Trang chủDi sảnPhát lộ đường ‘Thiên lý Bắc Nam” qua Hoành Sơn quan

Phát lộ đường ‘Thiên lý Bắc Nam” qua Hoành Sơn quan


VHO – Tuyến độc đạo với 1.000 bậc thang đá ở phía nam Hoành Sơn quan, là dấu tích của con đường “Thiên lý Bắc Nam” xưa đã được người dân và chính quyền huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) phát hiện và khôi phục nhằm gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử văn hoá ở địa phương.

Phát lộ đường ‘Thiên lý Bắc Nam” qua Hoành Sơn quan - ảnh 1
Người xưa bộ hành qua Hoành Sơn quan Ảnh: Tư liệu

Phát lộ 1.000 bậc đá ở phía nam Hoành Sơn quan

Ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch chia sẻ, được người dân ở xã Quảng Đông thông tin, chính quyền địa phương đã tổ chức khảo sát một lối mòn được xếp bằng các bậc đá, chồng xen kẽ lên nhau, vừa dấu chân đi, nối từ đền Thánh mẫu Liễu Hạnh lên di tích Hoành Sơn quan.

Con đường đá này đã bị phủ lấp bởi cỏ cây suốt mấy chục năm qua. Con đường này dài hơn 1km với hơn 1.000 bậc đá cổ, được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, cách ngày nay khoảng 200 năm.

Điểm khởi đầu của con đường đá cổ nằm tại bia Hạ Mã, trước cổng đền Thánh mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Đường men theo triền núi, xuyên qua khu rừng rậm rạp, dẫn lên đỉnh đèo Ngang – nơi tọa lạc Hoành Sơn quan, một công trình lịch sử quan trọng.

Phát lộ đường ‘Thiên lý Bắc Nam” qua Hoành Sơn quan - ảnh 2
Người xưa đi qua Hoành Sơn quan trên con đường được xếp bằng đá quanh triền núi Ảnh: Tư liệu

Dọc đoạn đường này còn có những ngôi mộ dựng lên bằng đá để đánh dấu nấm mộ. Có thể đây là mộ của những binh lính canh cổng Hoành Sơn quan ngày xưa nằm lại được chôn cất tại chỗ và xây nấm mộ bằng đá, ông Trung cho biết thêm.

Ngược dòng lịch sử, vào nhiều thế kỷ trước, trên con đường “Thiên lý Bắc Nam”, khi đi từ địa phận tỉnh Hà Tĩnh sang tỉnh Quảng Bình hoặc ngược lại, các bậc tiền nhân phải men theo các bậc đá trên con tuyến độc đạo này để vượt đỉnh Hoành Sơn hiểm trở.

Sau này, khi tuyến đường hiện đại vượt đèo Ngang được xây dựng vào thời Pháp thuộc, con đường mà tiền nhân đi lại ngày xưa ít người qua lại và theo thời gian bị vùi lấp bởi cây cỏ dại.

Phát lộ đường ‘Thiên lý Bắc Nam” qua Hoành Sơn quan - ảnh 3
Con đường đá cổ nối từ đền Thánh mẫu Liễu Hạnh lên Hoành Sơn quan được người dân phát hiện Ảnh: T.B

Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết, việc khôi phục con đường “Thiên lý Bắc Nam” mang ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử ở di tích đền Thánh mẫu Liễu Hạnh nhằm phục vụ tín ngưỡng của người dân, tạo nên điểm đến ấn tượng cho du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh ở khu vực phía Bắc của tỉnh.

Sau khi tham quan, chiêm bái đền Thánh mẫu Liễu Hạnh, du khách có thể đi trên những bậc đá của con đường xưa để trải nghiệm và chiêm ngưỡng những cảnh quan kỳ vĩ ở đèo Ngang…

Khôi phục tuyến đường độc đạo

Cửa Hoành Sơn là một điểm quan trọng trấn giữ con đường “Thiên lý Bắc Nam” với cổng Hoành Sơn cao hơn 4m. Cửa được xây trên núi, xung quanh được xây dựng bằng đá. Phía trước có mở một cửa, bên tả bên hữu có tường ngăn, có trại lính.

Phát lộ đường ‘Thiên lý Bắc Nam” qua Hoành Sơn quan - ảnh 4
Các bậc đá dẫn lên Hoành Sơn quan ở phía Bắc

Cùng thời điểm này, con đường “Thiên lý Bắc Nam” cũng được xây dựng giữa 2 mái núi Hà Tĩnh và Quảng Bình với mỗi bên mái núi có 1.000 bậc thang đá để khách bộ hành qua lại. Phần đất phía Quảng Bình (phía nam) thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh (phía bắc) thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh.

Theo sử sách ghi lại, tháng 3.1833, vua Minh Mạng thiết lập cửa ải trên dãy Hoành Sơn nhằm kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại với tên gọi “Hoành Sơn quan” hay còn gọi là Cổng Trời, thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Khách bộ hành dọc đường “Thiên lý Bắc Nam” phải qua con đường duy nhất vắt qua Hoành Sơn này.

