Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang triển khai phục dựng, phát triển các trò chơi dân gian của đồng bào DTTS. Điều này góp phần không nhỏ để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc trong nhịp sống hiện đại, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong Nhân dân.Bà Chamaléa Thị Lánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ từ huyện đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh thực hiện Dự án 8 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên và người dân về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!Ngày 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 – 2030.Tháng 10/2024, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân 27 tỉnh phía Bắc.Trong những năm gần đây, việc sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết được tỉnh Quảng Trị triển khai bài bản, đúng tiến độ. Song điều trăn trở, vướng mắc nhất hiện nay, là sinh kế cho người dân sau tái định cư để ổn định cuộc sống lâu dài. Có như vậy người dân mới thực sự “an cư”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về “Rẻo cao hạnh phúc”. Đánh thức tiềm năng Phja Oắc – Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bổ sung thêm bữa phụ là điều mà rất nhiều bệnh nhân tiểu đường thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kiểm soát các loại thực phẩm trong chế độ ăn bữa phụ của mình. Vậy người bệnh đái tháo đường ăn gì cho bữa ăn phụt để không bị tăng đường huyết?Xác định là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) một cách toàn diện, hiệu quả. Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở các cấp, các ngành mà đang ngày càng lan tỏa rộng rãi tới từng bản, làng, thôn, xóm, từ miền núi cao đến hải đảo xa xôi, từng bước giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị.Tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa, Người có uy tín đang tiếp tục thể hiện vai trò là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích đồng bào chấp hành tốt các chính sách, pháp luật, đoàn kết xây dựng quê hương. Được chính quyền ghi nhận và quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách, Nhân dân tôn trọng lắng nghe ý kiến, những Người có uy tín càng thể hiện vai trò “cánh chim đầu đàn” trong xây dựng và phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường tổ chức Họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất, năm 2024. Ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường chủ trì buổi Họp báo.Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn vùng đồng bào DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nhiều giải pháp.
Ai lên cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ngang con dốc Thẩm Mã sẽ thấy ngã ba đường với một nẻo ngược lên Phố Cáo, hướng kia xuôi về Vần Chải, đường rẽ nhỏ còn lại để đi về Lũng Thầu. Ngày tôi về Lũng Thầu, Phó Chủ tịch xã Ly Mí Lừ tâm sự, Lũng Thầu nằm khuất hẳn sau những dãy núi chót vót mây trời, đường giao thông về đây cũng là đường cụt, nên lâu lắm rồi mới lại có một khách miền xuôi tìm về thăm. Nhân chuyến công tác, anh ngỏ lời mời tôi lên với Điểm trường mầm non Cá Lủng, thuộc Trường mầm non Lũng Thầu. Sắp đến 20/11 nên cô trò trên ấy đang tập múa, tập hát, chắc sẽ vui lắm!
Trường của em be bé… Nằm ở giữa rừng cây
Điểm trường Cá Lủng nằm nép mình trên con dốc, xung quanh bát ngát mây trời, nhìn đâu cũng thấy một màu xanh thẫm của cây rừng và đá núi. Năm học 2024-2025, Điểm trường có hai lớp, với tổng số 52 em học sinh từ 3-5 tuổi. Phụ trách, hai lớp học ấy là cô giáo Hoàng Thị Linh (sinh năm 1994) và cô giáo Sùng Thị Chở (sinh năm 1996).
Lớp học lắp ghép của cô trò được được bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2019. Diện tích đất của điểm trường chật hẹp nên đành chia hai lớp bằng vách ngăn tạm thời, bếp ăn của lũ trẻ nhỏ cũng vì thế mà chưa bố trí được quỹ đất để xây dựng. Mỗi buổi sáng cơm canh của các em học sinh sẽ được nấu tại trường chính rồi đưa vào đây bằng xe ba bánh. Đợi các con ăn xong phụ bếp của nhà trường lại kéo xe mang số bát đũa ấy ra ngoài.
Năm thứ 2 gắn bó với các em học sinh ở Cá Lủng, hai cô giáo trẻ tâm sự, hằng ngày thấy học sinh phải tự vạch lá leo núi tới lớp, các cô giáo vừa ngóng, vừa sốt ruột như lửa đốt trong lòng và chỉ thở phào khi lớp đã đủ sĩ số.
