Trang chủNewsNhân quyền"Hái lộc" trên đỉnh Hoành Sơn Quan

“Hái lộc” trên đỉnh Hoành Sơn Quan


Hoành Sơn Quan là dãy núi cao nằm giữa địa phận 2 tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. Do được bảo vệ tốt nên rừng ở đây còn nhiều sản vật
Hoành Sơn Quan là dãy núi cao nằm giữa địa phận 2 tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. Do được bảo vệ tốt nên rừng ở đây còn nhiều sản vật

Thêm sách vở, áo mới cho con…

Cơm đùm cơm nắm mang theo, dòng người vượt khe, ngược núi hướng đỉnh Hoàng Sơn Quan. Chỉ cần dẻo dai leo núi, tinh mắt, nhanh tay hái sim là có tiền. Với giá bán 25.000 đồng/1kg, mỗi ngày mưu sinh bằng nghề hái sim ở Hoàng Sơn Quan mang lại thu nhập 250.000 – 300.000 đồng/ngày. 

Đang cân sim vừa đi hái về bán cho thương lái, chị Từ Thị Hoa ở thôn 2, xã Quảng Kim  chia sẻ: “Mùa sim chín đúng vào độ nông dân đang nông nhàn và các cháu đang nghỉ hè. Mấy mẹ con tranh thủ lên núi hái sim về bán kiếm thêm chút  tiền chuẩn bị quần áo, sách vở cho các cháu bước vào năm học mới. Đi sớm, về muộn nhưng nghề này cũng cho thu nhập khá, mỗi ngày 2 mẹ con cũng được 500 nghìn đồng”.

“Chân người đi trước được ăn”, các cụ xưa đã nói thế. Cái nghề đi hái sim cũng phải bắt đầu từ rất sớm. 3 giờ sáng, mẹ con chị Hoa cùng dòng người ở thôn 2, xã Quảng Kim đã phải ra khỏi nhà để ngược núi mưu sinh. Bì đựng sim, cơm nắm mang theo, dòng người vượt khe ngược đỉnh Hoành Sơn Quan để bắt đầu hái sim.

Tháng 8, sim trên đỉnh Hoành Sơn Quan đang vào độ chín rộ. Những cành sim khẳng khiu như dồn hết tinh túy cho mùa quả chín. Quả sim to bằng đầu ngón tay, no nắng chín đen mọng lúc lỉu trên cành. Trung bình, mỗi người hái được từ 10-15kg/ngày, với giá thương lái thu mua 25.000/1kg. Dù không phải là nghề có thu nhập cao, nhưng đi hái sim không cần tay nghề, vốn liếng nên thu hút được nhiều người tham gia. 

Mùa sim chín rộ thu hút nhiều người mưu sinh trên dãy Hoành Sơn Quan
Mùa sim chín rộ thu hút nhiều người mưu sinh trên dãy Hoành Sơn Quan

Từ xa xưa, sim chín đã trở thành món quà quê “ăn chơi” mà bình dị ở các chợ huyện, phố núi. Mùa sim chín cũng theo đó đi vào ký ức của bao thế hệ người trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng cao. Ngày nay, quả sim chín còn có nhiều công dụng khác nên nhanh chóng trở thành thứ hàng hóa đắt khách, theo chân thương lái đi muôn nơi. Nhờ đó, nhiều phận đời, phận người mưu sinh theo mùa sim có thêm thu nhập để sắm tấm áo đẹp, bộ sách mới cho con trước thềm năm học.

Sửa nhà, mua bò…từ “lộc rừng”

Mùa sim chín kéo dài 2 tháng (tháng 8 – tháng 10 dương lịch), không chỉ mẹ con chị Hoa cùng người dân ở thôn 2 xã Quảng Kim tham gia mà mùa sim ở phía Nam dãy Hoành Sơn Quan này còn thu hút nhiều người ở các xã khác trong huyện Quảng Trạch, như Quảng Hợp, Quảng Lưu, Quảng Trung, Quảng Phú cùng mưu sinh. Phần lớn dòng người ngược núi, vượt khe lên Hoành Sơn Quan hái sim là phụ nữ và học sinh tranh thủ kỳ nghỉ hè. Có lẽ do đặc tính bền sức lại nhanh tay nên nghề hái sim phù hợp với phụ nữ và trẻ em hơn.

