa được hồi đáp của Hàn Quốc nhằm tiếp cận thực chất hơn với Triều Tiên.

Tương tự là lập trường của Seoul trong quan hệ với Bắc Kinh và Moscow. Như thường lệ, NSS này nhiều lần nhắc đến sự đoàn kết giữa Hàn Quốc với các đối tác, đồng minh chia sẻ cùng hệ giá trị như Mỹ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng, Seoul phủ nhận quan hệ với Bắc Kinh và Moscow. Tài liệu nhấn mạnh quan hệ Trung – Hàn có thể phát triển thông qua “sự tôn trọng và tương hỗ”, dù Nhà Xanh sẽ “ngăn cản sự phụ thuộc quá mức vào một số quốc gia về những khoáng sản than chốt”. Một mặt, Hàn Quốc “chỉ trích mạnh mẽ” Nga vì cuộc xung đột tại Ukraine. Mặt khác, Seoul muốn “duy trì quan hệ ổn định” với Moscow.

Tìm kiếm điểm cân bằng giữa theo đuổi thực tế lợi ích quốc gia và hành xử tương ứng với các hệ giá trị của mình là bài toán khó đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là với một quốc gia tầm trung tại khu vực láng giềng phức tạp như Hàn Quốc.

Dù vậy, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn vạch ra tầm nhìn tham vọng, hướng tới xác lập vị trí của Seoul trên bản đồ thế giới, thay vì chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra tại Đông Bắc Á. Song trước một thế giới đầy biến động, với các cuộc khủng hoảng “trăm năm có một… đang diễn ra cùng một lúc” như NSS đã nêu, hiện thực hóa giấc mơ ấy chắc chắn không hề đơn giản.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Ngày 7/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, nước này không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm đáp trả việc Triều Tiên triển khai quân đội đến Nga.

Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm...

Mỹ triển khai 6 pháo đài bay tới Trung Đông, Triều Tiên phóng tên lửa ra Biển Nhật Bản, Israel tấn công hơn 100 mục tiêu Hamas và Hezbollah, kết quả bầu cử Mỹ có thể dẫn tới hoà bình hoặc chiến tranh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel “đoạn tuyệt” với một cơ quan LHQ, các ứng viên “trắng đêm” trước ngày bầu cử...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ

Trong 1 tuần, Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về vùng đất phương Nam.

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên cả nước. Trong đó, nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Tàu quét mìn Nhật Bản cháy và lật, một thủy thủ mất tích

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mất tích và một người khác bị thương trong vụ cháy tàu quét mìn ở vùng biển tây nam nước này. ...

ông Trump đã gọi cho ông Putin, đề nghị không leo thang xung đột Ukraine

Báo Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và kêu gọi Moscow không leo thang chiến sự tại Ukraine. ...

Mới nhất

Thay vì nghi thức cắt bánh, chú rể nhúng lẩu bò trên sân khấu mời cô dâu thưởng thức

GĐXH - Thay vì tiến hành lễ cưới truyền thống, giới trẻ ưu tiên tìm kiếm sự mới lạ, sáng tạo độc đáo cho hôn lễ của mình như: Chú rể nhúng lẩu mời cô dâu, nghi lễ trồng...

Tỉ phú Trần Đình Long cam kết cung cấp 6 triệu tấn thép làm đường sắt tốc độ cao, rẻ hơn nhập khẩu

Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ông Trần Đình Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - vừa khẳng định sẽ cam kết cung cấp 6 triệu tấn thép các loại chất lượng quốc tế và mức giá cạnh tranh hơn hàng...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động...

Phụ nữ Mỹ đu trend phong trào nữ quyền Hàn Quốc vì muốn bật ông Trump

Sau khi ông Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, phong trào nữ quyền 4B xuất phát từ Hàn Quốc bỗng nổi lên khắp nước Mỹ. Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS Theo Đài Al Jazeera, ông Donald Trump - người đã từng có hàng loạt phát ngôn được cho là phân...

Đảm bảo tin cậy, công bằng trong xét tuyển đại học bằng học bạ

Nhiều ý kiến khuyến nghị các trường ĐH không nên đơn thuần sử dụng điểm học bạ bậc THPT để xét tuyển, thay vào đó nên sử dụng kết quả học bạ kết hợp với các điều kiện...

Mới nhất

Cao tốc qua Bà Rịa