Sách Đại Nam thực lục chép: “Năm Minh Mạng thứ 14, quan Binh bộ xin đặt cửa quan ở Hoành Sơn, vua nghe lời tâu mà đặt tên là Hoành Sơn… Sau đó, vì thấy bộ Công nhiều việc, bèn sai thự (quyền) Bố Chính, Quảng Bình là Trần Văn Tuân chuyên coi mọi việc, vời Phú (là thự thị lang bộ Công Đoàn Văn Phú) về. Một tháng làm xong, phái một suất đội và 20 người lính Quảng Bình đến đóng giữ, một tháng một lần thay phiên nhau”.

Trong chuyến công tác tại Quảng Trạch (tháng 2.2024), ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình đề nghị Sở VHTT và huyện Quảng Trạch phối hợp khôi phục hiện trạng tuyến đường thiên lý Bắc Nam nối từ Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh lên đỉnh Hoành Sơn để phục vụ tín ngưỡng của người dân, tạo nên điểm đến ấn tượng cho du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh ở khu vực phía Bắc Quảng Bình”. 

Viết về di tích Hoành Sơn quan, sách “Quảng Bình, thắng tích lục” đã ghi lại: Trên đèo có một cái luỹ cũ bằng đá của Lâm Ấp ngày xưa và một cái cửa bằng gạch xây từ năm Minh Mạng thứ 14 để làm chỗ sơn phòng. “Năm Minh Mạng thứ 14 (1833), xây ở trên đỉnh núi một cái cửa gọi là Hoành Sơn quan, hai bên cửa có tượng đá, một bên chạy vào núi, một bên chạy xuống biển. Ở đó đặt đồn lính canh phòng nghiêm ngặt.

Trong bài viết “Đèo Ngang gánh nặng hai vai”, sách Quảng Bình di tích và danh thắng đã viết: Hoành Sơn quan – cửa quan được xây dựng từ triều Minh Mạng với hai bức tường đá chạy theo hướng vô núi, xuống biển. Con đường ghép đá vượt qua “Hoành Sơn quan” từng in đậm dấu chân của biết bao danh nhân đất nước: Từ Lý Thường Kiệt, Lê Thánh Tông đến Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan.

Phát lộ đường ‘Thiên lý Bắc Nam” qua Hoành Sơn quan - ảnh 5
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình Vũ Đại Thắng và đoàn công tác kiểm tra di tích Hoành Sơn quan vào tháng 2.2024

Nhắc tới về con đường đá này, sách Đồng Khánh dư địa chí cũng có chép: “Một đường dịch lộ phía nam giáp cửa Hoành Sơn quan ở Quảng Bình”.

Ông Nguyễn Chí Thắng, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch cho biết, việc khôi phục hiện trạng con đường “Thiên lý Bắc Nam” nối từ Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh lên Hoành Sơn quan với hơn 1km và những bậc đá nguyên trạng sẽ giúp du khách có những trải nghiệm ấn tượng trong hành trình du lịch văn hóa, tâm linh ở khu vực bắc Quảng Bình…

Bên cạnh đó, dự kiến khu nhà của binh lính canh gác Hoành Sơn quan xưa cũng sẽ được phục dựng nhằm tạo không gian văn hóa xưa cho người dân, du khách tìm hiểu, trải nghiệm cha ông vượt Đèo Ngang như thế nào. Hoạt động tôn tạo này còn là cơ sở để đề nghị công nhận đoạn đường thiên lý qua đèo Ngang là di tích lịch sử. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/phat-lo-duong-thien-ly-bac-nam-qua-hoanh-son-quan-108160.html

Cùng chủ đề

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

Nợ thuế hơn 98 tỷ đồng, dự án Movenpick Central bị thu hồi đất

(Dân trí) - Tỉnh Quảng Bình đã ra thông báo thu hồi đất đối với dự án Movenpick Central vì nhà đầu tư là Công ty cổ phần Việt Group Central không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. UBND tỉnh Quảng Bình vừa thông báo thu hồi đất dự án Tổ hợp khách sạn và nhà ở kết hợp kinh doanh - shophouse (dự án Movenpick Central) tại phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới.Nguyên nhân thu...

Hạ hạnh kiểm, đình chỉ học 2 nam sinh đánh bạn nhập viện

(Dân trí) - Các học sinh có hành vi đánh bạn tại Quảng Bình đã bị đình chỉ học một tuần, xếp loại hạnh kiểm yếu trong học kỳ I, năm học 2024-2025. Ngày 16/12, lãnh đạo Trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, vừa có hình thức kỷ luật 2 học sinh đánh bạn nhập viện.Hội đồng kỷ luật nhà trường quyết định đình chỉ học một tuần đối với 2 nam sinh...

Sản phẩm OCOP góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình

Xác định vai trò quan trọng của sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Quảng Bình đang triển khai xây dựng, hoàn thiện và phấn đấu đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải có một sản phẩm OCOP được xếp hạng và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Cùng chuyên mục

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Mới nhất

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. ...

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn...

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của...

Mới nhất