Tham gia hái sim chủ yếu là phụ nữ và trẻ em
Tham gia hái sim chủ yếu là phụ nữ và trẻ em

Em Nguyễn Thị Hiền (học sinh lớp 11, Trường THPT Quang Trung) xã Quảng Phú cho biết: “Hái sim không phải là công việc vất vả, chỉ cần mình chịu khó, siêng năng thì làm có tiền. Mỗi vụ sim kéo dài 2 tháng, em thu được 5 triệu. Đó là một số tiền rất lớn đối với chúng em, nhờ quả sim rừng mà mấy năm nay em không phải xin tiền bố mẹ để mua sách vở, quần áo cho năm học mới. Bố mẹ em cũng bớt đi gánh nặng. Vì vậy mà năm nào chúng em cũng háo hức mong nhanh đến mùa sim chín để đi hái”.

Hết mùa sim lại đến mùa quả dâu, quả móc, quả muồng, mùa hạt dẻ. Mùa nào thức ấy, nhiều người đã “bám rừng” Hoành Sơn Quan để mưu sinh. Cũng giống như chị Hoa, nghề chính của chị Phạm Thị Liên (Quảng Kim) là phụ hồ. Nhưng đến mùa quả chín là chị Liên lại “bám rừng” hái quả. Nhiều năm bám theo mùa quả ở rừng Hoành Sơn Quan đã giúp gia đình chị Liên mua được bò giống, sửa được nhà kín trên bền dưới.

Phấn khởi trải lòng, chị Liên cho biết: “Mùa hái quả dâu và sim năm ngoái, tôi thu được hơn 30 triệu đồng. Nhờ tiền đó mà tôi mua được một con bò giống để chăn nuôi và góp thêm tiền sửa căn nhà”.

Thương lái vào tận chân núi Hoành Sơn Quan để thu mua sin với giá 25.000 đồng/1kg
Thương lái vào tận chân núi Hoành Sơn Quan để thu mua sim với giá 25.000 đồng/1kg

Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Làm theo lời dạy của Bác, Nhân dân vùng Nam Hoành Sơn Quan (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã bảo vệ rừng an toàn trong suốt bao năm tháng qua. Để rồi hôm nay, chính sản vật phụ từ rừng đã mang lại nguồn thu nhập bền vững cho nhiều hộ gia đình sống gần rừng. 

Phấn khởi nữa, đã có nhiều hộ dân ở các xã Quảng Lưu, Quảng Kim, Quảng Hợp mang sim rừng về vườn nhà, rừng nhà để trồng và khoanh nuôi bảo vệ. Ngoài thu nhập từ quả chính, về mùa hoa nở ở những đồi sim trồng, khoanh nuôi và bảo vệ còn mở ra hướng phát triển du lịch trải nghiệm giúp nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu chính đáng.    

Bon Pi Nao làm nên những mùa vàng trên vùng đất sình lầy





Nguồn: https://baodantoc.vn/hai-loc-tren-dinh-hoanh-son-quan-1724056207174.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động tự do… có thể tiếp cận được với chính sách nhân văn...

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 09/11/2024. Là những đại biểu trẻ tuổi lần đầu tiên tham dự Đại hội, đây vừa là niềm vinh dự vừa là trách nhiệm, đại diện cho đồng bào các DTTS tại địa phương gửi gắm niềm tin, kỳ vọng công tác dân tộc của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao thông qua việc thực hiện...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. "Khu vực...

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư.Các chuyên ngành có ứng viên đạt...

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương (Hải Phòng) sẽ nhập vào quận Hồng Bàng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP. Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, điều chỉnh toàn...

Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Ngày 8/11/2024, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng (BXH) VNR500 đã bước sang năm thứ 18 trên chặng đường tìm kiếm và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt...

Mới nhất