Trang chủNewsDu lịchHai làng du lịch đẹp ngỡ ngàng dưới cột cờ Lũng Cú

Hai làng du lịch đẹp ngỡ ngàng dưới cột cờ Lũng Cú


Đón chúng tôi ở làng du lịch Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) là cô Vàng Thị Xuyến, chủ một homestay ngay đầu làng. Cô Xuyến người Lô Lô, 31 tuổi và sinh ra tại đây. Cô cùng chồng là Mai Văn Hiển, 41 tuổi, quản lý một nhà nghỉ 3 tầng, 15 phòng, kèm dịch vụ ăn uống.

Hai làng du lịch đẹp ngỡ ngàng dưới cột cờ Lũng Cú- Ảnh 1.

Bốn bạn trẻ từ TP.HCM trước một homestay ở Lô Lô Chải, họ gọi đây là view triệu đô với cột cờ Lũng Cú phía trước

“Chúng em vay ngân hàng, mua dần để có mảnh đất 1.000 m2 này. Nhà em bình thường vì đầu tư có hơn 2 tỉ, chứ trong làng có nhiều nhà trình tường, mái ngói âm dương đẹp lắm”, cô Xuyến nói trong lúc phục vụ đến 3 – 4 nhóm khách check-in cùng lúc. Homestay của Xuyến có giá 500.000 đồng một phòng, khách đến ùn ùn, khẳng định Lô Lô Chải nay đã trở thành một “hiện tượng” của du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Chiéo pa, yzá pa trở thành đặc sản

Lên Lũng Cú trước đây, có cán bộ biên phòng còn khuyên tôi không nên vào Lô Lô Chải bởi đường khó đi và khu vực này heo hút, gần biên giới. Từ đỉnh Lũng Cú nhìn về phía bắc, chỉ thấy Lô Lô Chải lô xô những ngôi nhà trình tường, lợp ngói âm dương và có rất nhiều hoa đào nở vào mùa xuân.

Theo cô Xuyến, người Lô Lô gọi nhà trình tường là chiéo pa, còn mái ngói âm dương là yzá pa. Cả hai đều là những “sản vật” không xa lạ ở miền núi phía bắc, đều được làm bằng đất một cách thô sơ, thủ công. Tuy nhiên, khi kinh tế khá lên, miền núi cũng tiến kịp miền xuôi với nhiều nhà kiên cố bằng bê tông được xây thì chiéo pa, yzá pa trở thành đặc sản, trong đó Lô Lô Chải nổi bật bởi cộng đồng dân cư ở đây biết giữ gìn nét văn hóa vùng cao, trong đó có kiến trúc.

Hai làng du lịch đẹp ngỡ ngàng dưới cột cờ Lũng Cú- Ảnh 2.

Một mái ngói âm dương – yzá pa – ở Lô Lô Chải

Trưởng thôn Lô Lô Chải, anh Sình Dỉ Gai, người làm du lịch đầu tiên của thôn từ cách đây khoảng 10 năm, đã kêu gọi đồng bào không phá nhà trình tường xây nhà gạch, không thay mái ngói âm dương thành mái tôn để giữ được cảnh quan, thu hút khách du lịch. Cô Xuyến cho biết điều này đã trở thành “hương ước” của thôn, được các gia đình cam kết.

Phó bí thư Đảng ủy xã Lũng Cú Tạ Quang Tiến, một cán bộ biên phòng biệt phái, thì phấn khởi nói: “Trước đây không ai nghĩ đến Lũng Cú lại có những cái view đẹp như thế này, nay thì đã có rồi. Đêm đến trong Lô Lô Chải lung linh lắm. Kiến trúc ấy, tiếng nói, trang phục ấy chính là OCOP của chúng tôi. Xóa đói giảm nghèo cũng từ ở đó”. Xưa khách lên Lũng Cú chỉ thăm cột cờ rồi về, nay họ có thể ngủ lại, mỗi năm có đến vài chục nghìn người lưu trú. Trước đây, rau quả, lợn gà của đồng bào nuôi trồng được phải mang đi nơi khác bán, nay thì một ngày du lịch có thể tiêu thụ đến hai ba con lợn, vài tạ rau.