Mùa khô đến, nước nguồn dần cạn mọi sinh hoạt của cô trò đều trông vào bể trữ nước mưa đã cũ phía sau nhà. Một ngày mấy bận, hai cô giáo lại bước lên hòn đá làm chân kê, cố đu người đẩy nắp bê tông nặng trịch, xách vài xô nước để cho lũ trẻ rửa mặt và làm sạch bàn chân con con đã ken đặc bùn đất trên đường đi đến lớp. Nước trong bể chỉ dám dùng để rửa chân tay cho các con. Còn nước uống đã có máy lọc nước riêng, nhưng cũng phải dùng tiết kiệm.
Khó khăn là vậy nhưng hai cô giáo vẫn đều đặn lên lớp mỗi ngày. Lũ trẻ con vùng cao hai má đỏ hây hây như quả táo chín rất chịu khó đi học, tiếng đánh vần khi thì líu ríu sân trường yên ả, lúc lại vang vọng giữa mênh mang núi rừng. Để rồi, chiều chiều hết giờ lên lớp, các cô lại ra phía cổng nhìn theo mấy cái dáng nhỏ tí xíu, dắt díu nhau khuất hẳn dưới chân đồi rồi mới tất tả vượt mấy triền núi, tụt vài con dốc để về nhà lúc trời đã tối đen như mực.
Cô giáo em tre trẻ… Dậy em hát rất hay
Điểm trường mầm non Cá Lủng dùng chung sân chơi với hai lớp tiểu học. Phần đa các em học sinh lứa tuổi mầm non đều có các anh chị đang học ở đó. Tới giờ tan trường, các chị, các anh một tay xách cặp lồng cơm, tay kia dắt em nhỏ theo đường mòn cũ để về nhà.
Trong lớp học có em Lù Thị Chai. Năm nay Chai 5 tuổi, đã lên lớp lá, nhưng chỉ bé bằng các em đang học lớp mầm! Nhà Chai ở sau lưng quả núi, đứng từ sân Điểm trường cũng thấy con đường mòn bé tí ti dẫn về nhà Chai. Núi thì to mà bàn chân Chai thì nhỏ, buổi sáng khi sương đêm còn ướt đẫm lá cây, Chai đã mon men theo con đường ngoằn nghoèo ấy mà tới trường, kiểu gì cũng tới được lớp khi… mặt trời đã đậu trên đỉnh núi! Bố mẹ chẳng đưa em đi được đâu vì còn phải đi làm nuôi 5 chị em Chai đi học. Chai cũng không bỏ lớp bao giờ, vì đến trường là sẽ được ăn cơm ngon, nếu ở nhà có khi cả ngày chỉ ăn mèn mén với canh cải.
Mỗi giờ ra chơi, Chai tập tễnh bước thấp bước cao ra khoảnh sân con con nhìn các bạn nô đùa rồi tự hỏi, sao đôi bàn tay của Chai, đôi bàn chân của Chai lại không giống các bạn? Từ khi sinh ra em đã khuyết tật tứ chi nên mỗi lần Chai thắc mắc, cô giáo Chở, cô giáo Linh cũng chỉ biết ôm Chai vào lòng, vuốt ve mái tóc đã vàng hoe vì cháy nắng của Chai rồi bảo: Thương Chai lắm, thương Chai lắm!
Cô Linh bảo: Hôm nay, lớp tiểu học được nghỉ. Nếu để các cháu tự về chúng em không đành lòng. Đường xa vời vợi… em lo lắm. Nên những buổi học như này chúng em thường đợi phụ huynh từng cháu tới đón con về anh ạ!
Để học sinh không khóc vì nhớ nhà, cô giáo đỡ sốt ruột vì trời đang dần tối, cả lớp cùng nhau ra sân tíu tít trò chơi con trẻ. Tiếng cô giáo ấm áp, trong trẻo, tiếng trẻ con bi bô đọc theo rộn ràng khắp mấy thung sâu: Trò chơi hôm nay của chúng ta có tên là gieo mầm. Các bạn đọc theo cô nào, gieo hạt, hạt nảy mầm, một lá, hai lá, một nụ, hai nụ, một hoa, hai hoa…
Ngắm nhìn cô trò múa hát, tôi chợt nghĩ rằng, những ngày này, trên khắp các đỉnh non cao của Hà Giang đang hồng rực lên một màu hoa tam giác mạch, nhưng đó chắc chắn chưa phải là loài hoa đẹp nhất. Loài hoa đẹp nhất của cao nguyên đá vẫn đang được những người như cô giáo Linh, cô giáo Chở ươm mầm!
Nguồn: https://baodantoc.vn/loi-ca-tren-dinh-non-ngan-1731556049931.htm