“Được như thế là nhờ công lao của nhiều người. Bắt đầu là một bác Nhật Bản là Yasushi Ogura yêu văn hóa vùng cao và hỗ trợ người Lô Lô Chải làm du lịch, rồi đến những người tâm huyết như anh Sình Dỉ Gai, Bí thư Đảng ủy xã Chu Văn Hương hay Phó chủ tịch H.Đồng Văn Nguyễn Văn Chinh. Cá nhân tôi cũng trực tiếp vào làng vận động đồng bào di dời chuồng trại, giữ vệ sinh môi trường thì mới có khách”, ông Tiến nói thêm, và cho biết, tất cả đều thuận lợi, chỉ còn một khó khăn là vùng này mùa khô thường thiếu nước. 

Đặc biệt, Bí thư Chu Văn Hương tiết lộ chính kiến trúc, văn hóa ở Lô Lô Chải đã giúp bản này đạt được danh hiệu OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao. Ông Hương cũng cho biết Lũng Cú còn một làng du lịch nữa hứa hẹn cũng sẽ rất nổi tiếng, đó là Thèn Pả Village.

Hai làng du lịch đẹp ngỡ ngàng dưới cột cờ Lũng Cú- Ảnh 3.

Cô Hoàng Thị Lãnh, lễ tân Thèn Pả Village dẫn khách thăm làng

Biến chuồng bò thành phòng nghỉ du lịch

Thèn Pả Village, làng du lịch “5 sao” như lời ông Hương, nằm sát chân núi Rồng có cột cờ Lũng Cú với nhiều cây sa mộc thẳng tắp. Bên những lối đi ngăn nắp là các ngôi nhà trình tường, mái ngói âm dương nối nhau chạy quanh chân núi, ngước lên là cột cờ. Đúng như lời ông Hương nói vui: “Dân bản đã biến chuồng bò thành phòng nghỉ du lịch”, tôi chỉ thấy ở đây một chuồng bò khá sạch đẹp, như để tái hiện không gian sống truyền thống của người Mông, còn lại được dời ra xa, nhường chỗ cho phòng lưu trú.

Lễ tân của làng là cô gái người Dáy Hoàng Thị Lãnh 18 tuổi xinh đẹp và lễ phép. Lãnh dẫn tôi thăm các bungalow khá đẹp, nội thất xịn cạnh các ngôi nhà trình tường mái ngói âm dương treo biển homestay ghi tên gia chủ, phía trước trang trí bằng bí đỏ, ngô, gùi, nông cụ. Tất cả đều rất sạch sẽ. Có một khu nhà hàng, quán bar ở cuối làng.

Ông Vàng Chá Sỳ, 58 tuổi, một trong những người có nhà cho thuê phòng nghỉ, cho biết làng mới hoạt động được hơn 1 tháng. Nhà ông Sỳ có phòng cộng đồng với 6 chỗ ngủ và đã đón khách với giá 120.000 đồng mỗi người một ngày đêm. “Chỉ cần dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ là khách đến ở, nó khen đẹp. Mình không mất gì mà vẫn được tiền”, ông Sỳ vui vẻ nói.

Hai làng du lịch đẹp ngỡ ngàng dưới cột cờ Lũng Cú- Ảnh 4.

Homestay của ông Vàng Chá Sỳ trong bản Thèn Pả

Trong làng, tôi gặp Nguyễn Sỹ Đức, một thanh niên 28 tuổi người Bắc Ninh và yêu văn hóa vùng cao, là quản lý của làng. Đức cho biết dự án làng du lịch Thèn Pả được hỗ trợ bởi một doanh nhân dưới xuôi có tên là Vũ Gia Đại. Đây là một dự án đầu tư “mạo hiểm” khi ông Đại đầu tư vào cảnh quan chung và vận động cả làng làm du lịch, đồng thời trực tiếp xây dựng các bungalow trên đất của một số hộ và giao cho gia đình quản lý, sau đó ăn chia. Anh Đức, cô Lãnh là những người trực tiếp quản lý hoạt động cả làng, họ sẽ tổ chức tiếp thị, đón khách và điều tiết sao đó để các gia đình đều có quyền lợi một cách hài hòa.

Hơi tiếc là khi tôi đến Thèn Pả thì làng mới mở cửa đón khách nên chưa có nhiều thông tin về doanh thu, doanh số. Tuy nhiên, tôi tin lời ông Hương nói, khách muốn đông vui hãy vào Lô Lô Chải, còn muốn cao cấp và yên tĩnh hơn thì đến Thèn Pả. Làng du lịch này chắc chắn sẽ nổi tiếng và cũng đông khách trong một ngày gần đây.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Lũng Cú Chu Văn Hương, năm 2017, tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ và vận động các doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch ở Lũng Cú, Đảng bộ xã cũng có nghị quyết xác định du lịch là mũi nhọn. Nay chỉ riêng Lô Lô Chải đã có hơn 40 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch. 

Xã chưa thu thuế, phí của các hộ làm du lịch, nhưng đang xin ý kiến để có thể bán vé tham quan và làm một bãi giữ xe cho khách vào Lô Lô Chải. 

Riêng Thèn Pả, ông Hương cho rằng, làng này còn đẹp và làm du lịch chuyên nghiệp, tất nhiên cũng đắt hơn Lô Lô Chải, hứa hẹn sẽ là nơi sống chậm cho những người có điều kiện và cần sự yên tĩnh.



Source link

Cùng chủ đề

Độc đáo lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

Nghi lễ kết nối tâm linh giữa các thế hệ Lễ cúng tổ tiên là nghi lễ cổ truyền từ lâu đời của dân tộc Lô Lô, thường được tổ chức hằng năm vào ngày 14-7 âm lịch. Trong mỗi ngôi nhà của đồng bào Lô Lô, bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian giữa, là nơi trang trọng nhất trong nhà, thường ngang với xà nhà, phía trên bàn thờ là những hình nhân bằng gỗ được tượng...

Hà Giang ơi

Ca khúc “Hà Giang ơi” được Quách Beem sáng tác năm 2018, là ca khúc đầu tiên trong dự án âm nhạc phi lợi nhuận sáng tác 63 ca khúc về 63 tỉnh, thành phố của Quách Beem. MV “Hà Giang ơi” được thực hiện tại Hà Giang với những điểm du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pí Lèng, sông Nho Quế, cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn… Đây là một trong số các ca...

Người Lô Lô học cách làm du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 120km và cách trung tâm huyện Bảo Lạc khoảng hơn 10km, bản Khuổi Khon sắp bước vào vụ lúa chín. Những nếp nhà sàn đơn sơ xen giữa thửa ruộng bậc thang đang dần ngả vàng và những nương ngô xanh mướt, khiến cho bản Khuổi Khon rực lên như một bức tranh đa sắc. Mùa lúa chín là thời điểm thu hút du...

Lô Lô Chải – Làng bình yên nơi Cực Bắc

Đã từng tới nhiều địa danh tuyệt đẹp của đất nước, trong lần khám phá Cực Bắc của Việt Nam vừa qua, chúng tôi tới ngay làng Lô Lô Chải, một ngôi làng bình yên ở Hà Giang với vẻ đẹp hoang sơ như cổ tích.

Chợ phiên Mèo Vạc – Hà Giang

Mọi người thường bảo đùa nhau rằng, những phiên chợ luôn là một trong những ‘bảo tàng sống’ về đất và người nơi ấy. Và tất nhiên, Chợ phiên Mèo Vạc – một trong những phiên chợ lớn nhất nơi cao nguyên đá Đồng Văn cũng vậy. Chẳng biết từ bao giờ, phiên chợ này đã trở thành nơi người dân nơi biên giới cực bắc Tổ quốc mua bán, trao đổi hàng hóa và giao lưu, tâm tình,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 loại cảm lạnh không được chủ quan vì có thể tiến triển nặng

Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh khác nhau. Tất cả đều gây ra các triệu chứng giống nhau như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, nhức đầu nhẹ, sốt nhẹ... Trong đó, một số loại virus có thể gây ra...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Hóa thân thành cô nàng cá tính với mũ lưỡi trai

Chiếc mũ lưỡi trai không chỉ là một món đồ che nắng mà còn là một biểu tượng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Làng gốm Phù Lãng níu chân khách du lịch phương xa

Có dịp đến làng Phù Lãng (Bắc Ninh), du khách dễ dàng nhận ra các sản phẩm gốm truyền thống có mặt ở khắp nơi, như bình, chậu, chum dùng để trồng cây cảnh ngoài vườn hay để trồng đào, quất mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tương truyền nghề gốm ở đây đã hình thành và phát triển gần 800 năm. Du lịch và gốm Không dừng lại ở việc làm ra những sản phẩm gốm, người dân Phù Lãng đang...

Festival hoa Đà Lạt 2024 kỳ vọng thu hút 2 triệu lượt khách du lịch

Festival hoa Đà Lạt 2024 hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế, diễn ra trong vòng 1 tháng từ 5/12 - 31/12 kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Lâm Đồng thu hút 2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu lên đến 3.600 tỷ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Italy giới hạn chỉ 20.000 người được tham quan khu di tích Pompeii mỗi ngày

Thông báo giới hạn số lượng khách tham quan mỗi ngày được đưa ra sau khi lượng du khách tới đây tăng đột biến, với đỉnh điểm hơn 36.000 lượt khách vào một ngày Chủ nhật miễn phí vé vào cửa. Khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy, đã quyết định sẽ giới hạn số lượng khách...

Nha Trang có tuyến buýt điện đưa du khách khám phá thành phố biển

(Tổ Quốc) - Nha Trang có tuyến buýt điện kết nối những điểm du lịch của thành phố, thúc đẩy du lịch xanh, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách. ...

Đà Nẵng quảng bá, giới thiệu du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc)

(Tổ Quốc) - Ngành du lịch Đà Nẵng đã quảng bá đến các đối tác, đại lý du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc) về du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hoá, ẩm thực, mua sắm, du lịch MICE, golf, du lịch cưới và các lễ...

Hà Nội hỗ trợ Quảng Nam phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Kinhtedothi- Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 8/11, Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTT&DL Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn giữa 2 tỉnh thành. Theo Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam Văn Bá Sơn, du lịch nông thôn, nông nghiệp tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ những năm 2009. Hiện Quảng Nam có 126 điểm tài...

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

(Tổ Quốc) - Chiều 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc tổ chức Chương trình giới thiệu Văn hoá và Du lịch Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình. ...

Mới nhất

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục...

Hãi hùng cảnh người dân liều ‘cắt’ đầu ô tô, lao qua dòng xe để xuống hầm chui Thanh Xuân

TPO - Để tiết kiệm thời gian khi đi xuống hầm chui Thanh Xuân từ đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều người dân bất chấp nguy hiểm, liều mình băng qua dòng xe đông đúc đang lưu thông với tốc độ cao.  09/11/2024 | 14:26 ...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức khai mạc.Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra...

Không ảnh hưởng đến doanh nghiệp

(NLĐO) - Bảng giá đất mới thực tế không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhất là khối sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp bất động sản… ...

Mới nhất